NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 31 - 107)

- Điều tra khảo sát tình hình thực tế và các kết quả của Dự án.

- Phân tích đánh giá các kết quả thực hiện của Dự án.

- Cho ý kiến đề xuất để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả của mô hình.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp tư liệu

- Các tài liệu chuyên môn về quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, về đồng quản lý và phát triển nghề cá thế giới.

- Các tài liệu về văn bản pháp luật nói chung, các nghị định của chính

phủ và các tài liệu kinh tế, xã hội, quản lý...

- Các tài liệu liên quan tới Dự án.

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

- Sử dụng cả phương pháp phỏng vấn cá nhân lẫn phương pháp hội đồng, thông qua các cuộc hội thảo khoa học, qua tranh luận nhiều

chuyên gia các lĩnh vực khác nhau để chọn lọc những ý tưởng tốt nhất

cho từng vấn đề.

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn hồi cố

- Phương pháp lịch sử nhằm mục đích hiểu rõ hơn phương thức quản lý trước đây qua những người còn sống thực: Các bô lão ngư dân, các vị

chức sắc trước đây trong làng, xã.

2.3.4. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

- Phương pháp này sử dụng để thu thập số liệu điều tra ngoài các số liệu

chính thức từ chính quyền, bằng cách sử dụng nhóm điều tra qua việc

phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn gia đình, phỏng vấn nhóm ngư dân và

một số kỹ năng điều tra khác.

2.3.5. Phương pháp phân tích khuôn khổ Logic

- Sử dụng để xây dựng, thiết lập kế hoạch đề tài, dự án một cách có tổ

chức, tuần tự tiến trình hợp lý, phân bổ nguồn lực cũng như xây dựng

hệ thống mục tiêu, các dữ liệu để đánh giá kết quả...

2.3.6. Phương pháp thống kê

- Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để phân tích các số liệu đầu vào nhằm sử dụng với các mục đích khác nhau.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN NGHỀ CÁ VẠN NINH

3.1.1. Đặc điểm về nguồn lợi

Vùng biển Vịnh Văn Phong có tính đa dạng sinh học cao và có các hệ sinh

thái quan trọng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, …là nơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh sống của nhiều loài sinh vật biển.

Rạn san hô:

Trong những năm gần đây một số rạn san hô trong vùng Vịnh Văn phong

bị suy thoái mạnh do khai thác thuỷ sản bằng chất nổ, Xyanua và tàu thuyền neo đậu, do thay đổi chất lượng nước, trầm tích và chất thải từ các vùng nuôi tôm lân cận. Thành phần chủ yếu rạn san hô là các giống Porites, Diploartrea có kích thước từ 10cm đến trên 1m. Độ phủ trung bình của san hô toàn vùng khoảng 10- 20%, cao nhât là rạn trào khoảng 20-40%. San hô cứng chiếm ưu thế ở độ sâu

4.5m trong khu vực rạn trào, đạt giá trị 60-63% độ phủ mặt cắt, San hô mềm có

mặt hầu hết ở các mặt cắt và cho giá trị đọ phủ trung bình trên 10%.

Sinh vật đáy

Theo các nghiên cứu trước đây thành phần loài sinh vật đáy ở Vịnh Văn

Phong - Bến Gỏi khá phong phú, đã phát hiện 630 loại trong đó động vật thân

mềm có 212 loài, giun nhiều tơ có 175 loài, giáp xác có 136 loài và da gai có 107

loài.

Cá rạn san hô

Mật độ trung bình tại rạn trào 0,8 cá thể /m2 và rạn tướng 0,4 cá thể /m2

với kích thước cá rất nhỏ khoảng 5 – 15 cm. Thành phần chủ yếu là họ cá thia

lượng không đáng kể. Các loại cá có giá trị thương mại cao như cá mú, cá hồng,

cá kẽm ngư dân cho biết trước đây rất nhiều nhưng nay còn rất ít, không đáng kể.

Cỏ Biển

Trong vùng Vịnh Văn Phong đã xác định được 7 loài cỏ biển: Enhalus

acoro, Thalassia hermpichii, Halophila ovalis, Halophila minor, Haloduleuniner, Ruppia maritime, Cymodocea rotundata. Các loài cỏ biển chỉ chiếm một diện

tích nhỏ khoảng 30 ha trong vịnh, nhưng đây là nơi cư trú quan trọng của nhiều loài động vật. Môi trường sống có cỏ biển là nơi kiếm ăn và sinh sản quan trọng đối với nhiều loài động vật khi còn bé, kể cả các loài có giá trị cao.

3.1.2. Lao động nghề cá

Do việc khai thác quá mức ở vùng ven bờ nguồn lợi bị cạn kiệt sản lượng

khai thác giảm thu nhập của người dân thấp, lực lượng lao động nghề cá không

có trình độ chuyên môn cao, Năm 2000 lao động nghề cá ở Vạn Ninh có khoảng

11.550 người.

Bảng 3.1: Lao động nghề biển năm 2000 của Vạn Ninh

Xã Hộ Nhân khẩu Lao động Số lượng tàu

Đại Lãnh 1291 7287 3297 175 Vạn Thọ 236 1416 354 44 Vạn Phước 123 706 353 30 Vạn Long 361 1440 720 49 Vạn Khánh 125 568 278 - Vạn Thắng 317 1902 951 164 Vạn Giã 168 1176 495 158 Vạn Lương 611 3503 1921 113 Vạn Hưng 232 1162 580 25 Vạn Thạnh 651 3640 1601 166 Cộng 4115 22800 11550 924

3.1.3. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

3.1.3.1. Nghề khai thác thuỷ sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phương tiện khai thác tại Vạn Ninh chủ yếu là tầu có công suất nhỏ

hoạt động trong vùng Vịnh Văn Phong,. Một số tàu có công suất lớn thường hoạt động tại các tỉnh lân cận những tàu này chủ yếu làm nghề Câu, lưới rê, Lưới kéo

và nghề Vây rút. Theo số liệu của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác của vạn ninh trong các năm cho trong

bảng sau:

Bảng 3.2 Tàu thuyền và sản lượng khai thác

Năm Tàu thuyền(chiếc) Sản lượng (Tấn)

1995 638 6500 1996 834 6400 1997 850 5115 1998 914 5102 1999 917 5000 2000 924 4700 2001 823 4500 2002 762 4600 2003 724 4690 2004 719 4700

( Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Vạn Ninh)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số tàu Sản lượng

Qua hình 3.1 trên ta thấy những năm cuối của thập niên 90 số lượng tàu thuyển khai thác của Vạn Ninh nhiều, tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền lại giảm. Căn cứ vào sản lượng khai thác trong những năm gần đây đã giảm nhiều so với các năm trước điều đó chứng tỏ nguồn lợi tại huyện

Vạn Ninh đã bị cạn kiệt do khai thác quá mức.

3.1.3.2. Nghề nuôi trồng thuỷ sản

Điều kiện tự nhiên của Vạn Ninh rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ

sản, các đối tượng nuôi chính ở đây là nuôi tôm sú và tôm hùm lồng, nghề nuôi

tôm hùm ở đây phát triển rất sớm so với các địa phương khác. Kỹ thuật nuôi chủ

yếu do kinh nghiệm của địa phương. Các hộ ngư dân ở đây bằng nguồn vốn tự

có cùng với vốn vay của ngân hàng đã đầu tư, cải tạo các đầm nuôi và lồng bè. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu kiến thức và kỹ thuật nuôi nên hiện tượng nuôi

trồng không theo quy hoạch nên ảnh hưởng rất nhiều tới hệ sinh thái môi trường

biển.

Bảng 3.3 Thống kê sản lượng nuôi trồng thuỷ sản các năm

Năm Sản lượng (Tấn) 2000 1320 2001 1500 2002 1625 2003 1800 2004 2200

0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2001 2002 2003 2004 Sản lượng (Tấn)

(Hình 3.2. Biểu đồ phân bố sản lượng nuôi trồng thuỷ sản qua các năm ) Căn cứ vào hình 3.2 trên cho thấy trong những năm gần đây nghề nuôi

trồng thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh tại Vạn Ninh, tuy nhiên việc

phát triển nghề đặt ra nhiều thách thức lớn đối với cộng đồng dân cư là môi trường biển bị suy thoái, hiện tượng tôm bị bệnh phát triển nhiều tại những vùng có mật độ nuôi nhiều.

3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN MÔ HÌNH

Sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ một cách nhanh chóng trong khoảng 10 năm (giảm 10 lần theo kết quả điều tra có sự tham gia của người dân – PRA; thực hiện tháng 11 năm 2000 tại xã Vạn Hưng) trở lại đây, tại vùng dự án xã Vạn Hưng, làm dân chài địa phương và những người làm công tác quản lý rất lo ngại. để ngăn chặn đà suy giảm này, các rạn đá và các rạn san hô cần phải được quản

lý một cách bền vững, nhằm chống lại thực trạng khai thác mang tính huỷ diệt và từng bước khôi phục lại năng suất sinh học cao của hệ sinh thái này.

3.2.1. Số liệu chung

Thôn Xuân Tự nằm ở phía Bắc xã Vạn Hưng, trên đường Quốc lộ 1A. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thôn có tổng diện tích đất tự nhiên là 370 ha và dân số 4.161 người, trong đó có

2046 nam và 2115 nữ. Địa phận thôn được đường quốc lộ 1A chia ra thành 2 phần: Phía Đông là phần giáp biển của thôn có chiều dài bờ biển khoảng 4 km, là

nơi tập trung chủ yếu dân cư và là nơi có mật độ dân cư cao nhất xã Vạn Hưng.

Nằm sát bờ biển của thôn có rất nhiều rạn san hô như rạn Tướng, rạn Dài, rạn Sụn..., những rạn san hô này có tác dụng rất lớn trong việc chắn sóng biển và tạo ra sự đa dạng sinh học cho vùng biển thôn. Phía tây là diện tích đất nông

nghiệp và đất rừng, dân cư sống thưa thớt.

3.2.2. Lịch sử phát triển thôn

Thôn Xuân Tự có một lịch sử phát triển từ rất lâu, từ trước năm 1900 lúc đó chỉ có một vài hộ dân đến khai hoang. Qua việc sử dụng PRA cho thấy, cho đến cách đây 20 năm, nông nghiệp vẫn là nghề chính của thôn, lúc đó nguồn lợi

biển còn rất dồi dào, ngưòi dân chỉ cần sử dụng các phương tiện rất thô sơ cũng

có thể đánh bắt được các loài hải sản.

Từ sau năm 1980, áp lực về sự gia tăng dân số đã làm cho nhiều người dân ở đây chuyển dần sang sống bằng nghề thuỷ sản. Cũng từ năm 1980 trở đi, do tác động của kinh tế thị trường và thương mại cá rạn, các phương pháp đánh bắt huỷ

diệt xuất hiện ngày càng nhiều ở Xuân tự, người dân sử dụng chất nổ, chất độc, lưới có mắt nhỏ, sử dụng điện để khai thác làm cho nguồn lợi hải sản bị giảm sút

nhanh chóng, nhiều loài quí hiếm đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Hải sâm, bào ngư, tôm hùm, cá mú.

Nghề nuôi tôm hùm lồng xuất hiện ở Xuân Tự vào những năm 1990 –

chính vì vậy, chỉ trong vòng một vài năm, nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển

rất mạnh và trở thành một nghề chính của dân trong thôn. Có thể nói nghề nuôi

trồng hải sản đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của thôn, nâng cao mức sống

của người dân.

Hiện nay bên cạnh nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt, người dân Xuân Tự còn

đang phải đối mặt với một thực tế là mật độ lồng nuôi tôm quá cao, cộng với ý

thức bảo vệ môi trường biển kém đã làm cho năng suất nuôi tôm hùm kém đi rất

nhiều so với trước.

Trước đây, khi chưa có nghề nuôi biển, Xuân Tự là một thôn nghèo của xã Vạn Hưng. Nghề nuôi tôm hùm và tôm sú phát triển đã làm thay đổi bộ mặt kinh

tế xã hội của thôn, Xuân Tự từ một thôn nghèo trở thành thôn giàu nhất xã.

Thôn có hệ thống đường xá, cầu cống tương đối tốt, nhiều công trình công cộng của xã nằm trong địa phận thôn như trường học, trạm y tế, UBNN xã...Giao

thông đi lại thuận tiện bằng hệ thống đường giao thông nhỏ nội bộ và khoảng 8 km đường ô tô, 100% dân số đã được dùng điện lưới quốc gia.

Nằm trong địa phận của thôn có 3 xưởng đóng tàu thuyền loại nhỏ hiện đang hoạt động. Các xưởng này chỉ sửa chữa hoặc đóng những tàu nhỏ.

Bờ biển thôn là một bến cá dân sinh nhỏ phục vụ cho việc trao đổi, buôn

bán các sản phẩm hải sản đánh bắt được. Hầu hết các tàu đánh cá ở xã Vạn Hưng đều về bến cá này để bán các sản phẩm đánh bắt được. Gần bờ biển còn một chợ

cá họp vào buổi sáng sớm, chuyên phục vụ cho việc mua bán thức ăn nuôi tôm

hùm. Ngoài các sản phẩm đánh bắt trong ngày ở địa phương, thường xuyên có 2-3 xe tải chở các loại sò, ốc từ Phan thiết đến để làm thức ăn cho tôm hùm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3 Kinh tế hộ gia đình

Đời sống kinh tế của người dân được cải thiện rất nhiều trong thời gian

gần đây, chủ yếu là do nghề nuôi tôm hùm lồng. Hơn 600 hộ trong thôn đã có nhà ngói và nhà mái bằng, chiếm 74% tổng số hộ, còn lại là nhà làm bằng tre, gỗ

và các vật kiệu khác. Bằng công cụ phân loại hộ gia đình, người dân đã tự phân

các hộ trong thôn ra thành các nhóm 6 nhóm hộ với các tiêu chuẩn phân loại như

sau:

Bảng 3.4. Phân loại các hộ gia đình trong khu vực dự án

Nhóm Số hộ Tiêu chuẩn phân loại

Nhóm 1 23 hộ

- Có người nhà ở nước ngoài viên trợ

- Nhà xây kiên cố, có từ 2-3 chiếc xe máy trở lên - Có nhiều tiền tích luỹ

- Làm nghề nuôi trồng thuỷ sản, nghề thu mua

- Có người nhà là cán bộ cao cấp.

Nhóm 2 21 - Các chỉ tiêu phân loại như nhóm 1, quy mô nhỏ

Nhóm 3 220

- Một số hộ nuôi trồng thuỷ sản, nhưng quy mô nhỏ.

- Có nhà xây (cấp 4), 80%có xe máy

- Có hộ làm thêm nghề buôn bán nhỏ

Nhóm 4 271

- Chủ yếu là những người làm nghề khai thác hải

sản, một số người nuôi trồng nhưng đang bị lỗ.

- Nhà tranh vách đất hoặc nhà ngói cũ

Nhóm 5 212

- Đa số đi làm mướn

- Nhà tranh, không có xe máy, chỉ có xe đạp

Không có kinh nghiệm làm ăn, số lười lao động.

Nhóm 6 12 Là những hộ thuộc diện chính sách

Qua việc phân loại kinh tế hộ gia đình, có thể thấy: các hộ có kinh tế khá

Nhóm hộ có kinh tế khó khăn hơn là các hộ làm nghề đánh bắt hải sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc các hộ thuần nông.

Một điều đáng lo ngại đối với người dân Xuân Tự là tình trạng vứt rác thải

xuống biển, một số người dân ý thức được vấn đề này đã dùng phương pháp

chôn rác xuống đất hoặc đốt rác tuy nhiên một số người đổ rác ra biển vẫn còn rất nhiều, chiếm khoảng gần 30% tổng số hộ.

Việc sử dụng nước sạch trong nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên là nước mưa và giếng đào, hiện vẫn chưa có nước máy cho người dân

dùng.

3.2.4. Mối quan hệ của các cơ quan trong và ngoài cộng đồng

Các nghiên cứu cho thấy cộng đồng thôn đã được các cơ quan chức năng

rất quan tâm, (trong năm 1999, chỉ tính riêng thôn đã có khoảng 400 hộ gia đình

được vay tiền của ngân hàng với tổng số tiền khoảng 4 tỷ). Người dân đánh giá

rất cao sự quan tâm của các cơ quan này. Bên cạnh đó cũng có một số cơ quan chưa thực sự quan tâm đến cộng đồng như trạm BVNL, đồn biên phòng, đoàn thanh niên. Trong tương lai, các cơ quan này cần có những hành động thiết thực hơn cho cộng đồng dân cư trong thôn.

Ngưòi dân nuôi tôm hùm lồng thôn Xuân Tự đã tự lập ra các “Tổ tự quản

nuôi tôm hùm lồng” (11 tổ) để cùng nhau quản lý. Đây là hình thức quản lý cộng đồng tương đối hiệu quả. Mặc dù, cho đến nay các tổ này chỉ làm nhiệm vụ

chính là bảo vệ an ninh cho các lồng tôm và tín chấp để vay vốn nuôi tôm hùm của các thành viên trong tổ nhưng nó mang lại rất nhiều lợi nhuận cho những ngư dân nuôi tôm hùm.

Nhờ có các tổ tự quản này, ngân hàng yên tâm hơn khi cho người nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 31 - 107)