Tình hình thất nghiệp của lao động trong huyệnThanh Trì

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 51 - 53)

vị 2010 2011 2012 2013 2014 LLLĐ Người 96.196 99.186 102.395 105.890 107.510 Số lượng Người 3,146 3,164 3,215 3,261 3,182 Số LĐ thất nghiệp Tỷ lệ % 3,27 3,19 3,14 3,08 2,96

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Trì [5])

Bảng 2.5 cho thấy số lao động thất nghiệp tăng không đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 3,27% năm 2010 xuống còn 2,96% năm 2014. Điều này phần nào cho thấy vai trị cơng tác giải quyết việc làm của huyện có những khả quan. Xét về mặt chuyên môn kỹ thuật thấy rằng lao động chưa qua đào tạo có số lượng thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn lao động đã qua đào tạo. Năm 2014 số người thất nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 87% tổng số lao động thất nghiệp của huyện [5].

=> Ảnh hưởng của dân số, lao động, việc làm đến đào tạo nghề cho người lao động.

Có thể nhận thấy LLLĐ trên địa bàn huyện Thanh Trì có số lượng

dồi dào và đang có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực NN sang lĩnh vực CN - XD, TM - DV. Tuy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm song vẫn ở mức cao. Chính điều đó vừa là thuận lợi và thách thức cho công tác đào tạo nghề cho người

lao động của huyện Thanh Trì.

- Thuận lợi: Số lượng lao động đông nên việc thu hút đối tượng học

viên tham gia học nghề được thuận lợi.

- Khó khăn: Do Thanh Trì là huyện ven đơ có nhiều nghề có thu

nhập cao hơn, nhanh hơn do đó lao động ít quan tâm tới việc học nghề mà

Hơn bao giờ hết, cùng với sự phát triển kinh tế công tác đào tạo nghề

cho người lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì cần được đầu tư và quan

tâm hơn nữa để đảm bảo trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho

người lao động để họ có thể tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm ở hiện tại và tương lai khi mà diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu

hẹp và xu thế kinh tế đang ngày càng chuyển dịch mạnh.

2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho người lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề

Nhu cầu học nghề của người lao động ngày càng gia tăng. Mục đích của

việc học nghề là sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề, họ sẽ có trong tay một nghề với trình độ tay nghề, chun mơn vững vàng để họ có thể tự lập nghiệp hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm ở thị trường lao động. Trong quá trình thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, UBND huyện Thanh Trì đã giao Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (TBXH) phối hợp với UBND các xã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo cho người lao động.

Hàng năm, huyện Thanh Trì giao Phịng Lao động – TBXH tham

mưu UBND huyện xây dựng và triển khai kế hoạch khảo sát nhu cầu học

nghề của lao động trên địa bàn huyện. Căn cứ vào kế hoạch của huyện,

UBND các xã giao nhiệm vụ cho các điều tra viên là tổ trưởng dân phố,

trưởng thôn đến từng nhà dân để điều tra lấy thông tin.

Kết quả của cuộc điều tra được UBND các xã tổng hợp, báo cáo UBND huyện. Trên cơ sở kết hợp kế hoạch phát triển kinh tế, nguồn ngân sách cấp

cho lĩnh vực đào tạo nghề kết hợp với tổng hợp nhu cầu của cơ sở, Phòng Lao

động – TBXH tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn huyện. Trong kế

hoạch đó giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng phịng, ban, ngành đồn thể liên quan và UBND các xã.

Một phần của tài liệu Luận văn đào tạo nghề cho người lao động huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 51 - 53)