Mục tiêu quy hoạch

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 38 - 40)

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1 Mục tiêu chung

“Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau, màuứng dụng Công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” vừa là mục tiêu vừa là định hướng sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững ngành rau, màu của tỉnh; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất.

Phát triển và ứng dụng rộng rãi có hiệu quả các cơng nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất rau, màu an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn đáp ứng nhu cầu gắn kết tiêu thụ ổn định và bền vững

2.2 Mục tiêu cụ thể * Đến 2020

- Phát triển và nhân rộng có hiệu quả diện tích ứng dụng Công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất rau, màu với quy mơ 5.000 – 7.000 ha; trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao quy hoạch cây rau đạt khoảng 2.000 – 2.500 ha và cây màu đạt 4.000 – 5.000 ha.

- Giá trị sản xuất thu nhập của nông dân trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tăng tối thiếu là 30% so với giá trị sản xuất thông thường so với thời điểm năm 2014.

- Xây dựng được 03 - 06 mơ hình điểm, tổ hợp tác, tổ sản xuất rau, màu có đầu tư cơ sở vật chất và được Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, màu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông Nghiệp & PTNT.

- Xây dựng và áp dụng thành cơng 05 quy trình sản xuất cơng nghệ cao với hiệu quả và triển vọng cho sản xuất rau, màu chuyên canh; trong đó có 03 quy trình cây rau và 02 quy trình cây màu.

* Định hướng đến năm 2030

- Duy trì và đầu tư cơ sở vật chất vùng quy hoạch chuyên canh sản xuất rau, màu ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; cụ thể cây rau là 2.000 – 2.500 ha và cây màu là 4.000 – 5.000 ha.

- Giá trị sản xuất thu nhập của nông dân trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tăng tối thiếu là 50% so với giá trị sản xuất thông thường so với thời điểm năm 2014.

- Xây dựng 03 chợ đầu mối gắn với vùng quy hoạch chuyên canh để tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm rau, màu đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Tp. Châu Đốc, Tp. Long Xuyên và Huyện Chợ Mới.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất công nghiệp và xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà vòm, hệ thống tưới tiêu tự động, chuyển giao công nghệ…nhằm tạo sản phẩm rau, màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mang tính cơng nghiệp hố.

- Hình thành vùng sản xuất chuyên canh sản xuất giống rau, màu của tỉnh; trong đó sản xuất được 06 loại giống rau (03 giống rau ăn lá, 02 giống rau ăn quả, 01 giống rau ăn củ) và 03 loại giống cây màu có giá trị kinh tế và bền vững để nâng cao tính chủ động trong sản xuất, hạn chế tối đa sự lệ thuộc vào giống ngoại nhập.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 38 - 40)