CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 52 - 55)

1. Giải pháp ứng dụng và chuyển giao Công nghệ

+ Phục tráng các giống địa phương, cung ứng đủ giống rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho nhu cầu phát triển diện tích rau của tỉnh.

+ Chọn tạo giống rau mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, sưu tập, bảo tồn.

+ Đối với giống rau mới: (1) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cung ứng các chủng loại giống F1 phục vụ chuyển đổi bằng các chính sách hỗ trợ như: miễn thuế kinh doanh giống phục vụ chuyển đổi, miễn thuế th đất…..; (2) Có chính sách hỗ trợ ban đầu giá giống bằng vốn khuyến nông để vận động nông dân tham gia chương trình chuyển đổi giống phù hợp.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ nghệ cao trong sản xuất và chế biến

+ Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật gắn với ứng dụng các thiết bị, máy móc từ khâu làm đất, khâu chuẩn bị giống, chăm sóc, sử dụng phân bón, sử dụng thuốc BVTV, chế biến bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm sản phẩm rau màu.

+ Áp dụng rộng rãi các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc “04 đúng”; trong sản xuất áp dụng các kỹ thuật, nhà lưới, nhà vịm, màng phủ nơng nghiệp, canh tác thủy canh, bán thủy canh, hệ thống tưới phun tự động phun mù, phun sương, tưới tiết kiệm, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, trồng rau trên giá thể …. để nâng cao năng suất, giá trị sản xuất và chất lượng sản phẩm.

+ Xây dựng và nâng cao năng lực các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống rau màu tại địa phương, đẩy mạnh công tác nhập khẩu và khảo nghiệm các giống rau màu, tuyển chọn và nhân giống các loại rau, màu có năng suất cao, chất lượng, kháng sâu bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu.

+ Tăng cường cơng tác khuyến nơng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, màu; thực hiện mơ hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP, quản lý chuỗi cung ứng rau từ trồng đến người ăn, truy nguyên nguồn gốc để được người tiêu dùng chấp nhận hướng đến xuất khẩu.

+ Nghiên cứu vật liệu bao bì đóng gói sinh học có khả năng tự phân hủy thay thế loại bao nylon bằng một loại bao bì có thể tái chế không làm ảnh hưởng đến môi sinh.

2. Giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra chất lượng rauan toàn. an toàn.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý sản xuất, sơ chế biến tiêu thụ rau an tồn; chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chí quy định của Bộ Nơng Nghiệp&PTNT, Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh và sản xuất rau màu nhằm từng bước đưa hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau an tồn vào nề nếp.

- Xây dựng hệ thống cơng cụ kiểm tra chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình rau an tồn; đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện tư cách pháp nhân cho Trung Tâm kiểm nghiệm chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ công tác quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống đội ngũcán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ giám sát,kiểm sốt chất lượng rau an tồn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; xây dựng cơ chế hỗ trợ để đảm bảo các hoạt động giám sát và kiểm soát đạt hiệu quả.

- Tổ chức thanh kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh rau an toàn để giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện các quy định về sản xuất tiêu thụ rau an toàn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Tổ chức thực hiện quy trình khép kín về quản lý nhà nước về Bảo vệ thực vậttrên rau. trên rau.

- Hồn thiện quy trình, tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tra sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng.

- Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành mua bán thuốc BVTV tại các vùng chuyên canh rau, màu đã được quy hoạch.

- Tăng cường quản lý dư lượng thuốc BVTV tại chỗ và kiểm soát đầu vào tại địa phương theo yêu cầu kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rau, màu tại các chợ đầu mối.

- Đầu tư trang thiết bị bổ sung, đào tạo cán bộ để nâng cao năng lực phịng phân tích dư lượng. Tổ chức hệ thống kiểm tra và chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo quy trình an tồn (IPM, GAP) tại nơi sản xuất.

- Phối hợp với các Sở ngành thực hiện kiểm tra dư lượng độc chất trong rau tại các chợ đầu mối dưới sự chỉ đạo thống nhất của ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm theo nội dung Luật An toàn Thực phẩm.

- Đánh giá các loại chất thải trong quá trình sản xuất rau màu: dư lượng thuốc BVTV, rác thải thuốc BVTV, rác thải nông nghiệp, các loại vật liệu đã hết hạn không

cịn tái sử dụng, chất thải Nơng nghiệp,.. đề xuất các giải pháp thu gom, xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất rau màu.

4. Giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.

- Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu “Rau an toàn”, sản phẩm rau, màu ứng dụng công nghệ cao.

- Các cơ quan chức năng phối hợp với các Doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất rau màu an toàn.

- Thu hút đầu tư cuả các nhà đầu tư trong lĩnh vực thu mua và chế biến các sản phẩm rau màu an toàn để đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy chế biến, cơ sở chế biến có cơng suất phù hợp gắn với vùng sản xuất chuyên canh. Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hóa gắn vơí tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập huấn và hỗ trợ các cá nhân, tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp công bố chất lượng hàng hóa rau an tồn và xây dựng thương hiệu rau an tồn. Ứng dụng cơng nghệ mã vạch trên bao bì sản phẩm đảm bảo trách nhiệm của người sản xuất với người tiêu dùng;

- Phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chương trình vận động tuyên truyền tạo ý thức sử dụng rau an toàn rộng rãi trong người dân vì sức khỏe cộng đồng thơng qua các phương tiện truyền thông, hội thảo, hội chợ;

- Liên kết, hợp tác hóa trong sản xuất tiêu thụ (đầu ra), chú trọng thị trường liên kết với các tỉnh lân cận của Campuchia,

- Tập huấn, vận động nông dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh;

- Nghiên cứu mơ hình các cơng ty cổ phần nơng nghiệp, tổ chức mở rộng loại hình cơng ty kinh doanh thuốc BVTV, phân bón, giống,….gắn với giới thiệu sản phẩm rau màu và tham gia cung ứng vật tư, thiết bị trồng rau và bao tiêu sản phẩm phục vụ cho các bếp ăn tập thể, siêu thị, hướng xuất khẩu;

- Có chính sách hỗ trợ các tổ hợp tác/ hợp tác xã điểm giao dịch mua bán rau an tồn; hỗ trợ các cơng ty cổ phần nơng nghiệp xây dựng các kho sơ chế, đóng gói, bảo quản chuyên biệt phục vụ sau thu hoạch trong những vùng rau tập trung;

- Thực hiện chương trình “Liên kết vùng rau của tỉnh với các tỉnh/thành lận cận” nhằm điều chỉnh cơ cấu rau phong phú và hợp lý cho mục đích tiêu thụ sản phẩm

nội địa hay xuất khẩu. Với xuất khẩu cần phải tập trung và đồng nhất chủng loại để tạo hàng hóa, cịn với nội địa thì ngược lại.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 52 - 55)