Kỹ thuật nuôi lồng cá biển

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 31 - 94)

3.2.1. Vị trí nuôi:

- Vùng nuôi cá lồng bè ở Vân Đồn thuộc vùng ven biển có nhiều eo, vịnh kín gió do có nhiều đảo che chắn. Độ sâu mực nước vùng nuôi trung bình từ 1 – 2 m khi thủy triều thấp nhất. Lớp trầm tích bề mặt đát là bùn, bùn cát, cát bùn. Tính chất đất đáy là đất hôi và đất hôi đen.

- Các yếu tố môi trường:

Bảng 3.4 Nhiệt độ và độ muối tại Vân Đồn qua các tháng trong năm 2010

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Nhiệt độ nước (0C) Độ mặn (ppt) pH nước 32 - 34 32 - 33 7,5 – 7,8 30 - 32 32 -34 7,0 - 8,0 29 - 33 32 - 33 7,3 -7,4

Thời gian từ tháng 4 – 6/2010 trời nắng to, khiến cho nhiệt độ nước biển tăng cao, giao động từ 29 - 34 0C, kéo theo độ mặn tăng cao, giao động trong khoảng 32 – 33 ppt. Nhiệt độ nước giảm hơn vào tháng 5 (30 – 320C) và dao động nhiều hơn trong tháng 6 (29 – 330C). pH nước biến đổi không lớn, giao động từ 7,4 – 8,0.

3.2.2 Lồng, bè nuôi cá

Có 2 loại lồng bè để nuôi cá biển: lồng bè bè đơn giản và lồng bè Nauy. Lồng Nauy do có kích thước lớn, có ưu điểm chịu sóng gió tốt, chỉ thích hợp nuôi cá vùng khơi xa hay vùng biển hở, hơn nữa giá mua lại đắt (khoảng 100 triệu đồng/chiếc) cho nên rất ít được sử dụng ở Vân Đồn. Hầu hết người dân dùng loại lồng bè đơn giản để nuôi cá.

Trong quá trình sử dụng lồng bè đơn giản người nuôi đã cải tiến nó cho phù hợp để thuận tiện cho việc sử dụng. Khung bè thường làm bằng gỗ dẻ hoặc gỗ táu, loại gỗ này chịu được nước mưa và nước mặn. Phao làm bè là phao xốp hoặc phuy nhựa hình trụ tròn, đường kính 60 cm, cao 90cm. Trên miệng lồng căng lưới che kín để bảo vệ cho cá nuôi và để cá to không vượt ra ngoài.

Mỗi bè/hộ gia đình có từ 5 – 20 ô lồng tùy từng điều kiện kinh tế của từng hộ. Qua điều tra 90 hộ nuôi cá lồng bè, có 1170 ô lồng. Người dân gọi các lồng nuôi theo kích thước của lồng, kích thước của các ô lồng này khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người nuôi.

Bảng 3.5 Các loại lồng nuôi cá ở Vân Đồn

Kích thước lồng 3x3x3m 4x4x4m 2x2x2m 6x3x3m Tỷ lệ (%) 63,58 32,1 3,07 1,25 Mục đích sử dụng Nuôi cá thương phẩm Nuôi cá thương phẩm Ương giống, lưu giữ giống

Nuôi cá thương phẩm và nuôi vỗ cá bố mẹ

Loại lồng có kích thước 3 x 3 x 3m và loại lồng 4 x 4 x 4 m dùng phổ biến ở Vân Đồn. Nhưng loại lồng 3 x 3 x 3m được dùng nhiều nhất (chiếm 63,58%), người nuôi dùng loại lồng này để nuôi cá thương phẩm cỡ giống 10 - 25cm, sau khoảng 2 - 4 tháng nuôi tiến hành phân cỡ cá và san sang lồng có kích thước bằng (3 x 3 x 3m) hoặc lớn hơn (4 x 4 x 4 m).

Loại lồng có kích thước 2 x 2 x 2 m chủ yếu có trong các hộ gia đình là cơ sở cung cấp cá giống cho những hộ xung quanh. Những cơ sở này thu gom cá giống với nhiều cỡ khác nhau từ các tỉnh khác hoặc Trung Quốc về lưu giữ và thuần hóa trong các lồng tại bè của mình để bán lại cho các hộ có nhu cầu mua giống trên địa bàn xã.

Loại lồng được sử dùng để lưu giữ và nuôi cá bố mẹ, chiếm tỷ lệ rất thấp (1,25%). Đa số người dân ở Vân Đồn nuôi cá thịt để xuất bán, rất hộ nuôi lưu giữ cá thịt để nuôi thành cá bố mẹ cho sinh sản, bởi phương thức sản xuất này thời gian quay vòng vốn chậm.

Hình 3.6 Lồng bè nuôi cá biển ở Vân Đồn

3.2.3 Nguồn giống

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một vài cơ sở sản xuất giống cá biển nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi. Nguồn giống chủ yếu là từ khai thác ngoài tự nhiên (bằng cách câu, bẫy hoặc dùng lưới) và một phần giống cá được mua từ Cát Bà, Hải Phòng hoặc mua từ Trung Quốc. Vì vậy chưa chủ động được nguồn giống, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và tính thời gian của con giống cho nghề nuôi cá lồng trên biển cả ở quy mô gia đình và quy mô công nghiệp. Bên cạnh đó khó kiểm soát được mầm bệnh trên đàn giống, chất lượng giống chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn cá thương phẩm.

Hầu hết các hộ nuôi mua lại cá giống đã được thuần dưỡng của các cơ sở thu gom giống trên địa bàn xã, thị trấn gần đấy. Những hộ nuôi với quy mô lớn thường tự

mua cá giống từ nơi khác về, hoặc tùy từng điều kiện và mục đích sản xuất của từng hộ mà người nuôi tự đánh bắt cá giống ngoài tự nhiên bằng cách câu, đánh lưới...

Bảng 3.6 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn

Khai thác tự nhiên

Giống nhân tạo Trung Quốc

Giống nhân tạo trong nước Cá song (%) Cá giò (%) Cá hồng mỹ (%) 35 30 25 60 60 65 5 10 10

Hình 3.7 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn

Rõ ràng nguồn giống 3 loài cá song, giò, hồng mỹ từ Trung Quốc đều chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 60 – 65%, tiếp theo đến nguồn giống từ khai thác tự nhiên, với tỷ lệ từ 25 – 35% và tỷ lệ thấp nhất (5 – 10%) là nguồn giống nhân tạo trong nước. Tuy nhiên, nguồn giống cá song từ sản xuất nhân tạo (5%) được người nuôi sử dụng ít hơn so với cá giống giò (10%) và hồng mỹ (10%) từ sản xuất nhân tạo. Ở nước ta, cá song tuy đưa vào cho sinh sản nhân tạo thành công từ năm 1999 - 2000, nhưng do ương cá song bột khó khăn nên tỷ lệ sống giai đoạn cá bột đến cá giống còn rất thấp, chỉ 0,102 – 0,416% [9]. Tỷ lệ sống của cá song đạt thấp là tình hình chung đang xảy ra ở nhiều quốc gia. Tỷ lệ sống của cá song trong các thí nghiệm của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản của AQD/SEAFDEC (Aquaculture Department, South East Asian Fisheries Development Center) chỉ đạt 0,1 – 0,2% [37]. Các nghiên cứu khác ở Đài Loan cũng tương tự, tỷ lệ sống từ giai đoạn ấu trùng đến cá giống của cá song chỉ đạt từ 1 – 3% [9].

Mặt khác giống cá song đắt (khoảng 30.000 – 50.000đ/con cỡ 6 – 10 cm) hơn so với các loài cá khác từ 10.000 – 30.000 đ/con cùng cỡ nên đối với những hộ có mức thu nhập thấp hay những hộ nuôi cá quy mô nhỏ, lẻ thường tự khai thác cá giống ngoài tự nhiên. Trong khi hiện nay người dân có xu hướng nuôi cá song nhiều hơn cá giò và cá hồng mỹ. Vì vậy cá song giống có nguồn từ khai thác tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao (35%). Qua trao đổi với ngư dân, cá giống khai thác ngoài tự nhiên ngày càng hiếm và khó đánh bắt. Trước đây, nguồn lợi cá giống ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh rất phong phú, sản lượng cá giống hàng năm có thể khai thác khoảng 300 nghìn tấn cá song, 10 nghìn tấn cá hồng, cá tráp và 200 nghìn cá vược giống [17]. Trong những năm gần đây do việc khai thác quá mức, thiếu qui hoạch, môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm nặng đã làm cho nguồn lợi giống các cá biển kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng. Đây là vấn đề đáng báo động về việc suy kiệt nguồn lợi tự nhiên khi mà nước ta chưa chủ động được nguồn giống.

Ngoài cá song, trong thời gian 1994 - 1995, Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng cũng đã cho sinh sản thành công cá giò, cá hồng và cá tráp. Nhưng tỷ lệ sống của cá bột đến cá giống còn rất thấp, dưới 1% [17 ]. Năm 1999, Viện đã sản xuất nhân tạo được 10.000 cá giò giống cỡ 10 – 15cm, cung cấp cho ngư dân và một số cơ sở sản xuất nuôi lồng trên biển của Quảng Ninh và Hải Phòng [17]. Mặc dầu vậy, số lượng cá giống sản xuất được ở những cơ sở này chỉ dừng lại ở mức rất hạn chế.

Từ năm 2005 đến nay Trại Nuôi trồng Thủy sản 4 (Trường Cao đẳng Thủy sản) đã cho sinh sản nhân tạo thành công nhiều loài cá biển như cá tráp đen, cá tráp vây vàng, cá hồng đỏ, cá vược, cá hồng mỹ, cá giò; mới đây nhất là cá sủ đất và cá chim vây vàng. Hiện Trại đang tiếp tục duy trì và nhân rộng cá giống chất lượng để cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh, hiện tỉnh đang xây dựng trại sản xuất và khu nuôi thực nghiệm giống hải sản tại huyện Đầm Hà, dự kiến công trình sẽ đi vào hoạt động và cung cấp giống thủy hải sản cho địa bàn tỉnh vào năm 2012 [6].

3.2.4 Mùa vụ nuôi và thu hoạch

Ở Vân Đồn người dân thường thả cá giống vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 khi thời tiết ấm áp và nguồn cá tạp sẵn có. Khác với các đối tượng nuôi khác (thả giống từ tháng 2 - 3), cá song khó nuôi nên thường thả muộn hơn khi mà thời tiết ấm áp hẳn (tháng 4 – 5).

Hầu hết các cá nuôi biển, ngư dân thường nuôi sau 1,5 – 2 năm, khi cá to mới thu hoạch để bán cá thương phẩm.

Đối với các loài cá như cá giò, cá hồng đỏ, hồng mỹ, một số ít hộ nuôi 1 năm 1 vụ, chẳng hạn thả từ tháng 2/2010 thì tháng 12/2010 có thể thu tỉa để bán cá thịt vào dịp tết. Riêng cá song đa số ngư dân nuôi 2 năm 1 vụ; cá nuôi từ cỡ 10 – 20cm sau 20 tháng cá đạt 1,5 - 2kg/con thì thu hoạch (thả cá từ tháng 4 năm nay thì sang tháng 12 năm sau mới thu hoạch cá thương phẩm).

Một số cá, thời gian nuôi càng lâu (2 – 4 năm) thì giá thương phẩm càng cao. Cá giò, người nuôi thường thu hoạch cá sau 2,5 - 3,5 năm, lúc này cá có thể đạt tới 10 - 13 kg/con, giá bán từ 100 – 150.000đ/kg.

3.2.5 Chọn cá giống và thả cá giống

Cá giống được chọn nuôi chỉ qua quan sát bằng cảm quan (màu sắc, …) chứ chưa qua kiểm tra, kiểm dịch đã gây ảnh hưởng đến và tỷ lệ sống của cá thương phẩm. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất đối với nghề nuôi cá biển ở Vân Đồn, Quảng ninh nói riêng và ở nước ta nói chung.

Ngoài ra, trong khâu thả giống, thay vì nên tắm cho cá bằng nước ngọt trước khi ương nuôi để phòng bệnh cho cá, đa số bà con thường bỏ qua khâu xử lý này do cầu kỳ, tốn thời gian, vì vậy làm giảm tỷ lệ sống của cá. Một số hộ nuôi tắm cho cá giống trước khi ương bằng hóa chất xanh Malachite đã bị Bộ Thủy sản cấm, làm ảnh hưởng đến chất lượng của cá thu hoạch về an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.2.6 Kích cỡ và mật độ thả giống

Hầu hết người dân nuôi cá bằng loại lồng có thể tích 3 x 3 x 3m, với cỡ giống thả nuôi phổ biến 10 – 25 cm tùy loài.

Bảng 3.7 Mật độ nuôi một số loài cá biển chính nuôi lồng (3 x 3 x 3m) ở Vân Đồn

Cá nuôi Cỡ cá (cm) >25 20 - 25 18 – 20 12 – 18 8 – 12 Cá song chấm nâu (con/lồng) 205(160 – 250) 350(300 – 400) 850(500 – 1.200) 1350(1.200 – 1.500) 1750(1.500 – 2.000) Cá giò (con/lồng) 150(100 – 200) 275(250 – 300) 650(500 – 800) 1050(900 – 1.200) 1300(1.000 – 1.600) Cá hồng mỹ (con/lồng) 265(230 – 300) 385(350 – 420) 950(500 – 1.400) 1700(1.400 – 2.000) 2050(1.800 – 2.300)

2500 2000 1500 1000 500 Cá song (con/l ng) Cá giò (con/l ng) Cá h ng m (con/l ng) 0 8–12 12–18 18–20 20-25 >25 Cỡ giống (cm)

Hình 3.8 Mật độ nuôi một số loài cá biển chính nuôi lồng (3 x 3 x 3m) ở Vân Đồn Bảng 3.7 cho thấy mật độ nuôi cá của ngư dân ở Vân Đồn khá cao so với chỉ tiêu của Ngành. Đối với cá song (Epinephelus spp), ở mật độ thích hợp là 25con/m3, cỡ ≥ 12cm, thì người dân thường nuôi trung bình 31con/m3, cao hơn so với mức thích hợp 10con/m3 [5].

Đối với cá giò cũng trong tình trạng tương tự, theo khuyến cáo mật độ thích hợp là 8 con/m3, cỡ ≥ 18cm [5], thì người dân thường nuôi với mức trung bình là 24con/m3, cao hơn so với mức thích hợp 16con/m3.

Cá hồng mỹ thay vì nuôi ở mật độ thích hợp là 25con/m3, cỡ ≥ 10cm [5]., thì người dân lại nuôi với mức 35 - 63con/m3, cao hơn so với tiêu chuẩn từ 10 - 38con/m3.

Hình 3.9 Cá giò cỡ 8 – 12cm Mật độ (con/lồng)

3.2.7 Thức ăn cho cá 3.2.7.1 Loại thức ăn

Người nuôi sử dụng các loại cá bé, cá có giá trị thấp và các loài giáp xác nhỏ như cá nhâm, cá ót, cá man, cá dìa, cá nhạc, cá bơn, cá sơn, cá nục, cá ruội, cá quẩn, cá mòi…để làm thức ăn cho cá. Người dân gọi chung những loài cá này là cá tạp. Qua điều tra, người nuôi sử dụng 100% cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi và chưa từng sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá.

3.2.7.2. Nguồn gốc thức ăn

Cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi được ngư dân đánh bắt ở vùng ven biển bằng nghề chài, chụp, vây, vó, lưới kéo, chụp mực …. Hằng ngày các cơ sở thu mua đi thu gom mua cá tạp của ngư dân chuyên làm nghề khai thác, đánh bắt thức ăn cho cá biển để bán lại cho lái buôn hoặc bán trực tiếp cho người nuôi cá. Các hộ nuôi cá đến cơ sở thu mua để mua cá tạp hoặc do các cơ sở thu mua giao đến tận bè nuôi hoặc mua tại các chợ đầu mối, rất ít hộ tự đánh bắt thức ăn cho cá nuôi.

3.2.7.3 Tỷ lệ cá tạp trong đánh bắt

Kết quả điều tra cho thấy, trong các mẻ cá tạp đánh bắt có khoảng 10 – 15 loài cá và cua còng, tôm tép nhỏ. Trong đó, cá nhâm, cá ót, cá man chiếm chủ yếu. Cá nhâm chiếm trung bình với tỷ lệ 40%, cá ót với tỷ lệ trung bình 42%, cá man trung bình 15%, loài khác 5% (Hình 3.10) 5% 15% 40% Cá nhâm Cá ót Cá man Loài khác 42% Hình 3.10 Tỷ lệ cá tạp trong đánh bắt

3.2.7.4 Biến động nguồn thức ăn trong nuôi cá ở Vân Đồn

Thức ăn (cá tạp) thường xuyên biến động theo tháng, mùa, hay theo thời tiết. Sự biến động này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Loài Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cá ót Cá nhâm Cá man Cá mòi Cá quẩn Cá lục Cá đốm Cá bơn Cá chai Cá nhạc Cá dầu Cá trỏng Cá kìm

Chú thích: 3 gạch đậm: rất nhiều; 2 gạch đậm: nhiều; 1 gạch đậm: trung bình; 1 gạch mờ: ít; nét đứt đậm: rất ít; nét đứt mờ: rải rác

Hình 3.11 Sơ đồ biến động cá tạp theo thời gian trong năm

Sơ đồ 3.11 cho thấy, cá ót có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong năm, từ tháng 1 đến tháng 12 và xuất hiện nhiều nhất trong tháng 4 – 6, tháng 11 – 12 ít hơn so với các tháng trong năm.

Tần số xuất hiện của cá nhâm thưa hơn cá ót và dày hơn cá man. Hầu như cá nhâm có quanh năm và nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 3 - 6.

Hầu hết cá tạp đều hiếm trong các tháng 1 - 2 và giai đoạn mùa mưa, có nhiều gió nam, biển động (tháng 7 – 8) và nhất là trong mùa rét (tháng 11 – 12). Vào mùa hè (từ tháng 4 – 6), cá tạp phong phú nhất trong năm, đây là giai đoạn thuận lợi cho nuôi cá.

3.2.8. Kỹ thuật bảo quản thức ăn

Khi thời tiết thuận lợi, nguồn cá tạp dồi dào (tháng 3 – 6), người nuôi thường mua từ sáng sớm để chuẩn bị cho cá ăn cả ngày. Nhưng vào mùa mưa (tháng 7 – 8), hoặc mùa đông bắc (tháng 11 – 12), cá tạp khan hiếm, người nuôi thường mua dự trữ cá tạp cho cá ăn trong nhiều ngày liền. Cá tạp được để nguyên con trong các túi nylong hoặc xay nhỏ chia làm nhiều túi nylon và đặt trong thùng xốp có đá cây đập nhỏ để bảo quản (Hình 3.12, 3.13). Với loại thức ăn này dùng cho cá ăn trong ngày đã không còn đủ độ tươi, ngon, chứ chưa kể đến việc bảo quản hàng tuần cho cá ăn. Cá tạp khi đánh bắt lên rất nhanh phân hủy, nhất là cá đã xay nhỏ. Hơn nữa việc sử dụng đá bẩn, chứa nhiều vi sinh vật phân hủy để bảo quản cũng làm tăng tốc độ ươn hỏng thức ăn.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 31 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w