NHU CẦU PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU, MÀU CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 30 - 31)

- Thị trường trong nước:

Sản lượng rau củ quả hiện nay ở nước ta chủ yếu tiêu thụ nội địa, chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng. Nhu cầu về sử dụng trái cây ở mỗi vùng có khác nhau, các đơ thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có mức tiêu thụ quả lớn nhất, tần suất sử dụng quả trung bình 15 – 20 lần/tháng.

Dự báo mức tiêu thụ rau củ quả trong nước năm 2020 khoảng 23 triệu tấn (bình quân 230 kg/người/năm) và 2030 khoảng 35 triệu tấn (315 kg/người/năm).

- Thị trường xuất nhập khẩu:

Từ năm 2005 đến 2012, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng rau quả Việt Nam đều tăng trưởng khá, trung bình khoảng 400 triệu USD/năm. Năm 2011, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch kỷ lục 630 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010, đưa Việt Nam lọt vào nhóm 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng mắc các quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu, đạt xấp xỉ 830 triệu USD, chỉ tăng 33,4% so với năm 2011.

Dự báo các thị trường chính nhập khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 phântheo vùng là: Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông và Đài Loan) chiếm trên 30% về giá trị;Đông Âu 15%; Đông Bắc Á 15%, Đông Nam Á 15%, thị trường khác 25%.

Nhập khẩu rau quả của Việt Nam: Việt Nam nhập khẩu quả ôn đới như lê, táo 2 – 3vạn tấn, nho khô, cam, quýt, nước ta nhập khẩu quả chủ yếu từ Trung Quốc, táo có thểnhập khẩu ở Mỹ, Niu-di-lân, nhập khẩu quả cũng chính là đường tiểu ngạch, chất lượngkhơng kiểm sốt được, cho nên vấn đề rau quả sản xuất và xuất nhập khẩu an toàn chongười tiêu dùng đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Mặc dù là một nước ở vùng nhiệt đới, có khí hậu rất đa dạng song xuất khẩu rau quả ở nước ta vẫn có trình độ thấp, sử dụng nhiều giống cây trồng truyền thống, chất lượng chưa được thị trường ưa chuộng, khơng có thị trường truyền thống. Top 10 nước nhập khẩu rau củ quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hà Lan, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia. Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam phân theo vùng là: Trung Quốc chiếm 20% về giá trị; EU 9%; Đông Nam Á 9%, Đông Bắc Á 10%; Đông Âu 8%; Châu Mỹ 7%... Hiện nay Trung

Quốc là thị trường chính, mỗi năm nước ta xuất khẩu vào thị trường này khoảng 10.000 tấn, xuất khẩu chủ yếu tiểu ngạch.

Dự báo các thị trường chính nhập khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 phân theo vùng là: Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông và Đài Loan) chiếm trên 30% về giá trị; Đông Âu 15%; Đông Bắc Á 15%, Đông Nam Á 15%, thị trường khác 25%.

- Nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh

Dân số của tỉnh An Giang dến năm 2015 là 2.130 ngàn nguời, năm 2020 là 2.240 ngàn nguời; tốc độ tăng bình quân thời kỳ 10 năm 2011-2020 là 0,41%/năm.

Bảng10. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ nông sản của tỉnh đến năm 2020.

Trong bối cảnh tăng trưởng chung đó ngành sản xuất rau, màu của tỉnh An Giang sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 30 - 31)