DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU,

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31)

XUẤT RAU, MÀU CỦA TỈNH AN GIANG

1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

Đối với thị trường Đông Nam Á: khi hội nhập AFTA, hầu hết các mặt hàng nông nghiệp chúng ta đưa ra đều giống các mặt hàng mà các nước Đơng Nam Á khác cùng sản xuất, có chất lượng cao và ổn định, họ lại có kinh nghiệm bn bán trên thị trường như gạo, cà phê, chè, thuốc lá, thịt gia súc, gia cầm.

Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (AC – FTA) có hiệu lực từ 1/1/2003 tạo cơ hội cho hàng hóa 2 bên thâm nhập vào thị trường của nhau theo hướng chính ngạch. Tuy nhiên, Trung Quốc đang vươn tới cường quốc thương mại, khả năng vượt trội so với Việt Nam về chi phí dịch vụ, trình độ cơng nghệ, chế biến, cơ sở hạ tầng thương mại, uy tín thương hiệu và kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường sẽ là những thách thức lớn đối với hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng hóa nơng sản thực phẩm của An Giang nói riêng, trong đó có mặt hàng rau, màu.

Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta đứng trước cơ hội và thách thức lớn như sau:

* Cơ hội phát triển

- Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các nghị định thư gia nhập của các nước này, khơng bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu ln chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.

- Tạo sức ép để nước ta hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta. Đây là tiền đề để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước, thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngồi, qua đó tiếp nhập vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.

- Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới cơng bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả còn phụ thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý điều hành của chúng ta.

- Mối quan hệ tương hỗ giữa chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong

nước để phát huy nội lực với hội nhập để tranh thủ nguồn lực bên ngồi. Chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, đảm bảo cho tiến trình được thực hiện đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

- Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho chúng ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, vì hịa bình hợp tác và phát triển.

Đối với tỉnh An Giang các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm Nơng nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp

thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh nói chung, rau an tồn nói riêng.

* Những thách thức khó khăn

Q trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới.

- Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm của các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước, ngay trên “sân nhà”, do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vịng 3 – 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.

- Trên thế giới, sự “phân phối” lợi ích của tồn cầu hóa là khơng đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia sự “phân phối” lợi ích cũng khơng đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí cịn bị tác động tiêu cực của tồn cầu hóa. Nguy cơ phá sản một bộ phận các doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng dần, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó địi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn, phải quán triệt và thực hiện tốt chủ trương của Đảng, như Nghị quyết số 03 – NQ/TƯ nêu: “Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác”.

- Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới tồn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau

giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mơ đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, nhanh nhạy, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hồn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế chưa nhiều thì đây là khó khăn khơng nhỏ, địi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ.

- Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ mơi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống ích kỷ, thực dụng, chạy theo đồng tiền.

Trong những thách thức chung đó, cùng với trình độ sản xuất còn lạc hậu; quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, manh mún nên năng suất lao động rất thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ; đất canh tác nông nghiệp ngày càng giảm do yêu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; đầu tư của tỉnh cho phát triển nơng nghiệp - nơng thơn cịn hạn chế; chất lượng lao động chưa đảm bảo... là những khó khăn đối với sự phát triển của ngành trong giai đoạn tới, trong đó có ngành sản xuất rau của tỉnh. Để sản phẩm rau phát triển và cạnh tranh được trong bối cảnh hội nhập còn rất nhiều việc phải làm.

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, là tiền đề để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, chất lượng cao. Dự báo phát triển khoa học công nghệ trên lĩnh vực Nông nghiệp sẽ theo hướng: Ứng dụng công nghệ sinh học, trọng tâm là công nghệ sinh học giống để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi. Đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất nơng nghiệp sạ ch theo tiêu chuẩn GAP, chương trình VietGAP trên cây rau... Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật ni theo hướng hình thành các vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao; vùng chuyên canh rau, hoa , quả và xây dựng các vùng chăn ni an tồn, vùng chăn ni hàng hố chất lượng cao.

Trong các giai đoạn tới cơng nghệ sinh học sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng ngày càng sâu, rộng trong các hoạt động sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp. Dự báo các tiến bộ Khoa học - Công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ trở nên phổ biến và mang lại tác động tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất của các ngành cả về lượng và chất trong các giai đoạn đến 2020 và sau 2020 là:

+ Trong Nông nghiệp: sẽ tạo ra các giống cây trồng có ưu thế thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, có năng suất và phẩm chất cao đáp ứng với yêu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường. Đồng thời có thời gian sinh trưởng hợp lý, phù hợp với yêu cầu bố trí cơ cấu mùa vụ đối với các cây ngắn ngày, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát huy được các điều kiện sinh thái của từng địa bàn (các chế độ nhiệt, ẩm).

+ Cơng nghệ sinh học cịn được đẩy mạnh ứng dụng trong các hoạt động xử lý chất thải, xử lý môi trường sản xuất, bảo quản, chế biến nông- lâm- thủy sản, kiểm tra dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và độc tố tảo độc… trong các nông - thủy sản hàng hóa đáp ứng với yêu cầu vệ sinh- an toàn thực phẩm

đang ngày càng khắt khe của thị trường, đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu.

- Các tiến bộ về công nghệ canh tác: Các công nghệ mới trong canh tác sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất như: thủy canh (canh tác không dùng đất), canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với các cơng nghệ thâm canh cao (tự động hóa hệ thống tưới, ánh sáng, bón phân…). Các cơng nghệ canh tác mới sẽ mang lại năng suất, phẩm chất sản phẩm cao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép tiết kiệm diện tích đất canh tác.

- Các tiến bộ về cơng nghệ thông tin: những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ ngày càng được ứng dụng phổ biến tạo nguồn lực có tính đột phá thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh tự động hóa, phát triển lưu thơng nhờ đáp ứng nhanh chóng, chính xác về thông tin phục vụ cho

đầu tư sản xuất và lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Tiến bộ về công nghệ thông tin trực tiếp mang lại những điều kiện thuận lợi cho q trình hội nhập, nâng cao dân trí và tiếp cận nhanh, rộng với các tiến bộ khoa học cơng nghệ thuộc các lĩnh vực kinh tế nói chung và nơng - lâm - ngư nghiệp nói riêng.

3. Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ VÀ CƠNG NGHIỆP HOÁ (CNH), HIỆN ĐẠI HỐ (HĐH) NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN.

An Giang là một tỉnh ở ĐBSCL có dân số trên 2,3 triệu người, trong đó trên 2/3 lao động trong khu vực nơng - lâm nghiệp; là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng và chế biến thủy sản, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng hóa quan trọng cho cả nước và xuất khẩu. An Giang là một trong bốn tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ quyết định thuộc vùng kinh tế trọng điểm.

Chiến lược phát triển nông thôn An Giang đến năm 2020 đặt trên nền tảng phát triển nông nghiệp. Tức là phải thực hiện CNH-HĐH nơng nghiệp để từ đó tạo tiền đề thực hiện CNH-HĐH nơng thơn. Lấy tích lũy từ nơng nghiệp để hiện đại hóa nơng thơn.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001 - 2010 đã được Tỉnh ủy An Giang nhanh chóng

NQ/TU ngày 27-6-2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001 - 2010. Mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn ở An Giang là xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới. Phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thơn với cơ cấu hợp lý; có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn, bảo đảm tốt các nhu cầu thiết yếu như học hành, chữa bệnh, đi lại, sinh hoạt, ăn ở, hưởng thụ văn hóa. Thực hiện xã hội dân chủ, kỷ cương, có nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh, bảo vệ mơi trường.

Q trình cơng nghiệp hóa, thực hiện mở cửa nền kinh tế và tích cực thu hút đầu tư đã làm cho nền kinh tế An Giang chuyển dịch mạnh mẽ, phát triển với tốc độ cao 10,34%/năm giai đoạn 2006 - 2009. Năm 2010, lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế. Trong lĩnh vực Nông nghiệp tăng trưởng trên 5%/năm (mục tiêu nghị quyết đề ra là 3,6%); cây lúa, con cá vẫn là mặt hàng chủ lực của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp được đẩy mạnh, các vùng chuyên canh cây rau, màu, thủy sản từng bước được quy hoạch và hình thành bảo đảm ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2008 đạt 11.400 tỉ đồng.

Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kích thích sản xuất nơng nghiệp phát triển. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm an toàn cũng ngày càng cao, do vậy rau an toàn sẽ được lựa chọn và tiêu dùng nhiều hơn.

4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KHÍ HẬU VÀ THIÊN TAI DỊCH BỆNH

- Sự nóng lên của khí hậu và nước biển dâng ảnh hưởng tới tồn cầu, trong đó Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình tăng lên sẽ làm tăng số đợt và số ngày nắng nóng hàng năm, làm thay đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ sản xuất, vụ đơng có thể bị rút ngắn lại, tăng nguy cơ và rủi ro đối với sản xuất, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung kỹ thuật canh tác cho phù hợp.

- Ngoài ra sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét đậm… cả về tần suất và cường độ được dự báo là mối đe dọa thường xuyên cả trước mắt và lâu dài, vì vậy cần phải có giải pháp ứng phó thích ứng, hiệu quả.

Việc sản xuất rau an toàn vừa là để bảo vệ sức khỏe con người, vừa bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng sản xuất nơng nghiệp bền vững, góp phần giảm tác hại của biến đổi khí hậu, hạn chế dịch bệnh xảy ra, nâng cao năng suất và chất lượng rau.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Trang 31)