Tỷ suất sinh lời trên VCSH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát hành sách TP HCM fahasa (Trang 45)

è Đánh giá: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của cơng ty có xu hướng tăng

đều trong 2 năm và giảm mạnh trong năm 2020. Cụ thể năm 2018 - 2019, tỷ số ROE là 15,22% và 15,90%, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,1522 và 0,1590 đồng lợi nhuận. Đến năm 2020, tỷ số này giảm xuống 8,63% tương đương giảm đến 7,27% so với năm 2019, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sỡ hữu thì cơng ty bị lỗ 0,0863 đồng. Nguyên nhân ROE giảm trong năm 2020 là do sự giảm khá lớn của lợi nhuận cùng với sự giảm vốn chủ sỡ hữu

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Nhận xét chung 3.1. Nhận xét chung

Từ những nội dung phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty FAHASA trong giai đoạn từ 2018 - 2020, ta có thể có những nhận định chung như sau: hoạt động của công ty trong năm 2018 và 2019 là tốt trung bình các tỉ số tăng giao động khoảng 5% - 10%. Tuy nhiên đến năm 2020 là một năm với nhiều khó khăn, thách thức lớn: kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, kinh tế việt nam chịu tác động mạnh mẽ của dịch bệnh covid tồn cầu, có những biến động hết sức phức tạp, điều đó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên với một bộ máy tổ chức đang dần hoàn thiện, các cơng việc đang triển khai có kết quả tốt, cơng ty xác định bình tĩnh, thận trọng, chủ động đối phó với tình hình khó khăn, bằng mọi biện pháp và chính sách linh hoạt tập trung mọi cố gắng để giữ vững mức tăng trưởng ổn định

3.1.1. Tài sản và nguồn vốn

 Tài sản của công ty tăng đều qua các năm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tăng trưởng ổn định nhất trong năm 2018 và 2019, năm 2020 có dấu hiệu tăng bất thường do cơng ty thu hồi tài sản về từ đầu tư và các khoản phải thu của khách hàng, bên cạnh đó hàng tồn kho cũng gia tăng đáng kể.

 Nguồn vốn của công ty nhìn chung có xu hướng tăng nhưng vấn đề nằm ở việc nợ của công ty chiếm quá nhiều so với vốn chủ sở hữu ngồi việc sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả thì cơng ty cũng phải chịu 1 khoảng rủi ro tài chính khơng nhỏ. Bên cạnh đó các khoản nợ của cơng ty đến từ việc phải trả cho người bán nghĩa là nếu công ty không thể thu hồi tiền từ khách hàng/người mua kịp lúc để thanh tốn cho người bán vị thế tín dụng của cơng ty sẽ bị uy hiếp do cơng ty khơng đi vay ngồi để chi trả các khoản này mà dùng để đầu tư.

3.1.2. Kết quả tài chính và khả năng tạo tiền của cơng ty:

Kết quả tài chính của Cơng ty có xu hướng tăng nhanh trên tất cả các chỉ tiêu: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần trước thuế và lợi nhuận thuần sau thuế từ 2018 - 2019. Riêng năm 2020 các chỉ tiêu giảm mạnh đây là sự sụt giảm đột ngột cho thấy tình trạng khó khăn đang gặp phải của cơng ty. Lí do là cơng ty đầu tư tài chính rất tốt trong khi doanh thu tài chính chiếm phần cao trong lợi nhuận mà chi phí tài chính lại rất thấp vì vậy vào năm 2020 khi tình hình dịch bệnh căng thẳng cơng ty không thể

tiếp tục đầu tư cho các đơn vị trực thuộc mà buộc phải thu hồi các khoản tiền đã chi đầu tư đó là lí do vì sao tài sản ngắn hạn vào năm 2020 tăng đột biến. Mặc dù công ty không bị lỗ vốn trong năm nhưng lợi nhuận công ty giảm đi gần một nữa cho thấy lợi nhuận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không thể bù cho phần đầu tư. Nguyên nhân chính của việc này là do cơng ty quản lý chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán khơng được tốt bên cạnh đó 1 lượng hàng tồn kho lớn cũng tác động đến chỉ tiêu này. Đây cũng là lí do vì sao khả năng tạo tiền của công ty giai đoạn này cũng giảm mạnh khi hoạt động đầu tư chiếm hơn 70% lượng tiền tạo ra và tình hình chi trả cổ tức cũng như lợi nhuận của công ty vào giai đoạn này cũng giảm đi một nửa khi công ty không thể trả cố tức theo thơng lệ hằng năm.

3.1.3. Tình hình sinh lợi của công ty:

Các chỉ số về khả năng sinh lợi của công ty là khá ổn khi so sánh với trung bình ngành kinh doanh mặt hàng giáo dục nhờ cơng ty quản trị tốt địn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản. Nhìn chung vấn đề của cơng ty đến từ việc quản lý chi phí kém dẫn đến lợi nhuận chưa đạt như mong muốn dẫn đến việc thu hút các nhà đầu tư trong giai đoạn tới có thể gặp một số khó khăn.

3.2. Kiến nghị:

Qua việc phân tích các báo cáo tài chính của cơng ty FAHASA như trên, đặc biệt là tình hình năm 2020, có thể đưa ra một số biện pháp tổng quát như sau:

3.2.1. Về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp:

Do tình hình dịch bệnh ngày càng khó kiểm sốt, cơng ty nên giảm tỉ trọng cho việc đầu tư đẩy nhanh mở rộng chi nhánh trên toàn quốc mà tập trung vào một số địa điểm mà theo dự toán sẽ đạt được doanh thu tốt nhất như (trường học, khu vực chưa có nhà sách,…). Cân nhắc về các gói hỗ trợ của nhà nước sau dịch nhằm huy động vốn lãi suất thấp để đầu tư khu vực bán lẻ trên các chi nhánh – đây là điểm hạn chế của công ty khi so với các nhà sách tư nhân. Phương tiện giao thông của nước ta chủ yếu là xe máy sẽ thật tiện lợi cho khách hàng nếu có thể tấp lên lề và mua các đồ dùng hơn là phải đậu xe - nhận phiếu, bỏ ba lô vào tủ rồi mới bước vào để mua.

 Giá vốn hàng bán: là công ty in ấn sách lớn nhất cả nước nhưng chi phí giá vốn của cơng ty lại rất cao nếu không thể giảm đi giá vốn hàng bán công ty nên đẩy mạnh chiến lược Marketing về chất lượng in sách của cơng ty vì tình hình chung giá bán của cơng ty đang khá cao khi so với các cửa hàng sách khác.

 Chi phí bán hàng: Cơng ty nên xem xét quản lý thắt chặt chi phí bán hàng giảm bớt nhân viên việc tuyển dụng nhân viên quá nhiều, thiết kế các khu vực đọc sách tại các chi nhánh lớn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng có thể mở thêm mặt hàng kinh doanh đồ uống tại khu vực đọc sách này, đẩy mạnh thương mại điện tử các mặt hàng sách độc quyền, sách ngoại văn.

 Hàng tồn kho: Công ty nên giảm thiểu danh mục các mặt hàng không cần thiết/bán không chạy quá nhiều sản phẩm dẫn đến tình trạng tồn kho của cơng ty rất cao. Xem xét phân bố mặt hàng ở các khu vực lớn và giảm thiểu lại ở các khu vực nhỏ để giảm bớt tình trạng tồn kho.

3.2.3. Về cơng ty:

Thường xun phân tích và cân đối tình hình tài chính, khơng những thế nó phải trở thành một hệ thống phân tích chung cho từng ngành nghề riêng biệt, để các doanh nghiệp căn cứ vào để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình tài chính của mình ngày càng vững chắc và phù hợp hơn với quy mơ kinh doanh của mình

KẾT LUẬN

Tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu, hay tìêm lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Qua nghiên cứu tìm hiểu tình hình tài chính tại cơng ty FAHASA em xin đề xuất một số kiến nghị trên. Tuy nhiên, những kiến nghị này của em chỉ mang tính chất tham khảo vì tầm nhìn em cịn hạn chế kiến thức thực tế chưa nhiều. Rất hi vọng đề xuất của em có thể giúp ích được phần nào đó cho những kế hoạch sắp tới của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần phát hành sách TP HCM fahasa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w