PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 29 - 75)

3. Mục tiêu đề tài:

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thụy, xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải.

- Thu thập các diễn biến diện tích, sản lượng được lấy từ báo cáo tổng kết hàng năm của sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, Chi cục thống kê tỉnh. Sử dụng phần mềm MS.Excel để xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, đồ thị. Các chỉ số thống kê đơn giản được áp dụng để phân tích và so sánh.

- Tìm hiểu các văn bản đã được ban hành của Nhà nước, của Bộ Thủy Sản/Nông nghiệp và PTNT, các quy định từ các cấp thuộc chính quyền địa phương cũng như các biện pháp đang được thực thi trong việc quản lý Nhà nước trên địa bàn.

- Thu thập và sàng lọc thông tin từ các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến qui hoạch phát triển nuôi ngao, đặc điểm sinh học, tiềm năng phát triển... từ các Viện Nghiên Cứu, trường Đại Học đã được công bố; đặc biệt là kinh nghiệm thực tế của ngư dân địa phương nhằm tìm hiểu qui luật, vị trí xuất hiện, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự xuất hiện của nghêu có trong vùng nghiên cứu …

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua mẫu phiếu điều tra nông hộ tại 3 xã: Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô với các hộ nuôi nghêu với tổng số mẫu phỏng vấn là 100, trên cơ sở dựa vào diện tích, số hộ nuôi của các xã chúng tôi phân bổ số phiếu như sau: Xã Thụy Hải: 40 phiếu, Xã Thái Thượng:, Xã Thái Đô: 35 phiếu.

2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá:

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đánh giá cộng đồng chính:

1 - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA-

Paticipatory Rural Appraisal).

2 - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (RRA-Rapid Rural Appraisal).

Ưu điểm của hai phương pháp: Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn thông qua bộ câu hỏi chuẩn đã soạn thảo chi tiết. Mẫu câu hỏi này mang tính chất định tính cho nhóm nông dân nhằm kiểm tra lại kết quả từ điều tra cơ bản, đây là những thông tin chung của vùng nghiên cứu để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự tương quan, tương phản giữa các đối tượng giúp cho đánh giá khách quan hơn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1. Vị trí địa lý huyện Thái Thụy - Thái Bình

Huyện Thái Thụy nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình có toạ độ địa lý: 106o26’ đến 106o36’ kinh đông và 20o27’ đến 20o37’vĩ Bắc.

- Phía Bắc giáp đê Hữu Hoá, (phía tả sông Hoá là thành phố Hải Phòng).

- Phía Nam giáp bờ đê tả Trà Lý (phía hữu Trà Lý là huyện Tiền Hải, Kiến Xương – Thái Bình).

- Phái Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ- Thái Bình.

Trung tâm huyện là thị trấn Diêm Điền cách Hà Nội 140 Km, cách thành phố Hải Phòng 30 km theo đường bộ và cách Hạ Long 60 Km theo đường biển, có cảng biển Diêm Điền mở ra biển Đông. Huyện có 27 km chiều dài bờ biển vùng đất bãi bồi ven sông nằm ở phía Đông của Huyện, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH NGÀNH THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2010

3.1.2. Đặc điểm địa hình vùng bãi triều

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH VÙNG KTM VEN BIỂN HUYỆN THÁI THỤY

Vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thụy là vùng bãi bồi, được hình thành do phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Trà Lý bồi đắp, dưới tác động của dòng chảy ven bờ, sóng, gió và thuỷ triều… Vùng nghiên cứu phân chia thành hai khu vực: phía Bắc từ cửa sông Thái Bình đến cửa Diêm hộ. phía Nam từ cửa Diêm hộ đến cửa sông Trà Lý.

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, thấp dần từ chân đê ra biển, cao độ mặt đất trung bình từ 0,5 m đến 1,1 m. Những nơi đã khoanh vùng nuôi trồng thuỷ sản (Ven đê chính) có cao độ 0,6 – 1,0 m; tiếp đó là rừng ngập mặn (vẹt, bần) có cao độ mặt đất 0,3 – 0,6 m; khu vực dự kiến nuôi ngao ở phía ngoài rừng ngập mặn có cao độ mặt đất khoảng (- 0,2) m đến (- 0,1) m, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho nuôi nghêu.

3.1.3. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn và 1 số yếu tố môi trường

3.1.3.1. Các đặc trưng về khí hậu

Thái Thụy nằm ở rìa đông của đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, chịu ảnh hưởng đồng thời của khí hậu khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu biển Đông Việt Nam.

+ Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23-24oC. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: 29,2oC; Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhấp là tháng 1: 16,1oC. Nhiệt độ cao nhất là 39,2oC và thấp nhất là 4,4oC. Chênh lệch nhiệt độ trung bình mùa hè và mùa đông là 12 – 13oC.

+ Nhiệt độ nước:

Trung bình 24oC, trung bình cao 32,6oC, trung bình thấp 18,4oC.

+ Lượng mưa:

Hàng năm mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau, Lượng mưa trùng bình năm 1.700-1.800 mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 150 ngày. Mùa mưa chiếm 85% tổng lượng mưa năm; các tháng 7,8,9 mưa nhiều nhất. Lượng mưa mùa khô thường rất ít chiếm 15%, các tháng 12,1,2 mưa ít nhất.

+ Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình năm 86%, cao nhất vào tháng 2,3 và tháng 4; thấp nhất vào tháng 10, 11 và tháng 12. Độ ẩm cao nhất 100%, thấp nhất 66%.

+ Bốc hơi nước:

Lượng nước bốc hơi trung bình năm 750 mm, lớn nhất vào tháng 6,7 (100 – 110 mm/tháng); nhỏ nhất vào các tháng 2,3 (35 – 40 mm/tháng).

+ Nắng và bức xạ:

Tổng số giờ nắng trung bình 1.500 – 1.800 giờ, các tháng 7,8,9 và tháng 10 có số giờ nắng cao nhất (180 – 190 giờ/tháng).

+ Chế độ gió:

Chế độ gió mang tính mùa rõ rệt. Mùa đông chịu sự chi phối rõ rệt của gió mùa Đông – Bắc với các hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông – Bắc. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây – Nam biến tính khi thổi vào Vịnh Bắc Bộ có các hướng chính là Nam và Đông – Nam. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng IV và tháng IX), hướng gió thịnh hành là hướng đông, nhưng không mạnh bằng các hướng gió chính.

Bảng 1: Đặc trưng tốc độ gió (quan trắc tại trạm Hòn Dấu, đơn vị m/s)

Tháng Đặc trưng

I II III IV V VI VII VIII IX X XII XII

Tốc độ trung bình

4,8 4,6 4,4 4,6 5,4 5,6 6,0 4,5 4,4 4,9 4,6 4,6

Tốc độ cực đại 24 20 34 28 40 40 40 45 45 34 24 28

+ Bão:

Hàng năm có từ 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào vùng này, tập trung chủ yếu vào tháng 7 đến tháng 10, sức gió mạnh nhất tới cấp 11 – 12, tốc độ gió trong bão cao nhất lên tới 45 m/s. Tần suất xuất hiện bão cao nhất là vào tháng 8 (43,5%). Bão đổ bộ vào thường gây mưa lớn (300 – 400 mm) kết hợp với triều cường có thể gây ra những thiệt hại lớn về tài sản vật chất và con người.

3.1.3.2. Đặc điểm về thuỷ văn, thuỷ triều

- Thuỷ văn sông ngòi:

Khu vực nằm kẹp giữa ba cửa sông: Thái Bình, Diệm Hộ và Trà Lý, các sông này hàng năm đổ ra biển lượng nước khổng lồ cùng với phù sa và phù du sinh vật là động lực chính tạo nên các bãi bồi ven biển.

Sông Thái Bình có tổng lượng nước là 9 tỷ m3/năm, tổng lượng bùn cát 1,8 triệu tấn/năm.

Sông Trà Lý là một nhánh phía hạ lưu của sông Hồng, lượng dòng chảy rắn chiếm 12 – 15% tổng lượng dòng chảy rắn sông Hồng, tổng lượng bùn cát 15,43 triệu tấn/năm.

- Thuỷ triều:

Ven biển Thái Thụy thuộc vùng có chế độ nhật triều thuần nhất. Một tháng có 2 chu kỳ triều, một chu kỳ có 14 con triều. Biên độ lớn nhất vào các tháng 6, 7 và tháng 12, tháng 1, đạt tới 3,6 – 3,7 m.

Hàng năm có tới 176 ngày có đỉnh triều cao từ 3,0 m trở lên. Biên độ triều trung bình 2,5 m; mực nước triều dâng cao nhất tới + 3,8 m (trên số 0 hải đồ)

3.1.3.3. Một số yếu tố về môi trường của khu vực

+ Độ trong: Ven biển Thái Thụy là nơi có nhiều cửa sông đổ ra biển, nước ở đây thường khá đục, độ trong chỉ đạt 0,2 – 0,3 m.

+ pH thuỷ vực nước lợ trung bình từ 7,9 – 8,3; độ pH này nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.

+ Độ mặn: Độ mặn thường biến động khá lớn và thể hiện theo mùa rõ rệt. Về mùa mưa nước bị ngọt hoá, độ mặn giảm nhiều. Về mùa khô độ mặn tăng và đạt từ 9,5 – 25‰.

+ Ô xy hoà tan (DO): Hàm lượng oxy hoà tan năm trong khoảng cho phép,

theo số liệu khảo sát mẫu nước vào thời điểm tháng 4/2006 oxy hoà tan đạt giá trị 10,6 – 11,4 mg/l.

+ Hữu cơ tiêu hao Oxy (COD): Hàm lượng hữu cơ tiêu hao oxy trung bình của thuỷ vực nước lợ dao động từ 3,6 – 5,27 mg/l, hàm lượng này thích hợp cho nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản.

+ Cácboníc (CO2): Trong thuỷ vực nước lợ hầu như bằng 0 vì pH của thuỷ vực khá cao nên nồng độ bằng 2,64 mg/l. Nói chung CO2 phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là nuôi nghêu.

+ Sắt tổng số (Fe3+): Sắt tổng số của thuỷ vực nước lợ có giá trị trung bình gần bằng nhau, thấp nhất là 0,27 mg/l và cao nhất là 0,42 mg/l, không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của động vật thuỷ sản.

+ Đạm tổng số (NH4 +

) và lân (PO4 3-

): trong thuỷ vực nước lợ rất thấp, chứng tỏ môi trường khá sạch.

- Đặc điểm chất đáy

+ Vùng bãi triều phía Bắc Thái Thụy được hình thành chủ yếu do sự lắng đọng, bồi đắp của phù sa của hệ thống sông Thái Bình. Đất phù sa sông Thái Bình có màu nâu nhạt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thường thấp hơn so với phù sa sông Hồng.

+ Vùng bãi triều ven biển phía Nam của huyện (xã Thái Đô) được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng, trầm tích phù sa mịn có hàm lượng lưu huỳnh, Sunfua thấp, màu nâu nhạt, nâu xám, thô dần từ tầng mặt xuống tầng sâu.

+ Độ pH: đất nền đáy vùng triều Thái Thụy (tầng 0-20 cm) ít hoặc không chua pH = 6,0 – 6,5, có xu hướng vào mùa khô độ pH thấp hơn.

+ Thành phần hữu cơ (tỷ lệ bùn cát): Theo số liệu khảo sát thực tế, hạt cát chiếm tỷ lệ từ 74 – 86%, hạt bụi và sét chiếm tỷ lệ từ 14 – 26%.

+ Hàm lượng các muối hoà tan trong đất: Hàm lượng NO3

-

, NO2 thuộc loại thấp, dao động trong phạm vi 0,001 – 0,003 mg/100 g đất khô.

Hàm lượng NH4+ tương đối cao hơn và phân bố đồng đều trong toàn vùng (10,02 – 16,18 mg/100 g đất khô).

Hàm lượng lân dễ tiêu P2O5 dao động từ 0,027 – 3,92 mg/100 g đất khô.

+ Đất phèn: Là loại đất có tầng sinh phèn rất đặc trưng gồm các vết hoặc ổ khoáng hoá Jarosit (KFe3(SO4)2(OH)6). Kết quả phân tích đất ở các khu đầm nuôi ở Thái Thụy tầng 0 – 30 cm cho thấy pH ≥ 6,0; lượng SO42- hoà tan < 0,4%; hàm lượng Fe2+, Al2+, AL3+ rất thấp, như vậy khả năng tầng sinh phèn ở sâu hơn và mức độ phèn ít.

3.1.3.4. Thuỷ sinh vật

- Động vật đáy: Động vật đáy ở đây khá phong phú, phần lớn thuộc bộ 10 chân như còng, cáy và lớp hai vỏ (Bivalvia) như vọp, don, dắt, ngao, ngán, …

Trong các đầm nước lợ, các nhóm giáp xác đáy có số lượng quần thể đông và khối lượng cao: tôm Rảo, tôm nương, cau bể, tôm gai…

- Động, thực vật phù du: Nhìn chung động thực vật phù du ở vùng triều Thái Thụy nghèo, kém phát triển.

Kết quả khảo sát thực vật phù du đã xác định được 7 loài trong ngành tảo Khuê, 8 loài thuộc ngành tảo 2 rãnh và chỉ bắt gặp một loài tảo Lam. Trong ao tháng 8 khối lượng giá trị của tảo cao nhất, đạt 8,007 mg/lít; tiếp đó là tháng 11 và khối lượng thấp nhất vào tháng 6 là 5,679 mg/l. Trong đầm nước lợ, khối lượng tảo khuê đạt cao nhất vào tháng 11 là 1,086 mg/l. Sau đó là tháng 8 (0,528 mg/l) và khối lượng thấp nhất vào tháng 6 (0,354 mg/lít).

Về động vật phù du xác định 7 giống, 11 loài thuộc nhóm giáp xác chân chèo (copepoda) và một số giống thuộc Amphipoda, Cldocera.

3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG:

Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi nghêu nói riêng. Khi nghiên cứu về kinh tế - xã hội, về khía cạnh kinh tế điều cần quan tâm là làm thế nào để sản xuất phát triển bền vững, gắn liền với hiệu quả và tăng trưởng ổn định trong thời gian dài; về mặt xã hội cần phải ổn định công ăn việc làm, ổn định thu nhập, góp phần xây dựng phúc lợi xã hội…

Ngoài tác động của các nhân tố khách quan là những yếu tố môi trường thì hoạt động kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển nghề nuôi nghêu. Mặc dù nghề nuôi nghêu ở Thái Thụy - Thái Bình hiện nay rất phát triển nhưng việc quản lý, quy hoạch tổng thể, chi tiết ở các ở các địa phương lại chưa được chặt chẽ và ý thức bảo vệ nguồn lợi tự nhiên của người dân chưa cao. Chính vì thế nên nguồn nghêu giống cũng như sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch biến động rất thất thường, chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của vùng cửa sông ven biển mà ngược lại còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi nghêu tự nhiên.

Để nghề nuôi nghêu đạt hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân sống vùng ven biển, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng, tiềm năng và điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghề nuôi nghêu tập trung ở huyện Thái Thụy - Thái Bình là hết sức cần thiết.

Trên cơ sở kết quả điều tra tại 100 hộ gia đình trong vùng nghiên cứu thuộc 3 xã Thái Đô, Thái Thượng và Thụy Hải cho phép thể hiện tình hình kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư của khu vực này như sau:

3.2.1.Tình hình nhân khẩu:

Bảng 2 : Tình hình nhân khẩu các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu Tổng số hộ Tên Biến Số hộ trả lời Số hộ không trả lời Tổng số nhân khẩu Số nhân khẩu trung bình/hộ Thấp nhất/hộ Cao nhất/hộ Tỉ lệ/số nhân khẩu

Tổng số nhân khẩu trong 1 hộ 100 0 378 3,78 1 6 100%

Nam 94 6 186 1,86 0 5 49,21%

Qua bảng 2 ta thấy số nhân khẩu bình quân 1 hộ khoảng gần 4 người, dao động từ khoảng 1 – 6 người. Trong đó tỷ lệ nam và nữ trong cộng đồng xấp xỉ nhau (49,21% và 50,79%), tỉ lệ nam : nữ trong 1 hộ cũng tương đương nhau (1,86 : 1,92 người/hộ).

3.2.2. Tình hình lao động:

Bảng 3: Tình hình lao động vùng nghiên cứu

Tổng số Hộ Tổng số nhân khẩu Thấp nhất/hộ Cao nhất/hộ TB/hộ Tỉ lệ % so với NKhẩu Tổng số nhân khẩu 100 378 1 6 3,78 100%

Số người trong độ tuổi LĐ 100 219 1 5 2,19 57,94%

Lao động tạo thu nhập 93 180 1 4 1,80 47,62%

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 29 - 75)