Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động quận Hà Đông

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

1.4 .Các nhân tố ảnh hưởng tới đào tạo nghề

1.5.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động quận Hà Đông

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao đông

trên địa bàn quận Hà Đông, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán

bộ, đảng viên và người dân về đào tạo nghề cho người lao động đã được nâng

lên rõ rệt. Đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn quận chuyển mạnh từ

đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động, gắn với đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được tăng cường đầu tư. Chất lượng dạy nghề mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

lao động qua đào tạo từ 53,75% (năm 2011) lên 61,2% (năm 2014). Trong 5 năm (2010 - 2014), số lao động được hỗ trợ học nghề từ ngân sách Trung ương và địa phương theo Chương trình mục tiêu là trên 11,117 nghìn người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 72,3%. Giai đoạn 2015 -

2020, quận Hà Đông phấn đấu đào tạo nghề cho 20.000 lao động; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 75% trở lên. [13, tr.6]

Để đạt được kết quả đó, là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo HĐND-UBND-UBMTTQ, sự phối hợp đồng bộ của các phòng, ban,

ngành đoàn thể và UBND các phường trên địa bàn quận; Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh; Tập trung đầu tư kinh phí trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề của quận; Khảo sát nhu cầu học nghề của lao động để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; Tăng cường

công tác quản lý của nhà nước trong cơng tác đào tạo nghề.

Ngồi ra, để thu hút đối tượng tham gia học nghề quận Hà Đơng cịn hỗ

trợ 100% kinh phí đào tạo nghề lái xe ôtô cho 1.000 lao động. Ngoài ra,

Trung tâm giới thiệu việc làm quận còn liên tục tổ chức tư vấn, phân công cán

bộ về giám sát các lớp đào tạo và theo dõi, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân ở từng phường. Kết thúc các khóa học nghề, Trung tâm tiếp tục tư vấn, giới thiệu nghề mới, việc mới cho những người chưa tìm được việc làm

phù hợp...

Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo nghề, UBND quận Hà Đơng u cầu các phịng, ban, ngành, đoàn thể và

UBND các phường cần tiếp tục triển khai thực hiện Đề án, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người lao động; Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho các trung tâm dạy nghề; Đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và người dạy nghề; Nâng cao chất lượng khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề sát với thực tế; Xây dựng hồn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên cán bộ, cơng chức

tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ; Tăng cường cơng tác

kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề

trên địa bàn quận…

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)