Phát hiện bệnh trên cá và phương pháp phòng trị

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 45 - 94)

Bệnh phổ biến ở cá biển nuôi ở Vân Đồn là bệnh xuất huyết do vi khuẩn (bệnh lở lở loét); bệnh xuất huyết do virus VNN (bệnh hoại tử thần kinh); bệnh ký sinh trùng (bệnh mò trắng). Qua điều tra, tỷ lệ mắc bệnh của cá song chiếm trung bình 58% tổng số cá nuôi. Cá hồng mỹ, cá giò và các cá khác tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Quan trao đổi với người nuôi, cá giò và cá song thường mắc bệnh chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 hàng năm cá nuôi từ cỡ giống đến lúc thu hoạch, tỷ lệ sống đạt 40 – 65%.

- Đối với bệnh xuất huyết do vi khuẩn ở cá nuôi lồng biển: Người dân thường gọi bệnh này là bệnh lở loét, cụt đuôi hay bệnh cá ghẻ. Đối với cá cỡ 0,3kg/con đến cá thương phẩm, lúc mới bị bệnh thường bỏ ăn, có hiện tượng lở loét và phồng rộp trên da, trên khắp cơ thể xuất hiện nhiều đốm đỏ, hình tròn, to nhỏ khác nhau; vây và đuôi bị mòn cụt dần. Khi cá đã có những triệu chứng này, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, cá sau 10 ngày sẽ chết. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa hè từ tháng 3 – 6 và thường gặp ở cá song và cá giò nuôi lồng (nhất là cá song) (Hình 3.19). Khi cá bị bệnh này, người nuôi thường tắm cá bệnh qua thuốc tím rồi dùng thuốc cloxit (15 viên/20 lít nước trong 5 – 10 phút) hoặc tetraciline nghiền ra bôi trực tiếp vào vết loét cho cá. Theo một số hộ nuôi thành công, nếu phát hiện cá có dấu hiệu lở loét trên cơ thể, phải dùng ngay thuốc cloxit hoặc tetracycline bôi lên vết thương vài lần cho cá hoặc tắm nước ngọt, cá sẽ khỏi bệnh; nhưng nếu để quá lâu, khi vết loét to ra và xuất hiện khắp cơ thể thì không thể dùng thuốc cloxit hoặc tetracycline để điều trị, cá sau thời gian sẽ chết.

Hình 3.19 Cá song bị bệnh lở loét

- Ngoài ra, một loại bệnh khác thường gặp ở cá song và cá hồng mỹ nuôi lồng ở Vân Đồn, bệnh này người dân thường gọi là “bệnh cá chết đẹp” hay “bệnh cá chết đột biến”. Cá bị bệnh rất khó phát hiện. Theo người nuôi, cá không có dấu hiệu bất thường, khi thấy cá nổi lên mặt nước là lúc cá đã chết. Vớt lên không thấy có vết trầy xước hay vết loét trên cơ thể cá. Cá chết chuyển sang màu đen. Gặp bệnh này, người nuôi không có phương pháp chữa trị, đành để cho cá chết dần. Người nuôi cho biết thêm, khi phát hiện cá chết nếu thay lồng cá càng chết nhiều, tỷ lệ chết tới 35 – 55% số cá trong lồng nuôi. Bệnh này thường xảy ra, ở cá song và cá hồng mỹ, tỷ lệ chết nhiều hơn ở cá song, khi cá nuôi từ cỡ giống. Bệnh này thường xuất hiện vào tháng 9 – 10, khi cá được 6 – 8 tháng, đạt 0,3 – 0,5kg/con.

- Bệnh xuất huyết do virus VNN (bệnh hoại tử thần kinh): Cá bị bệnh bơi không định hướng, bơi quanh tròn, thân xẫm, vây và đuôi chuyển màu đen. Mắt đục hoặc phồng to. Treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy. Bệnh này cũng khá phổ biển đối với cá biển ở Vân Đồn.

- Bệnh ký sinh trùng (bệnh mò trắng): Bám hàng trăm con trên cơ thể cá, chúng hút máu cá, đốt cá, cá gầy yếu, giảm sức đề kháng. Bệnh này là một trong những bệnh khá nguy hiểm ở cá biển.

Vùng tập trung nuôi cá chủ yếu trong huyện (thị trấn Cái Rồng) là nơi xảy ra dịch bệnh trên cá nhiều hơn cả. Vùng này không những tập trung nhiều lồng nuôi cá mà còn tập trung nhiều tầu thuyền khai thác qua lại, vì vậy không những làm các lồng nuôi cá dao động mà còn kéo theo nhiều rác bẩn, loang dầu trôi dạt vào hai phía lồng bè nuôi cá, làm cản trở lưu thông nước trong và ngoài lồng. Chính vì vậy, cá nuôi ở đây chậm lớn và thường xuyên xảy ra dịch bệnh.

3.3 Tác động của việc sử dụng thức ăn nuôi cá lên môi trường ở vùng biển Vân Đồn.3.3.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi các loài cá chính 3.3.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi các loài cá chính

Bảng 3.8 Thành phần thức ăn trong nuôi các đối tượng cá biển chính ở Quảng Ninh

cá nuôi cá tạp cá nhâm cá ót cá man cá khác cá song chấm nâu cá giò cá hồng mỹ Trung bình 48,1 ± 3,20c 34,5 ± 1,57c 33,9 ± 1,18d 38,9 ± 1,39d 26,4 ± 2,07b 21,7 ± 1,50b 35,5 ± 1,45c 24,2 ± 1,03b 37,3 ± 1,15c 23,9 ± 1,08b 33,0 ± 1,01c 23,3 ± 0,71b 3,8 ± 0,44a 5,4 ± 0,53a 4,6 ± 0,43a 4,6 ± 0,28 a a,b,c,d

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Bảng 3.9 Thành phần Protein theo vật chất khô của cá tạp

Thành phần (%) Protein cá tạp cá nhâm 82,73 cá ót 76,41 cá man 72,50 hỗn hợp 74,96

3.3.1.1 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá song chấm nâu

Tỷ lệ sử dụng các loài cá tạp của cá song chấm nâu khác nhau, sử dụng 48,1% cá nhâm; 26,4% cá ót; 21,7% cá man, cá khác 3,8%; sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Cá ót và cá man được sử dụng gần như nhau (P>0,05). Người nuôi cá song có xu hướng cho cá ăn cá nhâm nhiều hơn so với các loài cá tạp khác. Điều này được giải thích với 2 lý do, hoặc là do mùa vụ xuất hiện cá tạp, hoặc là do đặc tính ăn mồi của cá song chấm nâu.

4% 22% Cá Nhâm 48% Cá Ót Cá Man Cá khác 26%

Hình 3.20 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá song

Về mùa vụ cá tạp, qua điều tra cho thấy, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, trong các mẻ đánh bắt cá nhâm và cá ót xuất hiện với tỷ lệ lớn nhất, trong đó cá nhâm chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 40%, tương đương với cá ót (42%) (Hình 3.10). Nhưng trong nuôi cá, người nuôi cá song sử dụng cá nhâm với tỷ lệ lớn hơn (48,1%) so với cá ót (26,4%). Qua phỏng vấn các hộ nuôi cá song, 99% số hộ lựa chọn cá nhâm làm thức ăn cho cá song, bởi vì theo họ cá song thích ăn cá nhâm hơn các cá khác. Đây có thể do cá song ưa ăn thức ăn có độ đạm cao. Cá nhâm có tỷ lệ thịt cao, thành phần protein chiếm 82,73% (Bảng 3.9), cao hơn so với thành phần protein của các loài cá tạp khác.

3.3.1.2 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá cá giò

Thành phần cá nhâm và cá ót có trong khẩu phần ăn của cá giò tương ứng là 34,5% và 35,5% . Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng người nuôi cá giò cho cá giò ăn thức ăn là cá man (với tỷ lệ 24,2%) và cá khác (5,4%) với tỷ lệ thấp hơn so với thức ăn là cá nhâm và cá ót. Trong thực tế, người nuôi không cần kén chọn thức ăn cho cá giò vì cá giò dễ ăn, người nuôi chọn mua loại cá tạp sẵn có và rẻ hơn. Kết quả điều tra cho thấy, cá nhâm chiếm 40%, cá ót chiếm 42% trong đánh bắt (Hình 3.10). Cá nhâm và cá ót là những loài cá tạp phổ biến và sẵn có. Mặc dù cá nhâm có tỷ lệ thịt cao hơn (protein chiếm 82,73%) nhưng giá lại đắt hơn cá ót 2.000 - 3.000 đ/kg nên người nuôi thường ít cho cá giò ăn cá nhâm.

5% 24% 35% Cá Nhâm Cá Ót Cá Man Cá khác 36%

Hình 3.21 Tỷ lệ cá tạp trong nuôi cá giò

3.3.1.3 Tỷ lệ thức ăn trong nuôi cá hồng mỹ

Bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ % của các loài cá tạp trong thức ăn của cá hồng mỹ khác nhau, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Qua tham khảo nhiều ý kiến người nuôi, cá hồng mỹ rất dễ ăn mồi, thức ăn hàng ngày cho cá là hỗn hợp cá tạp gồm nhiều loài cá khác nhau. Tỷ lệ các loài cá tạp trong thức ăn của cá hồng mỹ giảm dần theo thứ tự: cá ót chiếm 37,3%; cá nhâm 33,9%; cá man 23,9%; cá khác 4,6%. Kết quả này, có thể giải thích theo tính mùa vụ của cá tạp. Cá ót và cá nhâm chiếm tỷ lệ lớn nhất (42% và 40%) trong mẻ đánh bắt như đã chỉ ra trong Hình 3.10.

5% 24 % 34 % Cá Nhâm Cá Ót Cá Man Cá khác 37 %

3.3.1.4 So sánh việc sử dụng cá tạp trong nuôi cá song chấm nâu, cá giò và cáhồng mỹ hồng mỹ 100.0 80.0 4.6 23.3 3.8 21.7 5.4 24.2 4.6 23.9 60.0 33.0 26.4 35.5 37.3 Cá khácCá Man 40.0 Cá Ót 20.0 38,9 48.1 34.5 33.9 Cá Nhâm .0 Trung bình chấm nâucá song cá giò cá hồng mỹ

Hình 3.23 So sánh tỷ lệ cá tạp trong thức ăn của cá song, giò, hồng mỹ

Tính trung bình tỷ lệ phần trăm của các loài cá tạp cá nhâm, cá ót, cá man và cá khác trong khẩu phần thức ăn của 3 loài nuôi chính lần lượt có tỷ lệ trung bình là 38,9%; 33,0%; 23,3% và 4,6% (Hình 3.23 và Bảng 3.8). Ở đây có sự sai khác có ý nghĩa (p<0,05). Xét về việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá song chấm nâu, cá giò và cá hồng mỹ thì người nuôi cá song chấm nâu sử dụng cá nhâm với tỷ lệ cao nhất (48,1%). Còn trong nuôi cá hồng mỹ và cá giò người nuôi thiên về sử dụng cá ót nhiều hơn, với tỷ lệ tương ứng là 37,3% và 35,5%. Qua trao đổi với ngư dân, cá song là loài cá khó ăn nên người nuôi thường lựa chọn thức ăn có tỷ lệ thịt cao như cá nhâm để nuôi cá. Hơn nữa giá trị thương phẩm của cá song cao hơn so với các cá biển khác, nên cần đầu tư thức ăn loại tốt nhất để đảm bảo cho sự sinh trưởng của cá.

Theo một số nghiên cứu trước đây, nhu cầu protein của cá song chấm nâu là 48%; của cá giò là 44,5% và của cá hồng mỹ là 40% [48,49,47]. Theo đó, nhu cầu protein của cá song chấm nâu cao nhất và thấp nhất là cá hồng mỹ. Nghiên cứu của đề tài có lẽ phù hợp với các kết quả này. Cá nhâm có protein (82,73%) cao nhất được xem là thức ăn đảm bảo cho sự sinh trưởng của cá song chấm nâu; trong khi cá hồng mỹ và cá giò không cần ăn thức ăn có độ đạm cao (cá nhâm) cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

3.3.2. Sinh trưởng của cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10 Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá

Thông số đánh giá Ws (g) We (g) DGR (g/ngày) DGC (%/ngày) FCR af SR (%) cá song chấm 83,34 ± 2,93b 194,31 ± 10,59 a 1,23 ± 0,10 a 1,54 ± 0,09 a 6,20 ± 0,31 c 63,90 ± 1,94 a Cá nuôi cá giò 73,37 ± 3,83 a 355,84 ± 11,19 c 3,13 ± 0,09 c 3,23 ± 0,03 c 4,09 ± 0,04 a 70,60 ± 3,27 c cá hồng mỹ 73,82 ± 3,20 a 230,55 ± 13,39 b 1,74 ± 0,12 b 2,10 ± 0,10 b 4,75 ± 0,25 b 67,90 ± 2,30 b a,b,c,

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.

Mặc dù kích thước trung bình của cá song chấm nâu, hồng mỹ, cá giò lúc bắt đầu theo dõi giảm dần theo thứ tự, tương ứng với 83,34g; 73,82g; 73,37g (cá hồng và giò tương đương nhau (P>0,05), nhưng sau thời gian 90 ngày nuôi, kích thước trung bình của cá lại theo thứ tự ngược lại, tức là giảm dần theo thứ tự cá giò, cá hồng mỹ, cá song (tương ứng 355,84g; 230,55g; 194,31g). Điều này được chứng minh qua tốc độ sinh trưởng hằng ngày DGR của cá song, hồng mỹ và cá giò tương ứng là

1,23g/ngày; 1,74g/ngày và 3,13g/ngày. Hệ số sinh trưởng hằng ngày (DGC) cũng tỷ lệ thuận với DGR. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng, cá song có tốc độ sinh trưởng nhỏ nhất và nhỏ hơn tốc độ sinh trưởng của cá hồng mỹ, còn cá giò có tốc độ sinh trưởng lớn nhất (P<0,05). Ngoài thực tế, cá giò có thể đạt bình quân 3 – 4kg/con/năm, nuôi từ 1,5 – 2 năm cá đạt khối lượng 5 – 10kg/con; cá hồng mỹ đạt 1 – 1,2kg/con/năm; cá song chấm 0,8 - 1kg/con/năm [17].

Hệ số thức ăn theo chất tươi (FCRaf) theo thứ tự giảm dần từ cá song, cá hồng mỹ, cá giò (tương ứng 6,2; 4,75 và 4,75). Ở đây có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Cá song có FCRaf lớn nhất và FCRaf của cá giò bé nhất.

Chất lượng thức ăn nếu đáp ứng được nhu cầu cho cá thì FCRaf sẽ thấp và ngược lại FCRaf sẽ cao. Cá giò, cá hồng mỹ có nhu cầu protein thấp hơn cá song nên dễ được đáp ứng về nhu cầu hơn so với cá song. Điều này có thể lý giải cho sự sai khác nhau về FCRaf giữa các loài, FCRaf của cá song cao hơn so với của cá giò và cá hồng mỹ) (Bảng 3.10).

Mặt khác, khác với các loài cá khác, thường có thể sử dụng lipid thức ăn làm năng lượng để phục vụ các hoạt động sống như bơi lội, bắt mồi..., cá song nói chung

(Epinephelus spp) thường sử dụng protein trong thức ăn để vừa kiến tạo cơ thể, vừa làm nguồn năng lượng nên nó đòi hỏi lượng thức ăn ăn vào cao, do đó FCRaf cũng cao [52,14].

Ngoài ra, có thể do người nuôi cho cá ăn thức ăn dư thừa, nhất là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá song, đã làm thất thoát một lượng thức ăn ra ngoài môi trường, làm tăng FCRaf của cá nuôi.

Đa số ngư dân nuôi cá biển ở vùng ven biển Vân Đồn, nhất là nơi tập trung số lượng lồng bè dày đặc tại khu vực thị trấn Cái Rồng, nuôi cá với mật độ quá dày (đã đề cập ở mục 3.2.6). Mật độ nuôi cao, môi trường nước ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, dầu loang và rác thải là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh ở cá nuôi, dẫn đến giảm tỷ lệ sống của cá. Mặt khác, khả năng chống chịu với môi trường của cá giò là lớn nhất, cá song chấm nâu là kém nhất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với cỡ cá nghiên cứu nằm trong một khoảng tương đối hẹp (từ 70 – 85g/con) và khoảng thời gian chỉ trong 90 ngày, kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của cá giò cao nhất (70,60 %), tiếp đến cá hồng mỹ (67,90%), cá song thấp nhất (63,90%) (P<0,05) (Bảng 3.10).

Tuy nhiên, tỷ lệ sống cao hay thấp của các đối tượng này còn tùy thuộc vào chất lượng cá giống ban đầu nữa. Đây hiện đang là vấn đề, vì chất lượng con giống chưa được đảm bảo.

3.4 Tác động của việc cho cá ăn lên môi trường nuôi trong nuôi cá

Hàm lượng Ni-tơ thải ra môi trường do sử dụng thức ăn trong nuôi cá song (179,48g/kg cá), cao hơn so với trong nuôi cá giò (109,87g/kg cá) và cá hồng mỹ (137,41g/kg cá) (P<0,05). Việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau sẽ dẫn tới phóng thích Ni-tơ tổng ra môi trường khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2008), cho thấy hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi trường do nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn viên giảm đi rất nhiều (167,59 g/kg cá) so với nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21 g/kg cá) [14]. Thành phần thức ăn chính trong nuôi cá song chấm nâu là cá nhâm (theo kết luận mục 3.3.1.1), trong khi nuôi cá giò và cá hồng mỹ người nuôi thiên về sử dụng cá ót nhiều hơn. Hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi trường trong nuôi cá song chấm nâu lớn hơn so với trong nuôi cá hồng mỹ và cá giò (Bảng 3.11).

Bảng 3.11 Hàm lượng Ni-tơ tổng số phóng thích vào môi trường trong nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn

Chỉ tiêu

Hàm lượng Ni-tơ trong thức ăn tính theo chất khô (g/kg) Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể cá lúc bắt đầu theo dõi (g/kg)

Cá song chấm nâu 29,75 ± 0,09 a 47,56 ± 0,89 b Cá giò 28,52 ± 1,01 a 43,51 ± 0,32 a Cá hồng mỹ 29,57 ± 0,09 a 43,47 ± 0,54 a Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể

cá sau khi kết thúc theo dõi 57,21 ± 0,08 b 51,45 ± 1,14 a 53,24 ± 0,83 a (g/kg)

Hệ số thức ăn tính theo chất tươi (FCRaf)

Hàm lượng Ni-tơ thải ra môi trường (g/kg cá) 6,36 ± 0,20 b 179,48 ± 5,84 b 4,11 ± 0,21 a 109,87 ± 10,70 a 4,98 ± 0,66 ab 137,41 ± 20,43 ab

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 45 - 94)