“Nguồn lợi của chung” cũng có nghĩa là nguồn lợi tất yếu sẽ bị suy thoái.
Nhiều người công nhận rằng nguồn lợi thuỷ sản được quản lý sử dụng chung thường có xu hướng bị khai thác quá mức và suy thoái.
Nếu họat động nghề cá không được kiểm soát, không có giới hạn về sản lượng được phép đánh bắt và quan niệm nguồn lợi là sở hữu chung sẽ làm lạc hướng các chính sách và thực hiện các dự án không phù hợp trong một bộ phận
nghề cá.
Các đề xuất về chính sách từ trước tới nay thường chú trọng vào việc tìm cách tạo ra quyền sở hữu cá nhân mà không chú trọng vào hạn chế khả năng tiếp
cận. Quản lý nguồn lợi chung ở những nơi mọi người có quyền như nhau là một
hình thức quản lý hợp lý và có thể thành công nếu kiểm soát được việc tiếp cận
nguồn lợi. Nhiều tổ chức quản lý của chính phủ thiếu sót trong việc nhận biết và hình thành sự tồn tại của truyền thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, nó có
thể quản lý hữu hiệu nguồn lợi thuỷ sản sở hữu chung.
Cơ chế quản lý nguồn lợi chung là các hình thức quản lý có nền tảng là một tập hợp các quyền lợi và quy tắc để sử dụng bền vững và phụ thuộc lẫn nhau
sản phẩm của tập thể và được từng cá nhân chấp nhận
1.6.3.Đồng quản lý trong ngành thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản đã phát triển trong vòng 4 thập kỷ qua nên hầu hết các nước đều nâng cao vai trò của chính quyền trung ương trong việc quản lý ngành
thuỷ sản. Tương ứng thì vai trò kiểm soát ở cấp địa phương trong quản lý và kiểm soát truyền thống giảm đi. Chính quyền trung ương thường không xây
dựng một đội ngũ đủ để thay thế hay bổ sung vào các cơ chế quản lý nguồn lợi
truyền thống.
Các chính sách quốc hữu hoá hay tư nhân hóa chưa giải quyết được tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi, làm suy giảm nguồn lợi và trong nhiều trường hợp có thể đã làm mất nguồn sống của nhiều ngư dân đánh bắt quy mô
nhỏ.
Điều cần làm hiện nay là phối hợp năng động hơn, sử dụng năng lực và lợi ích của ngư dân và cộng đồng địa phương, cùng với năng lực của nhà nước để xây dựng luật thực hiện được, thi hành luật hỗ trợ về các mặt khác. Phương
pháp này trong quản lý ngành thuỷ sản sẽ đòi hỏi phải chuyển dịch từ cơ chế
quản lý tập trung, từ trên xuống sang một chiến lược mới trong đó các nhà quản
lý thuỷ sản và ngư dân cùng quản lý ngành thuỷ sản – “đồng quản lý”
Đồng quản lý được định nghĩa là sự chia sẻ trách nhiệm hoặc quyền hạn
giữa chính quyền địa phương và những người sử dụng nguồn lợi ở địa phương
trong việc quản lý bãi cá hay nguồn lợi(ví dụ : rạn san hô, môi trường sống rừng
ngập mặn ở dải đất ven bờ). Có một hệ thống cách sắp xếp trong đồng quản lý.
Từ các sắp xếp trong hệ thống này chính quyền sẽ tham khảo ý kiến ngư dân đã thiết kế, thực hiện và thi hành luật và quy định với khuyến cáo của chính
quyền. Mức độ trách nhiệm hoặc quyền hạn của nhà nước và nhiều cấp địa phương sẽ khác nhau và tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể của đất nước và địa điểm. Quyết định xem nên trao cho cấp địa phương những trách nhiệm và quyền hạn gì và mức độ trách nhiệm, quyền hạn đến đâu là một quyết định
Với các điều kiện, quá trình, sự cần thiết và nhu cầu khác nhau trong
phạm vi ngành thuỷ sản quy mô nhỏ thì không có giải pháp quản lý nào đơn
giản mà lại phù hợp cho mọi cộng đồng, khu vực, quốc gia. Không nên coi
đồng quản lý là một chiến lược duy nhất để giải quyết mọi vấn đề khó khăn
trong quản lý ngành thuỷ sản, mà nên coi đó là một nhóm các chiến lược xen
kẽ, phù hợp cho các khu vực và tình hình nhất định. Xây dựng và thực hiện thành công đồng quản lý trong ngành thuỷ sản có thể là một công việc phức tạp,
tốn kém và phải thực hiên trong nhiều năm.
Đồng quản lý liên quan đến nhiều cấp độ trách nhiệm và quyền hạn quản
lý giữa cấp địa phương (người/cộng đồng sử dụng nguồn lợi) và cấp nhà nước
(chính quyền trung ương, tỉnh, huyện xã). Đồng quản lý là giai đoạn trung gian
giữa sự tham gia của cấp nhà nước vào quản lý ngành thuỷ sản để có hiệu quả
và giữ được sự công bằng. Đồng quản lý có thể dùng làm một cơ chế để vừa
quản lý ngành thuỷ sản vừa phát triển kinh tế và cộng đồng thông qua khuyến khích ngư dân và cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào giải quyết các khó khăn và đưa ra nhu cầu.
Trong một số trường hợp, đồng quản lý có thể chỉ đơn giản là chính thức
thừa nhận một hệ thống quản lý ngành thuỷ sản đã có. Các chiến lược quản lý
dựa vào cộng đồng không chính thức và theo tập quán đã tồn tại cùng với các
chiến lược quản lý chính thức ở cấp nhà nước.
Quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (CBRM) là một nhân tố trung tâm trong đồng quản lý. Các thuận lợi trong các hệ thống CBRM đã được giới thiệu
rất nhiều trong các tài liệu ở nhiều nước trên thế giới. Sáng kiến hay hơn cả được biết trong số các sáng kiến này là ở ngành thuỷ lợi, lâm nghiệp. Song các phương pháp tương tự cũng đang được áp dụng trong ngành nông nghiệp vùng
cao . CBFM có xu hướng khó hơn do tính chất phức tạp của ngành thuỷ sản và các hệ thống nguồn lợi thuỷ sản, cơ cấu văn hóa xã hội của các cộng đồng đánh
bắt, và bản chất tự do của ngư dân. Tuy nhiên, nghiên cứu mới về ngành thuỷ
sản quy mô nhỏ ở Châu Á, Nam Thái Bình Dương và Châu Phi cho thấy trong các điều kiện nhất định, các cộng đồng ngư dân có thể quản lý ngành thuỷ sản
một cách bền vững.
CBFM, thông qua đồng quản lý, cố gắng khuyến khích ngư dân tích cực
tham gia nhiều hơn vào lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý ngành thuỷ
sản. Chủ đề CBFM là tự tham gia vào quản lý nguồn lợi sẽ dẫn đến ngư dân
cam kết chắc chắn hơn sẽ tuân theo chiến lược quản lý và sử dụng bền vững
nguồn lợi.
Lợi thế tiềm năng của CBFM là tính hiệu quả và công bằng. Phương pháp này có thể còn kinh tế về mặt quản lý hành chính và áp dụng luật hơn là
các hệ thống tập trung. Nó bao gồm việc tự quản lý ở những nơi cộng đồng chịu
trách nhiệm về một số chức năng quản lý. Nó tạo ra ý thức làm chủ nguồn lợi, điều này làm cho cộng đồng có trách nhiệm hơn đối với khả năng bền vững lâu
dài của nguồn lợi. Có các biện pháp khuyến khích ngư dân tôn trọng luật lệ bởi
họ làm tăng thêm các giá trị văn hóa và do họ được coi là người hưởng lợi và
cùng hưởng lợi. CBFM cho phép cộng đồng xây dựng một chiến lược quản lý đáp ứng được các nhu cầu và các điều kiện đặc biệt riêng của nó. Vì cộng đồng
tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý nên có thể hy
vọng nhiều người hơn sẽ chấp nhận và tuân theo các biện pháp đó. CBFM tận
dụng tối đa kiến thức và hiểu biết chuyên môn của người địa phương để cung
cấp thông tin về cơ sở nguồn lợi và để bổ sung thêm vào các thông tin khoa học
giảm thiểu được mâu thuẫn xã hội và duy trì hay củng cố mối liên kết về mặt xã hội trong cộng đồng.
CBFM có thể không phù hợp cho mọi cộng đồng đánh bắt. Có thể nhiều
cộng đồng không sẵn sàng đảm nhiệm hoặc không có khả năng đảm nhiệm
trách nhiệm của DBFM. Có thể sẽ mất nhiều năm để thay đổi quá quá trình lịch
sử phụ thuộc lâu dài vào chính phủ. Có thể trong cộng đồng không ai có thể giữ
vai trò lãnh đạo để khởi xướng hay duy trì cá nỗ lực CBFM. Nhiều cộng đồng
có thể không được (các) ưu đãi về kinh tế, xã hội hoặc chính trị để tham gia vào
CBFM. Đối với một số cộng đồng và ngư dân thì có thể là rủi ro khi tham gia
vào các chiến lược quản lý ngành thuỷ sản là quá cao. Cái giá mà các cá nhân khi tham gia quản lý ngành thuỷ sản là quá cao. Cái giá mà các cá nhân khi tham gia vào các chiến lược CBFM phải trả (thời gian, tiền bạc) có thể là quá cao so với lợi ích dự kiến thu được. Ngay giữa những người có liên quan tới
nguồn lợi ở địa phương hay trong chính quyền có thể cũng không đủ lý trí về
mặt chính trị để sự quản lý ngành thuỷ sản một cách có trách nhiệm và bền
vững. Các hành động của các nhóm người sử dụng không thuộc cộng đồng người trực tiếp sử dụng nguồn lợi có thể làm suy yếu hay phá huỷ các hoạt động
quản lý mà cộng đồng đó thực hiện. Các đặc điểm riêng của nguồn lợi trong
khu vực như các mô hình di cư của cá có thể khiến cho cộng đồng không quản lý được nguồn lợi.
Phân quyền ở mức độ cao để quản lý ngành thuỷ sản có thể là một trong
các nhiệm vụ khó khăn nhất trong việc xây dựng các hệ thống đồng quản lý. Có
thể khi các chính phủ muốn kêu gọi cộng đồng tham gia nhiều hơn thì họ vẫn
phải xây dựng quyền lợi và quyền hạn tương ứng với sự tham gia của cộng đồng và thiết lập một số quyền lực cho riêng họ. Các nhà quản lý trong ngành
thuỷ sản có thể bất đắc dĩ khi phải từ bỏ quyền lực của họ. Có thể họ cảm thấy
lo sợ là các ngư dân và những người đại diện cho họ ở địa phương sẽ lộng hành
ở nơi mà họ coi là lĩnh vực khoa học và chuyên nghiệp của họ. Trong mọi trường hợp đồng quản lý, quyền lực tối cao vẫn thuộc về chính phủ.
Các vấn đề này không dễ gì giải quyết được. Mỗi chính sách áp dụng vào
đồng quản lý đều nằm trong một cơ cấu luật pháp, chính sách và thủ tục hành chính lớn hơn, ở cấp chính quyền trung ương và địa phương và do đó sẽ khó thay đổi được.
Vai trò của chính phủ trong đồng quản lý là đưa ra luật pháp có thể thực
hiện để tạo điều kiện và hổ trợ cho quyền được tổ chức và xây dựng các bước
quản lý ngành thuỷ sản ở cấp địa phương, giải quyết các khó khăn ngoài phạm vi các bước quản lý của địa phương và hỗ trợ và cung ứng dịch vụ để duy trì
các bước quản lý ở địa phương.
Trong hầu hết các trường hợp, luật pháp và chính sách cho ngành thuỷ
sản và quản lý hành chính của chính phủ đều cần phải xây dựng lại để hỗ trợ
cho công tác phân cấp quản lý và đồng quản lý. Mô hình đồng quản lý thực tế
sẽ phụ thuộc vào ý chí về mặt chính trị và của Chính phủ cho công tác phân cấp
quản lý.
Ngoài ngư dân, những người sử dụng nguồn lợi khác có lợi ích kinh tế từ
nguồn lợi (ví dụ: người buôn bán cá, cung ứng kinh doanh, công an, chính khách, người tiêu dùng) cũng sẽ cần được tính đến trong các thoả thuận về đồng
quản lý. Các đối tương có liên quan đến nguồn lợi này thường có ảnh hưởng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU