Đơn vị: %
Năm Ngành kinh tế
2010 2011 2012 2013 2014
Thương mại - Dịch vụ 18,6 19,0 20,6 21,6 22,6
Công nghiệp và Xây dựng 59,2 59,7 61,3 62,8 63,8
Nông nghiệp 22,2 21,3 18,1 15,6 13,6
(Nguồn: Chi cụcThống kê huyện Thanh Trì [5])
Giai đoạn 2010 - 2014 tỷ trọng ngành CN - XD tăng từ 59,2% lên 63,2%; TM - DV tăng từ 18,6% lên 22,6%; NN giảm từ 22,2% xuống còn 13,6% [6, tr.4] do huyện Thanh Trì cịn trong q trình chuyển đổi, nhất là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống của huyện còn chậm được phục hồi và phát triển. Việc tiếp cận với trình độ khoa học - công nghệ mới và đổi mới công
nghệ, cũng như việc thu hút đầu tư từ bên ngồi cịn hạn chế, đặc biệt là thiếu
lao động lành nghề.
Chính điều này dẫn đến sự thay đổi mạnh về cơ cấu lao động. Tỷ lệ lao
động làm việc trong các ngành CN - XD, TM - DV tăng lên. Tỷ lệ lao động
làm việc trong lĩnh vực NN giảm, nhưng chất lượng lao động đòi hỏi tăng lên. Do vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động đảm bảo tăng thu nhập của người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Về xã hội: công tác xã hội ngày càng được các cấp, các ngành quan
tâm chỉ đạo, từng bước đưa công tác xã hội đi vào ổn định. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng bước được xây dựng, nâng cấp bước đầu tạo điều kiện
phát triển giao lưu kinh tế; Tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, giảm thiểu tới mức thấp nhất về hộ nghèo và tái nghèo. Hiện nay, số hộ nghèo về cơ bản giảm nhiều, năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,16%, đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao dân trí; tạo cơ hội và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là
lao động trẻ và lao động nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; Chương trình phổ cập giáo dục đã vượt nhiều so với mục tiêu năm 2010, mạng lưới trường học, trạm y tế - chăm sóc sức khoẻ từng bước được mở rộng, nâng cấp. Song song với việc phát triển giáo dục thì cơng tác hướng nghiệp cho học sinh PTTH và đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện cũng được đặc biệt quan tâm giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
2.1.3. Đặc điểm dân số, lao động, việc làm huyện Thanh Trì
2.1.3.1 Đặc điểm dân số
Dân số trung bình của huyện năm 2014 là 204.913 người, chiếm khoảng 3,1% dân số của thành phố Hà nội. Trong đó: dân số nông thôn là
189.893 người (chiếm 92,67% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 15.020 người (chiếm 7,33%). Mật độ dân số trung bình là 3.153 người/km2. Trong
những năm qua, nguồn lao động của huyện tăng bình quân 2,90% năm, tốc độ tăng lao động chủ yếu từ địa phương, ngồi ra cịn do dịng lao động tăng cơ học từ các tỉnh khác [5].
Số dân trong độ tuổi lao động tiếp tục gia tăng, đây là một lợi thế về
cung lao động, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy việc phân công lao động trên địa bàn huyện.
2.1.3.2. Đặc điểm lao động
Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy lực lượng lao động của huyện Thanh Trì
trong giai đoạn 2010 – 2014 cơ bản ổn định và có sự gia tăng nhẹ.