Bảo vệ môi trường và nguồn lợi ven bờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 74 - 77)

Những sinh cảnh ven biển là cơ sở của nguồn lợi biển, một khi các sinh

cảnh bị suy thoái hay huỷ hoại thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến năng suất của

nguồn lợi. Vì vậy công tác bảo vệ môi trường cần tập trung vào việc phục hồi,

cải thiện và bảo vệ các hệ sinh thái ven biển đặc trưng của vùng nhiệt đới như

rừng ngập mặn, cỏ biển và đặc biệt là các rạn san hô rất gần bờ biển. Muốn bảo

vệ tốt môi trường và nguồn lợi biển cần phải thi hành nghiêm chỉnh các quy định

của luật pháp như luật bảo vệ môi trường, luật thuỷ sản (sẽ được thông qua trong thời gian sắp tới) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động con người.

Để phân tích về sự thay đổi của nguồn lợi biển và ven biển trước và sau khi thành lập KBT Rạn Trào, 82% số người được hỏi cho rằng nguồn lợi tăng

lên, có 9% cho rằng nguồn lợi giảm đi, 1% cho rằng nguồn lợi tương đương và

8% không biết.

Bảng 4.8. Đánh giá sự thay đổi nguồn lợi tại KBT

Nguồn lợi Số người được hỏi Tỷ lệ(%)

Nguồn lợi tăng 169 82

Nguồn lợi giảm 18 9

Nguồn lợi không thay đổi 2 1

Căn cứ vào bảng trên cho thấy phần lớn người dân cho rằng nguồn lợi

trong khu vực bảo tồn tăng lên điều này hoàn toàn hợp lý vì sau một thời gian giao cho địa phương quản lý hiện tượng khai thác khu bảo tồn hoàn toàn bị cấm

nguồn lợi sinh vật biển sinh sôi phát triển rất nhanh, các rạn san hô được tái tạo

và phát triển. Tuy nhiên, có một vài hộ do không nhận thức được tầm quan trọng

của KBT, hoặc những người làm nghề khác không liên quan đến nghề biển cho

rằng nguồn lợi bị giảm đi. Để biết được nguồn lợi tăng lên hay giảm bằng hình thức nào qua các phiếu điều tra cho thấy kết quả như sau:

Bảng 4.9. Đánh giá sự thay đổi nguồn lợi qua các hình thức

Sự thay đổi nguồn lợi Đánh bắt Quan sát Nguồn khác Qua đài, ti vi

Nguồn lợi tăng 82 97 87 99

Nguồn lợi giảm 18 3 10 -

Nguồn lợi không thay đổi - - 3 1

Như vậy qua bảng trên khẳng định rằng nguồn lợi trong khu bảo tồn tăng

phần lớn người dân cho rằng mô hình có tác động tốt trong từng bước phục hồi

nguồn lợi thuỷ sản.

Để có thể khẳng định nguồn lợi tăng hay giảm trong suốt quá trình thực

hiện dự án IMA Việt Nam cùng với viện hải dương học đã tiến hành khảo sát

trong khu vực dự án kết quả cho thấy sinh vật đáy, mật độ cá rạn san hô tăng lên rất nhiều so với thời điểm khi mới thực hiện dự án. Cá rạn san hô trung bình tại

Rạn trào vào tháng 6.2003 là 555 cá thể/400m2, so với thời điểm giám sát vào tháng 3.2001 mật độ cá rạn tăng 240 cá thể/400m2

Bảng 4.10. Mật độ cá rạn(con/400m2) tại Rạn Trào vào hai thời điểm Thời gian Nhóm cá 3.2001 6.2003 Cá thia 165 331 Bàng chài 57 56.5 Cá Bướm 15 23 Cá Hồng 0 6 Cá Mú 3 5.5 Loại khác 75 133 Tổng cộng 315 555

Kết quả giám sát cũng cho thấy, kích thước cá rạn san hô tại khu vực Rạn

Trào trong thời gian qua đã xuất hiện ở nhóm có kích thước từ 10 – 20 cm đối

với loại cá có giá trị kinh tế cao như cá Mú, Hồng, Mó, Dìa...

Bảng 4.11. Chiều dài (cm) của một số nhóm cá tại Rạn Trào

Nhóm kích thước Nhóm cá < 10 cm 10 – 20 cm > 20 cm Cá Mú 2 2 1.5 Cá Hồng 0 0 6 Cá Mó 0 25 6 Cá Bướm 10 13 0

Qua đợt theo dõi vào tháng 6.2003 thấy xuất hiện thêm hai loài cá Hồng

bốn sọc (Lutianus kasmira) và cá Bướm cờ hai vạch(Heniochus acumminatus). Như vậy, thêm hai loài nữa được phục hồi cho KBTB. Bên cạch đó, số lượng hai

loài trước đây (con/400m2) cũng tăng lên, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng

cho KBTB Rạn Trào

Khi tiến hành khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá rạn san hô ngoài KBTB (vùng Rạn Tướng) nhằm mục đích so sánh nguồn lợi ở vùng được bảo vệ và không bảo vệ, kết quả cho thấy nguồn lợi cá rạn san hô vùng không được bảo vệ

giảm nhiều (khoảng 50%) so với trước đây và so với khu vực bảo vệ Rạn Trào hiện nay:

Bảng 4.12. Mật độ cá rạn(con/400m2) giữa hai vùng rạn qua thời gian

Rạn Tướng Rạn Trào

3.2001 6.2003 3.2001 6.2003

166 82 315 555

Các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy việc thiết lập KBTB nguồn lợi thuỷ sản đã được bảo vệ và tái tạo tốt. Nhiều loại thủy sản trước đây hầu như biến mất đã thấy xuất hiện trở lại, một số loài tăng đột biến. Phần lớn các hộ làm nghề nuôi,

khai thác cho rằng nguồn con giống tăng lên rất nhiều so với nguồn lợi ngoài KBT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu bảo tồn biển rạn trào, xã vạn hưng, huyện vạn ninh, tỉnh khánh hoà (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)