Xây dựng nguồn nhân lực có nghĩa là nâng cao năng lực cho cộng đồng
thông qua giáo dục, đào tạo và xây dựng tổ chức. Giáo dục bảo tồn hay giáo dục môi trường là phần quyết định của xây dựng nguồn nhân lực. Nó góp phần nâng
cao hiểu biết chung về những khía cạnh phức tạp và có liên quan với nhau của việc quản lý tài nguyên ven biển. Bằng cách nhấn mạnh những vấn đề mà địa phương đang gặp phải, giáo dục môi trường có thể nâng cao được nhận thức và
Đánh giá về nhận thức của ngưòi dân về khu bảo tồn biển bằng các hình thức khác nhau cho thấy sử dụng các hình thức thông tin đại chúng, sinh hoạt
cộng đồng, tuyên truyền ngưòi dân dễ tiếp cận được thông tin hơn:
Bảng 4.2. Đánh giá về nhận thức của người dân qua các hình thức
Hình thức Số ngưòi trả lời Tỷ lệ(%)
Thông tin đại chúng 171 83.4
Sinh hoạt cộng đồng 159 77.5
Tuyên truyền 151 73.6
Tham quan 76 37.0
Trực tiếp tham gia 57 27.8
Báo chí 54 26.3
Khác 7 3.40
Về nhận thức của người dân về KBTB Rạn Trào: Kết quả khảo sát 206 hộ
tại các thôn khác nhau cho thấy có 83.4% số người được hỏi, người ta biết về
KBTB bằng phương tiện thông tin đại chúng, 77.5% thông qua hình thức sinh
hoạt cộng đồng và bằng hình thức tuyên truyền 73.6%, bằng các hoạt động tham quan đạt 37%, những người trực tiếp tham gia 27.8%, các phương tiện thông tin
báo chí 26.3%, bằng các hình thức khác 3.4%.
Kết quả điều tra 206 người có tới 99% số người đều cho rằng cần tiếp tục
duy trì các hoạt động của khu bảo tồn, chỉ có 1% cho rằng không nên tiếp tục các
hoạt động của khu bảo tồn, phần lớn số người này là những người nghèo chuyên khai thác trộm và vi phạm các quy chế của khu bảo tồn.
Khi hỏi lý do tại sao nên tiếp tục duy trì khu bảo tồn hầu hết đều cho rằng
vô hạn, việc thiết lập khu bảo tồn khẳng định nguồn lợi tăng lên một cách đáng
kể, phần lớn các hộ nuôi trồng thuỷ sản cho rằng số lượng tôm giống, cá giống tự nhiên tăng lên rất nhiều.
Qua kết quả khảo sát 206 hộ tại các thôn khác nhau về xây dựng và thực
hiện các quy định của KBTB có 75.24% người có biết về quy định của KBT,
24.76% không biết gì về quy định KBT.
Tuy nhiên, khi được hỏi rằng đó là những quy định gì thì nhiều người tỏ ra lúng túng và không nói được các quy định cụ thể của KBT. Điều này cho thấy
rằng dự án đã có những nỗ lực to lớn trong các hoạt động tuyên truyền, nhưng
việc cải thiện các phương thức và nội dung tuyên truyền về các quy định của
KBTB là hết sức cần thiết.
Để đánh giá sự hưởng ứng của người dân về kế hoạch thực hiện, tham gia
xây dựng nên các quy chế của khu bảo tồn cho thấy cộng đồng ngư dân hưởng
tích cực tham gia vào các hoạt động của khu bảo tồn, số người biết quy chế của
KBT là rất cao điều đó thể hiện người dân rất quan tâm tới các hoạt động của
KBT.
Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về hiểu biết các quy chế KBT
Các công việc Số người trả lời Tỷ lệ (%)
Biết quy chế 155 75.24 Soạn thảo quy chế 8 3.88 Duyệt quy chế 3 1.46 Góp ý, thảo luận 75 36.41 Tuyên truyền 118 57.28 Tổ chức thực hiện 84 40.78
Tham gia giám sát 25 12.14
Về hiện trạng đánh bắt huỷ diệt, 100% số người được hỏi cho rằng hình thức đánh bắt huỷ diệt không còn diễn ra như trước khi chưa có KBT, hầu hết đều cho rằng hiện tượng đánh bắt huỷ diệt dẫn đến sự suy giảm mạnh nguồn lợi
ven bờ.
Qua điều tra 206 hộ về các hình thức thường vi phạm trong khu bảo tồn người dân cho biết có 76.69% đánh lưới, hình thức lặn 68.93%, câu 34.95%,
12.13% các hình thức khai thác khác. Bảng 4.4. Đánh giá các hình thức vi phạm trong KBT Các hình thức vi phạm Số người trả lời Tỷ lệ (%) Đánh lưới 158 76.69 Lặn 142 68.93 Câu 72 34.95 Các nghề khác 25 12.13
Các số liệu ở trên cho thấy rằng mặc dù đã có những quy chế cụ thể về
khu bảo tồn nhưng các hình thức khai thác trái phép vẫn còn diễn ra, phần lớn
những người vi phạm quy chế khu bảo tồn là những hộ sống tại các vùng lân cận
của thôn Xuân Tự.
Điều tra về ý thức của người dân khi phát hiện người vi phạm trong khu
bảo tồn cho thấy 70.38% báo cho nhóm hạt nhân, 68.93% nhắc nhở ngưòi vi phạm, 34.95% báo cho cơ quan chức năng, 0.97% không có biện pháp gì.
Các số liệu cho thấy người dân ý thức bảo vệ nguồn lợi của người dân lên rất nhiều, phần lớn người dân ở đây thấy được trách nhiệm cần phải bảo vệ
nguồn lợi tại khu bảo tồn.
Bảng 4.5. Đánh giá ý thức của người dân khi phát hiện vi phạm KBT
Các biện pháp Số người trả lời Tỷ lệ (%) Báo cho cơ quan chức năng 72 34.95
Nhắc nhở 142 68.93
Báo nhóm hạt nhân 145 70.38
Không làm gì 2 0.97
Kết quả điều tra khảo sát về mức độ vi phạm trong khu bảo tồn, căn cứ
theo số liệu cho thấy 46% số người cho rằng mức độ vi phạm tăng lên, 33% cho rằng mức độ vi phạm giảm, 13% mức độ vi phạm không đổi. Thực tế cho thấy
mức độ vi phạm trong khu bảo tồn có tăng do trong thời gian qua do khu bảo tồn được bảo vệ nguồn lợi tăng lên đáng kể, mật độ cá rạn tăng lên phát tán ra ngoài nhiều nên không tránh khỏi nhiều ngư dân lén lút khai thác trộm.
Bảng 4.6. Đánh giá mức độ vi phạm trong KBT
Mức độ vi phạm KBT Số người trả lời Tỷ lệ (%)
Mức độ vi phạm tăng lên 95 46
Mức độ vi phạm giảm đi 68 33
Mức độ vi phạm không thay đổi 27 13
Không biết 16 8
Căn cứ theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy 37% cho rằng những người vi phạm khu bảo tồn là những người dân ở ngoài xã, 32% người vi phạm
Bảng 4.7: Đối tượng vi phạm trong vùng hay ngoài vùng dự án
Số người trả lời Tỷ lệ (%)
Trong xã 66 32
Ngoài xã 77 37
Cả trong và ngoài xã 63 31