Các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 25 - 94)

2.5.1 Đánh giá kỹ thuật

- Ws (kg): Khối lượng trung bình của cá trước vụ nuôi

Ws = Tổng khối lượng cá có trong lồng chia cho số cá thả - We(kg): Khối lượng trung bình của cá khi thu hoạch

We = Khối lượng đàn cá trong lồng chia cho số cá có trong lồng - DGR (g/ngày): Tốc độ sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Rate):

DGR (g/ngày) = (We – Ws)/d

- DGC (%/ngày): Hệ số sinh trưởng hàng ngày (Daily Growth Coefficient) DGC (%/ngày) = (We1/3 – Ws1/3)x100/d

- FI (kg): Lượng thức ăn cá ăn vào tính bình quân cho 1 con cá từ lúc thả đến lúc thu (= số cá thả ban đầu trừ cho số cá chết trong quá trình nuôi).

- SR (%):Tỷ lệ sống = (Số cá thả ban đầu trừ cho số cá chết) x100/(số cá thả ban đầu)

- FCR: lượng thức ăn (tính theo khối lượng khô) cần dùng để tăng một đơn vị khối lượng cá nuôi trong khoảng thời gian theo dõi. Được tính bằng công thức:

Tổng lượng thức ănFCR = FCR =

Khối lượng gia tăng

- Nthức ăn: Được tính dựa trên hàm lượng Ni-tơ của từng thành phần và tỷ lệ % của chúng trong thức ăn.

Nthức ăn = Ntích lũy + Nthải

Hệ số chuyển đổi: % Protein thô = % N x 6,25

2.5.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Tổng chi = Định phí + Biến phí - Doanh thu = Giá bán x Sản lượng - Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi

- Tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư = (Lợi nhuận/Đầu tư) x 100% - Lợi nhuận biên = (Lợi nhuận/Doanh thu) x 100%

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình nghề nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn, Quảng Ninh

3.1.1 Vùng nuôi

Vân Đồn là một trong những huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ven biển lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, trong 59.676 ha diện tích tự nhiên có hơn 1.000 ha diện tích mặt nước và bãi triều có thể nuôi mặn, lợ và hàng vạn ha mặt nước ở các vụng, vịnh áng tương đối kín gió có thể nuôi cá lồng bè [31].

Hình 3.1 Vị trí huyện Vân Đồn

Các điểm nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Vân Đồn bao gồm khu vực Cống Lão Vọng, xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, Thắng Lợi, Ngọc vừng, Đông Xá, Quan Lạn và Bản Sen. Trong đó tập trung nuôi chủ yếu ở khu vực thị trấn Cái Rồng, chiếm tới 85% diện tích nuôi cá lồng bè, thành phần loài nuôi ở đây cũng đa dạng, phong phú. Ở Thắng Lợi và Ngọc Vừng diện tích nuôi cá lồng bè khoảng 10%, ngư dân chủ yếu nuôi cá song. Các vùng còn lại diện tích nuôi cá lồng bè rất ít, chỉ 5%.

3.1.2 Đối tượng nuôi

Tùy từng điều kiện và mục đích sản xuất của từng hộ gia đình mà họ chọn các đối tượng nuôi khác nhau. Với hộ có vốn đầu tư ít và muốn quay vòng vốn nhanh thì thường nuôi các loài cá như cá hồng mỹ, cá hồng đỏ, cá giò, cá tráp vàng có giá cá

giống thấp (từ 10.000 – 20.000 đ/con cỡ 8 – 10cm) và dễ nuôi. Ngược lại, đối với hộ nuôi có vốn lớn thường đầu tư nuôi cá song với quy mô hàng chục lồng cá song/hộ.

Mặc dù cá song khó nuôi hơn và thời gian nuôi lâu hơn so với các loài cá khác, nhưng loài cá này lại có giá trị thương phẩm cao hơn (giá trung bình từ 180.000 – 200.000 đ/kg), vì vậy đa số người dân vẫn chọn nuôi cá song. Số hộ tham gia nuôi cá song chiếm tỷ lệ cao nhất so với số hộ nuôi các đối tượng khác, chiếm 87% năm 2009 và chiếm 93% năm 2010 (Hình 3.2). Đồng thời số hộ tham gia nuôi các loài cá khác như cá giò, cá hồng có xu hướng giảm theo thời gian. Qua trao đổi với ngư dân, cá hồng mỹ là đối tượng được nuôi nhiều trong những năm qua, nhưng thời gian gần đây thị trường cá hồng mỹ giảm xuống, giá cá thương phẩm thấp chỉ 40.000 – 50.000 đ/kg, nên người nuôi đang có xu hướng giảm nuôi đối tượng này. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ nuôi cá hồng mỹ năm 2009 là 54%, giảm xuống còn 50% trong năm 2010 (Hình 3.2). 93% 100% 80% 60% 87% 86% 80% 50% 56% 51% 40% 20% 0% 37% 31% Tháng 5/2009 Tháng 5/2010 song Cá giò h ng Cá hồng khác m đỏ

Hình 3.2 Tỷ lệ % số hộ tham gia nuôi cá ở Vân Đồn

Bảng 3.1 Tỷ lệ % lồng nuôi cá biển ở Vân Đồn

Số lồng Tỷ lệ %

Lồng cá song Lồng cá giò Lồng cá hồng mỹ Lồng cá hồng đỏ

Lồng nuôi đối tượng khác

702 234 117 58 58 60% 20% 10% 5% 5% 54%

5% 10% 20% 5% 60% Lồng cá song Lồng cá giò Lồng cá hồng mỹ Lồng cá hồng đỏ Lồng nuôi đối tượng khác

Hình 3.3 Tỷ lệ % lồng nuôi cá biển ở Vân Đồn

Số lượng lồng nuôi cá song cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), tiếp đến lồng nuôi cá giò (20%), cá hồng mỹ (10%), hồng đỏ (5%), cá khác (5%) (Bảng 3.1). Mặc dù số hộ tham gia nuôi cá hồng mỹ chiếm tỷ lệ thấp (50%) hơn so với cá hồng đỏ (56%), nhưng số lồng nuôi lại cao hơn, chiếm tỷ lệ 20%, trong khi số lồng nuôi cá hồng đỏ chỉ 5%.

Cá song nuôi trên địa bàn huyện Vân Đồn có nhiều loài, theo tên địa phương người dân thường gọi chúng là cá song thường (song chấm nâu), cá song vang (song đỏ), cá song đen, cá mú gầu, cá mú nhẻm. Loài cá song chấm nâu được ngư dân nuôi chủ yếu, chiếm khoảng 98% tổng số các loài cá song trong vùng. Loài cá song vang, song đen rất hiếm, hoàn toàn do ngư dân đánh bắt được ngoài biển và dùng làm thực phẩm, hiếm khi nuôi. Cá song vang rất đắt, có trọng lượng lớn, có con tới 40kg/con. Tương tự cá mú gầu, cá mú nhẻm cũng chủ yếu được ngư dân đánh bắt và dùng làm thực phẩm.

Các đối tượng nuôi khác như, cá thác (cá hường), cá chim vây vàng, cá chim trắng, cá tráp vàng, cá tráp đen, cá sủ đất, cá vược (cá chẽm), cá nhụ, cá đối mục ...chiếm tỷ lệ rất thấp, số lồng nuôi chiếm 5%. Những loài cá này, người dân khai thác được giống ngoài tự nhiên và đem về nuôi ghép chúng với nhau để tận dụng diện tích mặt nước. Gần đây, nước ta đã thực hiện nhập công nghệ sản xuất nhân tạo thành công các đối tượng trên (cá chim vây vàng, cá hồng đỏ, cá tráp vây vàng, cá hường, cá sủ đất) và đã đưa giống nhân tạo nuôi thương phẩm bằng lồng trên địa bàn huyện Vân

Đồn (Cái Rồng) và huyện Cẩm Phả. Đây là bước đầu của các dự án nên con giống sản xuất mới dừng lại ở quy mô thí nghiệm. Nhà nước định hướng, trong tương lai sẽ thay thế hoàn toàn con giống tự nhiên và giống Trung Quốc bằng giống nhân tạo trong nước; đồng thời đa dạng hóa nhiều đối tượng nuôi mới [4].

3.1.3 Sản lượng và số ô lồng nuôi cá

Bảng 3.2 Số ô lồng và sản lượng cá lồng nuôi biển từ năm 2005 đến 2009 ở Vân Đồn

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số ô lồng nuôi (Lồng) Sản lượng (Tấn) 2650 1060 4228 1360 4300 1855 4720 1737 4728 1118

Nguồn: Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh.

5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 Số ô lồng nuôi (Lồng) Sản lượng (Tấn) 1000 500 0

Năm Năm Năm Năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Hình 3.4 Số ô lồng và sản lượng cá lồng nuôi biển từ năm 2005 đến 2009 ở Vân Đồn

Số ô lồng cá biển ở Vân Đồn luôn tăng qua các năm, trong khi sản lượng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Sau 5 năm (từ 2005 – 2009) số lồng nuôi cá tăng 2078 lồng, trong đó 2 năm đầu (2005 và 2006) tăng nhanh nhất, với mức tăng là 1578 lồng (Bảng 3.2). Trong giai đoạn này, số lồng nuôi và sản lượng tăng nhanh là do huyện được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nuôi cá biển, dự án nuôi cá lồng bè trên biển từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm được triển khai cho toàn vùng từ năm 2001 – 2005 [20]. Vì vậy, chỉ trong vòng hai năm, 2005 – 2006, đã tăng

1578 ô lồng nuôi và sản lượng tăng tương ứng là 300 tấn cá (tăng 28,3%), mức năng suất trung bình đạt 526 tấn/năm (bình quân 200 kg cá/ô lồng), nhiều hộ gia đình nuôi cá lồng bè đạt mức thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ [21].

Sản lượng tăng đỉnh điểm là vào giữa năm 2007, đạt 1855 tấn, sau đó giảm dần, năm 2009 giảm còn 1118 tấn. Trong năm 2008 và 2009, số lồng nuôi gần như không tăng hoặc tăng không rõ rệt. Số lồng nuôi đạt 4720 lồng năm 2008 và năm 2009 chỉ tăng 8 lồng so với năm ngoái. Điều này cho thấy, nghề nuôi cá lồng bè ở Vân Đồn đang ở mức ngừng phát triển. Điều này cũng phù hợp với xu hướng của toàn tỉnh (Hình 3.5).

Bảng 3.3 Sản lượng, giống thả nuôi, số ô lồng và số hộ nuôi cá biển toàn tỉnh Quảng Ninh từ 2007 đến 2009

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lồng nuôi cá (Lồng) Sản lượng cá (Tấn)

Giống thả nuôi (Ngàn con) Số hộ nuôi (Hộ) 7280 2500 2984,8 1215 7325 2717 3076,5 1225 7375 2617 3166,95 1230

(Nguồn : Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, 2009)

8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 Số lồng nuôi cá (Lồng) Sản lượng cá (Tấn) 1000 0

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Hình 3.5 Sản lượng, giống thả nuôi, số ô lồng và số hộ nuôi cá biển toàn tỉnh Quảng Ninh từ 2007 đến 2009

Bảng 3.3 và Hình 3.5 cho thấy, số lồng nuôi cá biển của toàn tỉnh tăng (tăng không rõ rệt) qua các năm, nhưng sản lượng lại theo chiều hướng ngược lại. Năm 2008 sản lượng nuôi cá của toàn tỉnh là 2717 tấn, năm 2009 giảm xuống còn 2617 tấn. Sản lượng cá biển nuôi lồng của toàn huyện Vân Đồn chiếm 74,2% sản lượng cá biển nuôi

lồng của toàn tỉnh trong năm 2007 và tỷ lệ này giảm xuống trong năm 2009 còn 42,7% so với sản lượng cá biển nuôi lồng của toàn tỉnh. Điều này cho thấy dấu hiệu chậm phát triển nghề nuôi cá lồng biển trong vùng.

Trong điều kiện môi trường vùng nước biển nuôi ngày càng ô nhiễm và nghề cá nuôi cá biển lồng bè chưa được quy hoạch đúng mức, vì lợi nhuận trước mắt người dân đã nuôi cá một cách ồ ạt, thiếu khoa học. Một minh chứng gần đây nhất là trong 4 tháng đầu năm 2010, toàn huyện có 330 hộ nuôi cá, trong khi có tới 337 hộ nuôi nhuyễn thể lồng bè [29]. Có thể nghề nuôi nhuyễn thể đang dần chiếm vị thế quan trọng trong vùng, các đối tượng nuôi chính như sò huyết, trai ngọc, vẹm xanh, hầu Thái Bình Dương, bào ngư, điệp, ngao dầu, nghêu bến tre và đặc biệt là con tu hài. Đây là những loài đặc sản có giá trị kinh tế cao tương đương hoặc hơn cá biển và đặc biệt có ưu điểm làm sạch môi trường nước do đặc tính ăn lọc của chúng. Nhờ vậy khi nuôi chúng có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước. Chỉ tính riêng sản lượng tu hài, năm 2009 đạt gần 1.000 tấn [23].

Với đặc tính ăn lọc, cải thiện môi trường nước và ít dịch bệnh, lại có giá trị kinh tế như tu hài, vẹm, hầu, bào ngư…, hiện nay ở Vân Đồn nghề nuôi nhuyễn thể lồng bè trên biển đang có xu hướng phát triển hơn hẳn nghề nuôi lồng cá biển [31].

3.2 Kỹ thuật nuôi lồng cá biển3.2.1. Vị trí nuôi: 3.2.1. Vị trí nuôi:

- Vùng nuôi cá lồng bè ở Vân Đồn thuộc vùng ven biển có nhiều eo, vịnh kín gió do có nhiều đảo che chắn. Độ sâu mực nước vùng nuôi trung bình từ 1 – 2 m khi thủy triều thấp nhất. Lớp trầm tích bề mặt đát là bùn, bùn cát, cát bùn. Tính chất đất đáy là đất hôi và đất hôi đen.

- Các yếu tố môi trường:

Bảng 3.4 Nhiệt độ và độ muối tại Vân Đồn qua các tháng trong năm 2010

Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Nhiệt độ nước (0C) Độ mặn (ppt) pH nước 32 - 34 32 - 33 7,5 – 7,8 30 - 32 32 -34 7,0 - 8,0 29 - 33 32 - 33 7,3 -7,4

Thời gian từ tháng 4 – 6/2010 trời nắng to, khiến cho nhiệt độ nước biển tăng cao, giao động từ 29 - 34 0C, kéo theo độ mặn tăng cao, giao động trong khoảng 32 – 33 ppt. Nhiệt độ nước giảm hơn vào tháng 5 (30 – 320C) và dao động nhiều hơn trong tháng 6 (29 – 330C). pH nước biến đổi không lớn, giao động từ 7,4 – 8,0.

3.2.2 Lồng, bè nuôi cá

Có 2 loại lồng bè để nuôi cá biển: lồng bè bè đơn giản và lồng bè Nauy. Lồng Nauy do có kích thước lớn, có ưu điểm chịu sóng gió tốt, chỉ thích hợp nuôi cá vùng khơi xa hay vùng biển hở, hơn nữa giá mua lại đắt (khoảng 100 triệu đồng/chiếc) cho nên rất ít được sử dụng ở Vân Đồn. Hầu hết người dân dùng loại lồng bè đơn giản để nuôi cá.

Trong quá trình sử dụng lồng bè đơn giản người nuôi đã cải tiến nó cho phù hợp để thuận tiện cho việc sử dụng. Khung bè thường làm bằng gỗ dẻ hoặc gỗ táu, loại gỗ này chịu được nước mưa và nước mặn. Phao làm bè là phao xốp hoặc phuy nhựa hình trụ tròn, đường kính 60 cm, cao 90cm. Trên miệng lồng căng lưới che kín để bảo vệ cho cá nuôi và để cá to không vượt ra ngoài.

Mỗi bè/hộ gia đình có từ 5 – 20 ô lồng tùy từng điều kiện kinh tế của từng hộ. Qua điều tra 90 hộ nuôi cá lồng bè, có 1170 ô lồng. Người dân gọi các lồng nuôi theo kích thước của lồng, kích thước của các ô lồng này khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của người nuôi.

Bảng 3.5 Các loại lồng nuôi cá ở Vân Đồn

Kích thước lồng 3x3x3m 4x4x4m 2x2x2m 6x3x3m Tỷ lệ (%) 63,58 32,1 3,07 1,25 Mục đích sử dụng Nuôi cá thương phẩm Nuôi cá thương phẩm Ương giống, lưu giữ giống

Nuôi cá thương phẩm và nuôi vỗ cá bố mẹ

Loại lồng có kích thước 3 x 3 x 3m và loại lồng 4 x 4 x 4 m dùng phổ biến ở Vân Đồn. Nhưng loại lồng 3 x 3 x 3m được dùng nhiều nhất (chiếm 63,58%), người nuôi dùng loại lồng này để nuôi cá thương phẩm cỡ giống 10 - 25cm, sau khoảng 2 - 4 tháng nuôi tiến hành phân cỡ cá và san sang lồng có kích thước bằng (3 x 3 x 3m) hoặc lớn hơn (4 x 4 x 4 m).

Loại lồng có kích thước 2 x 2 x 2 m chủ yếu có trong các hộ gia đình là cơ sở cung cấp cá giống cho những hộ xung quanh. Những cơ sở này thu gom cá giống với nhiều cỡ khác nhau từ các tỉnh khác hoặc Trung Quốc về lưu giữ và thuần hóa trong các lồng tại bè của mình để bán lại cho các hộ có nhu cầu mua giống trên địa bàn xã.

Loại lồng được sử dùng để lưu giữ và nuôi cá bố mẹ, chiếm tỷ lệ rất thấp (1,25%). Đa số người dân ở Vân Đồn nuôi cá thịt để xuất bán, rất hộ nuôi lưu giữ cá thịt để nuôi thành cá bố mẹ cho sinh sản, bởi phương thức sản xuất này thời gian quay vòng vốn chậm.

Hình 3.6 Lồng bè nuôi cá biển ở Vân Đồn

3.2.3 Nguồn giống

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một vài cơ sở sản xuất giống cá biển nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi. Nguồn giống chủ yếu là từ khai thác ngoài tự nhiên (bằng cách câu, bẫy hoặc dùng lưới) và một phần giống cá được mua từ Cát Bà, Hải Phòng hoặc mua từ Trung Quốc. Vì vậy chưa chủ động được nguồn giống, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và tính thời gian của con giống cho nghề nuôi cá lồng trên biển cả ở quy mô gia đình và quy mô công nghiệp. Bên cạnh đó khó kiểm soát được mầm bệnh trên đàn giống, chất lượng giống chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn cá thương phẩm.

Hầu hết các hộ nuôi mua lại cá giống đã được thuần dưỡng của các cơ sở thu gom giống trên địa bàn xã, thị trấn gần đấy. Những hộ nuôi với quy mô lớn thường tự

mua cá giống từ nơi khác về, hoặc tùy từng điều kiện và mục đích sản xuất của từng hộ mà người nuôi tự đánh bắt cá giống ngoài tự nhiên bằng cách câu, đánh lưới...

Bảng 3.6 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn

Khai thác tự nhiên

Giống nhân tạo Trung Quốc

Giống nhân tạo trong nước Cá song (%) Cá giò (%) Cá hồng mỹ (%) 35 30 25 60 60 65 5 10 10

Hình 3.7 Tỷ lệ % về nguồn gốc cá giống tại các hộ nuôi ở Vân Đồn

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT NUÔI LỒNG cá BIỂN và tác ĐỘNG của VIỆC sử DỤNG THỨC ăn NUÔI cá lên môi TRƯỜNG ở VÙNG BIỂN vân đồn, QUẢNG NINH (Trang 25 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w