3. Mục tiêu đề tài:
3.4.3.3. Điểm yếu (W-Weakness)
- Có quy hoạch cho nuôi nghêu nhưng chưa quy hoạch chi tiết và cụ thể cho từng bãi nuôi và những biện pháp kỹ thuật áp dụng riêng cho từng bãi.
- Qui trình sản xuất và ương nghêu giống thành công và đạt hiệu quả ở các địa phương khác nhưng việc phát triển nhân rộng mô hình còn chậm.
- Thực vật phù du, động vật phù du là thức ăn chính của con nghêu nhưng đối với vùng biển Thái Bình, thực vật, động vật phù du phát triển hạn chế do độ đục của nước cao
- Độ mặn của vùng biển Thái Bình biến động mạnh theo thời gian, mùa mưa (từ tháng 6 – 9 hàng năm) độ mặn ven bờ giảm rất thấp xuống 5‰, còn mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) độ mặn cao lên tới 25‰.. Nghêu là động vật rộng nhiệt và hẹp muối nên khi độ mặn biến động mạnh nghêu dễ bị sốc gây chết hàng loạt.
- Đặc điểm thuỷ triều ở vùng Thái Bình là nhật triều, có biên độ dao động khá lớn (biên độ lớn nhất 3,6 – 3,7 m; biên độ trung bình 2,5 m), đặc điểm này làm cho vùng bãi triều lộ phơi với diện tích lớn và thời gian khá dài.
- Khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất còn hạn chế do chính sách không cho các tổ chức cá nhân ngoài vùng tham gia góp vốn sản xuất. Điều này giải thích tại sao diện tích nuôi nghêu toàn tỉnh nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng qua nhiều năm vẫn không phát triển hoặc phát triển chậm, trong khi diện tích tiềm năng còn rất lớn.
- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế.
- Trình độ văn hóa của nông ngư dân còn ở mức thấp phần nào ảnh hưởng đến nhận thức pháp luật và chậm tiếp thu các chủ trương chính sách.