Chuẩn bị bãi nuôi

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)

3. Mục tiêu đề tài:

3.3.2.2-Chuẩn bị bãi nuôi

- Làm vệ sinh mặt bãi, thu gom tất cả các loại như đã sỏi lớn, mảnh sành sứ, vỏ hộp lon, bao bì nilông, bao, cỏ, rạ, rơm... ra khỏi mặt bãi.

- Cày xới mặt bãi:

Để nghêu con dễ dàng chui xuống và tránh hiện tượng nghêu bị cuốn trôi, trước khi thả cần phải cày xới tơi mặt bãi khoảng 5 – 10 cm, nhặt bỏ sỏi trong quá

trình cày xới. San phẳng mặt bãi, trành những vũng lõm đọng nước, có cua cá ẩn nấp gây hại đến nghêu nuôi, hay nước trong vũng bị nóng lên khi phơi bãi dài.

Với các vùng có thời gian nuôi nhiều vụ, chất hữu cơ lắng đọng có thế tăng 5 – 6 lần so với bình thường, bề mặt bãi có lớp đất cát đen dày khoảng 2- 3 cm và có mùi thối của khí H2S nếu chỉ cải tạo bình thường sẽ ảnh hưởng đến rất lớn đến nghêu nuôi. Với các trường hợp như vậy, cần lựa chọn phương pháp và thời điểm cải tạo bãi vào mùa nắng, phun bổ sung cát (nếu cần), cày lật bãi, phơi khô. Có thể tiến hành phơi đáy nhiều lần nếu cần thiết.

- Đánh luống: Luống có cùng hướng với dòng chảy của nước thủy triều lên xuống. Mỗi luống rộng 1,5 m, giữa hai luống làm một lối đi nhỏ để tránh dẫm lên bãi sau khi thả nghêu. Nếu ở các khu vực nuôi nghêu có thời gian phơi bãi quá 5 giờ/ngày hoặc thời gian phơi bãi kéo dài đặc biệt vào mùa hè cần có biện pháp giữ nước, tạo độ ẩm nhất định cho bãi nuôi. Với các khu vực có điều kiện địa hình như vậy, trong quá trình cải tạo mặt bãi cần cày xới cẩn thận, độ tơi xốp của bề mặt bãi có thể lên tới 20 – 30 cm. Nếu luống có bề rộng 1,5 m thì cứ 2 – 3 luống liên tiếp đào một rãnh nhỏ có chiều rộng 50 cm, sâu 50 – 70 cm. Nếu luống rộng 4 – 5 m thì cách mỗi luống cần có một rãnh như vậy.

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 42 - 43)