Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư cơ bản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP (Trang 173 - 174)

5.3.3 .Phương pháp hồi quy

11.1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư cơ bản của doanh nghiệp

Đầu tư xét trong phạm vi doanh nghiệp, là việc sử dụng vốn dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

1. Vốn đầu tư của doanh nghiệp là các loại tiền tệ (gồm nội và ngoại tệ), hiện vật hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,..), hàng hóa vơ hình (mặt nước, mặt đất, sức lao động, bí quyết cơng nghệ, bằng phát minh sáng chế,…) và các phương tiện khác (chứng khoán, vàng, bạc, đá quý,…) không phân biệt chủ sở hữu, được doanh nghiệp huy động vào quá trình tái sản xuất của mình theo các hình thức cụ thể nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của lao động và mang lại thu nhập cho các chủ sở hữu vốn.

Như vậy, khác với vốn sản xuất kinh doanh hiện có trong doanh nghiệp, vốn đầu tư của doanh nghiệp là bộ phận vốn mới được huy động thêm phục vụ cho việc duy trì và nâng cao hoạt động của doanh nghiệp

2. Phân loại vốn đầu tư cơ bản

Để thống kê nghiên cứu và đánh giá toàn diện chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tư cơ bản cần phải phân loại thành các tổ, nhóm khác nhau theo những tiêu thức thích hợp có nội dung kinh tế nhất định.

Có nhiều phương pháp phân loại vốn đầu tư cơ bản, nhưng thông thường nhất có các phương pháp sau đây:

- Theo công dụng kinh tế: Theo cách này tổng mức vốn đầu tư cơ bản được chia thành 2

loại

+ Vốn đầu tư cơ bản cho lĩnh vực sản xuất vật chất

+ Vốn đầu tư cơ bản cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất.

Trong từng lĩnh vực có thể chia nhỏ thành những ngành và các phân ngành kinh tế. Phương pháp phân loại này giúp có số liệu điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bố trí lại cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng quản lý vĩ mô

Chương 11 Thống kê vốn và hoạt động tài chính của doanh nghiệp

173

- Theo hình thức xây dựng: Theo cách phân loại này, tổng mức vốn đầu tư cơ bản được

phân thành

+ Vốn đầu tư cơ bản cho xây dựng mới

+ Vốn đầu tư cơ bản cho xây dựng mở rộng

+ Vốn đầu tư cơ bản cho xây dựng lại

Vốn đầu tư cơ bản phân theo phương pháp này cho thấy tổng quát chất lượng TSCĐ được xây dựng hoặc mua sắm, đồng thời nhận thức được về hiệu quả vốn đầu tu cơ bản theo từng hình thức tái sản xuất TSCĐ.

- Theo cấu thành: Theo cách này, tổng mức vốn đầu tư cơ bản được phân thành

+ Vốn đầu tư xây lắp

+ Vốn đầu tư mua sắm thiết bị

+ Vốn đầu tư kiến thiết cơ bản.

Với cách phân loại này cho thấy mối quan hệ giữa công tác đầu tư cơ bản với các hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân khác. Đồng thời thấy được một cách khái quát hiệu quả đầu tư cơ bản thông qua nghiên cứu thống kê tỷ trọng.

- Theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, tổng mức vốn đầu tư cơ bản gồm

+ Vốn ngân sách nhà nước (vốn cấp phát trực tiếp hay tín dụng nhà nước)

+ Vốn tín dụng thương mại

+ Vốn tự huy động của doanh nghiệp

+ Vốn liên doanh hoặc vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

Thơng qua cách phân loại này, cho phép quan sát và có biện pháp sử dụng vốn đầu tư cơ bản có hiệu quả.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)