Hàm lượng Ni-tơ thải ra môi trường do sử dụng thức ăn trong nuôi cá song (179,48g/kg cá), cao hơn so với trong nuôi cá giò (109,87g/kg cá) và cá hồng mỹ (137,41g/kg cá) (P<0,05). Việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau sẽ dẫn tới phóng thích Ni-tơ tổng ra môi trường khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2008), cho thấy hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi trường do nuôi cá mú chấm đen bằng thức ăn viên giảm đi rất nhiều (167,59 g/kg cá) so với nuôi bằng thức ăn cá tươi (210,21 g/kg cá) [14]. Thành phần thức ăn chính trong nuôi cá song chấm nâu là cá nhâm (theo kết luận mục 3.3.1.1), trong khi nuôi cá giò và cá hồng mỹ người nuôi thiên về sử dụng cá ót nhiều hơn. Hàm lượng Ni-tơ phóng thích vào môi trường trong nuôi cá song chấm nâu lớn hơn so với trong nuôi cá hồng mỹ và cá giò (Bảng 3.11).
Bảng 3.11 Hàm lượng Ni-tơ tổng số phóng thích vào môi trường trong nuôi lồng cá biển ở Vân Đồn
Chỉ tiêu
Hàm lượng Ni-tơ trong thức ăn tính theo chất khô (g/kg) Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể cá lúc bắt đầu theo dõi (g/kg)
Cá song chấm nâu 29,75 ± 0,09 a 47,56 ± 0,89 b Cá giò 28,52 ± 1,01 a 43,51 ± 0,32 a Cá hồng mỹ 29,57 ± 0,09 a 43,47 ± 0,54 a Hàm lượng Ni-tơ trong cơ thể
cá sau khi kết thúc theo dõi 57,21 ± 0,08 b 51,45 ± 1,14 a 53,24 ± 0,83 a (g/kg)
Hệ số thức ăn tính theo chất tươi (FCRaf)
Hàm lượng Ni-tơ thải ra môi trường (g/kg cá) 6,36 ± 0,20 b 179,48 ± 5,84 b 4,11 ± 0,21 a 109,87 ± 10,70 a 4,98 ± 0,66 ab 137,41 ± 20,43 ab a,b,c,d
Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).
Số liệu trình bày là giá trị trung bình ± sai số chuẩn.
Mặt khác, Bảng 3.11 cho thấy, FCRaf của cá song lớn nhất (6,36) và của cá giò bé nhất (4,11). Điều này khẳng định rằng sự thất thoát thức ăn chủ yếu từ hoạt động nuôi cá song và mức ô nhiễm (thể hiện qua Ni-tơ thải) chủ yếu từ việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá song chấm nâu. Ở đây, mức độ ô nhiễm gây ra do sử dụng thức ăn trong nuôi cá song cao so với một số loại thức ăn dùng cho nuôi cá hồi ở châu Âu [43].
Theo Iwama (1999) hàm lượng Ni-tơ tổng số thải ra từ hoạt động nuôi cá hồi
Oncorhynchus mykiss ước nằm trong khoảng 45-77 g/kg cá. Rõ ràng để giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, trong nuôi lồng cá mú nói riêng chúng ta cần phải có những nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn cũng như cải tiến quản lý việc cho ăn [43]. Rõ ràng nguyên nhân gây ô nhiễm không chỉ do loại thức ăn được sử dụng trong nuôi cá mà có lẽ còn do các yếu tố khác như liều lượng và kỹ thuật cho ăn.
Qua kết quả phân tích mẫu chất nước và trầm tích vùng nuôi cá tập trung ở Vân Đồn cho thấy, mức độ ô nhiễm môi trường nước và trầm tích đã lên tới mức báo động (Bảng 3.12).
Bảng 3.12 Hàm lượng Ni-tơ tổng số trung bình của chất nước và chất đáy trong lồng nuôi cá
Môi trường Tại lồng nuôi cá
Cá song chấm nâu Cá giò Cá hồng mỹ
Nts nước (mg/l) Nts đáy (%) Đầu Sau Đầu Sau 4,53 6,71 60,3 97,2 3,05 4,19 52,4 73,1 4,02 5,46 56,3 85,2 Hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất nước trong các lồng nuôi cá đều rất cao (từ 3,05 – 6,71 mg/l), cao hơn rất nhiều so với ngưỡng giới hạn cho phép (0,05 mg/l). Hàm lượng này cao hơn so với vùng nước biển ven bờ phía tây Vịnh Bắc Bộ, hàm lượng Ni-tơ tổng số tầng mặt dao động từ 0,107 – 3,220mg/l, tầng đáy 0,135 – 4,600mg/l [12].
Bên cạnh đó, hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất đáy cũng rất cao, dao động từ 52,4 - 97,2%. Hàm lượng này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Trần Lưu Khanh (2000), hàm lượng Ni-tơ tổng số trong trầm tích ở khu vực nuôi cá lồng bè vụng Oản (Hạ Long, Quảng Ninh) dao động từ 35,3 – 52,2% [11].
Qua bảng 3.12 và Hình 3.24, Hình 3.25 ta thấy hàm lượng Ni-tơ tổng số trong nước và trầm tích ở các lồng nuôi các đối tượng khác nhau có xu hướng tăng lên theo thời gian nuôi. Điều này cho thấy môi trường vùng nuôi không thể dung nạp được vật chất này nữa. Hay nói cách khác, sự tích tụ Ni-tơ tổng số đã vượt quá sức tải của môi trường. Tuy nhiên, do nghiên cứu chỉ tiến hành trên một phạm vi hẹp nên vấn đề này cũng có thể là ô nhiễm cục bộ. 7 6 5 4 3 2 1 0
L ng nuôi L ng nuôi L ng nuôi
Nts nước đầu (mg/l) Nts nước sau (mg/l) cá song ch m nâu cá giò cá h ngm
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0
L ng nuôi L ng nuôi L ng nuôi
Nts đáy đầu (%) Nts đáy sau (%) cá song ch m nâu cá giò cá h ng m
Hình 3.25 Biến động hàm lượng Ni-tơ tổng số của chất đáy trong các lồng nuôi cá Khi các chỉ tiêu về môi trường nước nuôi (Ni-tơ tổng số) vượt mức giới hạn cho phép thì không thể đồng hóa được. Khi không thể đồng hóa được thì môi trường ô nhiễm càng nặng và tích tụ dinh dưỡng cao.
Các tác động môi trường của nghề nuôi cá biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như loài, kỹ thuật nuôi, mật độ thả giống, loại thức ăn, thủy văn của vùng nuôi. Nói chung, khoảng 85% lượng phốt pho, 80 - 88% lượng carbon và 52-95% lượng nitơ đi vào một hệ thống nuôi cá dưới dạng thức ăn có thể bị thất thoát vào môi trường thông qua lãng phí thức ăn, sự bài tiết của cá, phân cá và hô hấp [51].
Đối với các thuỷ vực nuôi hải sản nói chung và nuôi cá lồng bè, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do lượng vật chất hữu cơ, dinh dưỡng phát thải trong quá trình nuôi. Mặt khác, những thuỷ vực ven biển thường chịu tác động trực tiếp và gián tiếp các nguồn gây ô nhiễm, như: giao thông hàng hải – cảng biển, khai thác hải sản, du lịch, đô thị và các nguồn từ lục địa. Khu vực nuôi cá lồng bè tập trung ở những vũng vịnh phía Đông Bắc Cát Bà (Hải Phòng) và rải rác trong vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) là nơi chịu tác động đồng thời của các nguồn ô nhiễm trên [13].
Vùng tập trung nuôi cá chủ yếu trong huyện (thị trấn Cái Rồng) là nơi xảy ra dịch bệnh trên cá nhiều hơn cả. Vùng này không những tập trung nhiều lồng nuôi cá mà còn tập trung nhiều tầu thuyền khai thác qua lại, vì vậy không những làm các lồng nuôi cá dao động mà còn kéo theo nhiều rác bẩn, loang dầu trôi dạt vào hai phía lồng
bè nuôi cá, làm cản trở lưu thông nước trong và ngoài lồng. Chính vì vậy, cá nuôi ở đây chậm lớn và thường xuyên xảy ra dịch bệnh (Hình 26,27).
Hình 26, 27 Rác bẩn và dầu loang xung quanh khu vực nuôi cá ở Cái Rồng
3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của hoạt động nuôi cábiển ở Vân Đồn