Các chương trình, dự án, đề án đầu tư

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 47 - 51)

I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN VỐN

2. Các chương trình, dự án, đề án đầu tư

2.1. Dự án xây dựng quy trình và chuyển giao kỹ thuật nhân giống các giống rau, màu có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

- Mục tiêu:

+ Xây dựng quy trình canh tác áp dụng cơng nghệ cao trong sản xuất các giống rau, màu đặc sản có giá trị kinh tế cao như: giống cải xanh, cải ngọt, ớt, cà chua, mè, đậu, bắp…

+ Nhằm ứng dụng, chuyển giao kịp thời các giống rau, màu mới chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp. Mỗi năm chuyển giao 2 - 3 giống rau, màu cho nông dân.

- Nội dung:

+ Xây dựng 05 quy trình canh tác áp dụng cơng nghệ cao sản xuất 05 loại giống rau địa phương gồm: cà chua, ớt, cải xanh (ngọt); bắp; dưa leo.

+ Thử nghiệm tính thích nghi các giống rau mới.

+ Tập huấn, chuyển giao giống rau có năng suất, chất lượng cao cho nông dân. - Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

- Địa điểm thực hiện: Tp. Long Xuyên, Châu Phú, Tân Châu, Chợ Mới, An Phú và Châu Đốc.

- Tổng kinh phí: 1 tỷ đồng.

2.2. Ðề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

- Mục tiêu:

Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau, màu an tồn nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm cơng lao dộng, giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế.

- Nội dung:

+ Ứng dụng các kỹ thuật canh tác trồng rau thủy canh, trồng rau trên giá thể, mơ hình cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất Rau an tồn.

+ Ứng dụng các biện pháp phịng trừ sinh học trong phòng trừ sinh vật hại: nhân ni, phóng thích các lồi thiên địch có ích, ghi chép sổ tay, áp dụng phòng trừ tổng hợp IPM,…

+ Xây dựng mơ hình tổ sản xuất rau màu đạt tiêu chuẩn VietGap và áp dụng các giải pháp phịng trừ sinh học: nhân ni, phóng thích các lồi thiên địch có ích, ghi chép sổ tay, áp dụng phòng trừ tổng hợp IPM, “Công nghệ sinh thái”, … quản lý dịch hại trong sản xuất rau màu.

+ Ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, tưới tiết kiệm trong sản xuất rau màu nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020. - Địa điểm thực hiện: Chợ Mới và An Phú.

- Tổng kinh phí: 3 tỷ đồng.

2.3. Dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, chế biến rau an toàn và giảm thất thoát sau thu hoạch.

- Mục tiêu:

Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản, chế biến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nội dung:

+ Nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu đóng bao gói sản phẩm đảm bảo chất lượng và an tồn.

+ Ứng dụng quy trình sơ chế, bảo quản rau màu ứng dụng công nghệ cao. + Nghiên cứu các sản phẩm chế biến từ rau, quả phục vụ thị trường nội địa. - Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Địa điểm thực hiện: Tp. Long Xuyên, Châu Phú, Tân Châu, Chợ Mới, An Phú và Châu Đốc.

- Tổng kinh phí: 3 tỷ đồng.

2.4. Chương trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn.

-Mục tiêu

Ứng dụng xây dựng quy trình áp chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn, sản xuất rau hữu cơ an tồn nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Nội dung

+ Xây dựng quy trình và ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau an toàn trên địa bàn vùng quy hoạch.

+ Xây dựng quy trình và mơ hình sản xuất rau hữu cơ sinh học an tồn trên vùng quy hoạch.

+ Tập huấn và xây dựng mơ hình sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học tạo sản phẩm hữu cơ an toàn.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020. - Địa điểm thực hiện: Chợ Mới, Châu Đốc và An Phú. - Tổng kinh phí: 2 tỷ đồng.

2.5. Đề án xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ rau an toàn ứng dụng công nghệ cao của tỉnh An Giang.

-Mục tiêu

+ Xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đảm bảo 60 - 70% sản lượng rau có hợp đồng tiêu thụ ổn định.

+ Tổ chức lại hệ thống phân phối, lưu thông, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện, thị, thành đảm bảo 100% các siêu thị và các chợ đều kinh doanh rau an toàn.

+ Hoàn chỉnh chuỗi giá trị sản xuất rau, màu của tỉnh An Giang.

+ Xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu “Rau an toàn” của tỉnh. -Nội dung

+ Xây dựng chính sách gắn kết giữa người sản xuất với các đơn vị thu mua rau an toàn; tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ rau an tồn trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng thí điểm 03 mơ hình Hợp tác xã kinh doanh rau an tồn tại 03 chợ đầu mối nông sản trên địa bàn thành phố.

+ Phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý các chợ đầu mối nông sản xây dựng thương hiệu “Chợ kinh doanh rau màu an toàn”.

+ Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và hộ nông dân tham gia, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm,…

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020. - Địa điểm thực hiện: Tp. Long Xuyên và Châu Đốc. - Tổng kinh phí: 2,5 tỷ đồng.

2.6. Dự án đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

-Mục tiêu

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an tồn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, góp phần phát triển sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao.

-Nội dung

+ Đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh rau an tồn.

+ Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn cho các xã thực hiện nông thôn mới trên địa bàn vùng quy hoạch.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2016. - Tổng kinh phí: 2 tỷ đồng.

- Địa điểm thực hiện: Tp. Long Xuyên, Châu Phú, Tân Châu, Chợ Mới, An Phú và Châu Đốc.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w