Nhóm tỉ số thanh khoản:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát hành sách TP HCM fahasa (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY

2.3. Phân các chỉ số tài chính của công ty fahasa

2.3.1. Nhóm tỉ số thanh khoản:

Phân tích tình hình thanh tốn là chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu và các khoản phải chi của công ty Cổ phần phát hành sách TP. Hồ Chí Minh - Fahasa. Qua phân tích tình hình thanh tốn, chúng ta sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỹ luật thanh tốn của cơng ty. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh tốn. Phân tích khả năng thanh tốn là chúng ta sẽ xem xét tài sản của cơng ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không.

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (CR) 1.11 1.09 1.07

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR) 0.42 0.37 0.45

Chỉ số thanh toán tiền mặt 5.8% 5.9% 2.8%

Object 20 Tỷ số thanh toán hiện thời là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua các năm trong khoản thời gian tử 2018 đến 2020. Có thể thấy được điều này qua đồ thị sau:

Hình 2.9: Khả năng thanh tốn hiện thời (CR) của công ty năm 2018 - 2020

Năm 2018 = 1,11 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,11 đồng tài sản lưu động đứng sau. Năm 2019 = 1,09 lần, giảm nhẹ 0,02 lần so với năm 2018 và năm 2020 = 1,07 lần, giảm nhẹ 0,04 lần so với năm 2019. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản lưu động chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Như vậy ta thấy khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty mỗi năm một giảm nhưng chỉ giảm nhẹ, tỷ số qua các năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản lưu động khơng q mức, vì tài sản lưu động dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh tốn hiện thời của cơng ty, tỷ số này cho ta biết cơng ty ngày càng có xu hướng sử dụng nguồn vốn lưu động của mình để tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp, nên hệ số thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty ta tiếp tục phân tích khả năng thanh tốn nhanh. Khả năng thanh tốn nhanh sẽ cho chúng ta biết cơng ty có bao nhiêu vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh tốn ngay cho một đồng nợ.

Object 23 Hình 2.10: Khả năng thanh tốn nhanh (QR) của cơng ty năm 2018 - 2020

Năm 2018 = 0,42 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn có 0,42 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2019 = 0,37 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2018, Nguyên nhân là do công ty đã sử dụng tiền để đầu tư vào hàng tồn kho, đồng thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng so với năm 2018.

Năm 2020 = 0,45 lần tăng 0,08 lần so với năm 2019.

Ta thấy vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động, nên hệ số thanh tốn của cơng ty là khá thấp, tất cả đều nhỏ hơn 0,5. Cho thấy cơng ty khơng có lượng tiền cần thiết để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.

è Đánh giá chung khả năng thanh tốn nhanh: Ta thấy khả năng thanh tốn của

cơng ty trong 2019 là không tốt, vốn lưu động không đủ để trang trải hết các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2020 khả năng thanh tốn của cơng ty có xu hướng phát triển khả quan, tổng tài sản lưu động đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, do lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn nên khả năng thanh toán nhanh của cả ba năm là rất thấp, cho thấy vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ động trong hàng tồn kho, công ty nên chú ý khắc phục điểm yếu này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát hành sách TP HCM fahasa (Trang 32 - 34)