Lịch sử phát triển thôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 38 - 40)

Thôn Xuân Tự có một lịch sử phát triển từ rất lâu, từ trước năm 1900 lúc đó chỉ có một vài hộ dân đến khai hoang. Qua việc sử dụng PRA cho thấy, cho đến cách đây 20 năm, nông nghiệp vẫn là nghề chính của thôn, lúc đó nguồn lợi

biển còn rất dồi dào, ngưòi dân chỉ cần sử dụng các phương tiện rất thô sơ cũng

có thể đánh bắt được các loài hải sản.

Từ sau năm 1980, áp lực về sự gia tăng dân số đã làm cho nhiều người dân ở đây chuyển dần sang sống bằng nghề thuỷ sản. Cũng từ năm 1980 trở đi, do tác động của kinh tế thị trường và thương mại cá rạn, các phương pháp đánh bắt huỷ

diệt xuất hiện ngày càng nhiều ở Xuân tự, người dân sử dụng chất nổ, chất độc, lưới có mắt nhỏ, sử dụng điện để khai thác làm cho nguồn lợi hải sản bị giảm sút

nhanh chóng, nhiều loài quí hiếm đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Hải sâm, bào ngư, tôm hùm, cá mú.

Nghề nuôi tôm hùm lồng xuất hiện ở Xuân Tự vào những năm 1990 –

chính vì vậy, chỉ trong vòng một vài năm, nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển

rất mạnh và trở thành một nghề chính của dân trong thôn. Có thể nói nghề nuôi

trồng hải sản đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của thôn, nâng cao mức sống

của người dân.

Hiện nay bên cạnh nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt, người dân Xuân Tự còn

đang phải đối mặt với một thực tế là mật độ lồng nuôi tôm quá cao, cộng với ý

thức bảo vệ môi trường biển kém đã làm cho năng suất nuôi tôm hùm kém đi rất

nhiều so với trước.

Trước đây, khi chưa có nghề nuôi biển, Xuân Tự là một thôn nghèo của xã Vạn Hưng. Nghề nuôi tôm hùm và tôm sú phát triển đã làm thay đổi bộ mặt kinh

tế xã hội của thôn, Xuân Tự từ một thôn nghèo trở thành thôn giàu nhất xã.

Thôn có hệ thống đường xá, cầu cống tương đối tốt, nhiều công trình công cộng của xã nằm trong địa phận thôn như trường học, trạm y tế, UBNN xã...Giao

thông đi lại thuận tiện bằng hệ thống đường giao thông nhỏ nội bộ và khoảng 8 km đường ô tô, 100% dân số đã được dùng điện lưới quốc gia.

Nằm trong địa phận của thôn có 3 xưởng đóng tàu thuyền loại nhỏ hiện đang hoạt động. Các xưởng này chỉ sửa chữa hoặc đóng những tàu nhỏ.

Bờ biển thôn là một bến cá dân sinh nhỏ phục vụ cho việc trao đổi, buôn

bán các sản phẩm hải sản đánh bắt được. Hầu hết các tàu đánh cá ở xã Vạn Hưng đều về bến cá này để bán các sản phẩm đánh bắt được. Gần bờ biển còn một chợ

cá họp vào buổi sáng sớm, chuyên phục vụ cho việc mua bán thức ăn nuôi tôm

hùm. Ngoài các sản phẩm đánh bắt trong ngày ở địa phương, thường xuyên có 2-3 xe tải chở các loại sò, ốc từ Phan thiết đến để làm thức ăn cho tôm hùm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)