3.2. Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên
3.2.3. Sai số trong chọn mẫu
Sai số chọn mẫu là sự chênh lệch về trị số giữa các chỉ tiêu tính ra được trong điều tra chọn mẫu và các chỉ tiêu tương ứng của tổng thể chung.
Các loại sai số
a. Sai số chọn mẫu:
Như đã nói, ta khơng biết được một cách chính xác các đặc trưng của tổng thể như trung bình hoặc tỷ lệ, mà chỉ có thể ước lượng chúng dựa trên thông tin thu thập từ mẫu. Các ước lượng
Chương 3 Điều tra chọn mẫu
55 đó, tất nhiên là khơng thể tránh khỏi sai sót, gọi là sai số chọn mẫu. Như vậy sai số chọn mẫu là sai số do sử dụng thông tin thu thập được chỉ trên một bộ phận tổng thể, hoặc là do mẫu không thể hiện, đại diện được cho cả tổng thể. Nói cách khác sai số chọn mẫu do hai yếu tố: yếu tố thiết kế, thực hiện và yếu tố ngẫu nhiên. Có thể hạn chế sai số bằng cách hết sức chú ý tới việc thiết kế, thực hiện chọn mẫu, song sai số chọn mẫu hầu như là tất nhiên, chỉ có thể giảm bớt bằng cách tăng qui mô của mẫu.
b. Sai số phi chọn mẫu:
Sai số phi chọn mẫu là sai số không thuộc về phương pháp chọn mẫu được sử dụng. Các điều kiện để phát sinh sai số phi chọn mẫu có thể là:
- Sai số do ghi chép: do đơn vị điều tra chưa hiểu đúng nội dung câu hỏi nên trả lời sai, do
đo lường, do vơ tình ghi chép sai hoặc cố ý ghi chép sai do mục đích nào đó.
Nếu là sai số ngẫu nhiên thì các sai lệch trong khi lấy số liệu có thể bù trừ nhau. Loại sai số này ít gây nguy hiểm.
Sai số hệ thống là sai số nguy hiểm, càng nhiều đơn vị điều tra thì sai số càng nhiều. Nó xảy ra do dụng cụ đo lường sai hay cố ý ghi sai.
Để có thể giảm bớt được sai số do ghi chép cần phải chuẩn bị tốt cho công tác điều tra, trình độ dụng cụ máy móc và ý thức người điều tra.
- Sai số do mẫu được lấy từ một tổng thể khơng thích hợp.
- Sai số do tỷ lệ không trả lời quá cao.Việc không nhận được các câu trả lời là một vấn
đề quan trọng phải giải quyết của phương pháp chọn mẫu. Nó làm cho kết quả điều tra bị sai lệch do thông tin không đầy đủ, tổng thể trả lời có thể rất khác xa với tổng thể thực sự muốn điều tra.