Chăm sóc và quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)

3. Mục tiêu đề tài:

3.3.2.4- Chăm sóc và quản lý môi trường

- Khi nghêu mới thả vỏ còn mỏng, lại chưa vùi sâu nên hạn chế đi lại trên mặt bãi làm cho nghêu bị chết.

- Nghêu là loài ăn lọc, thức ăn của chúng là các động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ trong môi trường nước cho nên không cần cho ăn trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, nghêu là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường như ngọt hóa, nhiệt số nước quá cao > 32oC kéo dài nhiều ngày, nguồn nước bị ô nhiễm: nước thải của các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, hoá chất tẩy rửa từ ao nuôi tôm công nghiệp... đều gây hiện tượng chết hàng loạt ở nghêu nuôi.

Khi điều kiện môi trường bất lợi nghêu phản ứng lại bằng cách trồi lên bề mặt bãi, chúng tiết ra chất nhầy trong suốt như agar, các bọt khí trong quá trình hô hấp bám vào đó tạo thành một cái dù nâng nghêu lơ lửng trong nước và được sóng gió đưa đi nơi khác, đó là một cách di chuyển thụ động của nghêu.

Khi thấy hiện tượng nghêu trồi lên bề mặt bãi thì nhanh chóng có biện pháp di chuyển kịp thời. Do đó, việc quản lý trong quá trình nuôi là ngăn chặn kịp thời không cho nghêu đi mất. Trong quá trình chuẩn bị bãi nuôi, việc căng các dây cước sát mặt đáy và trên mép lưới nhằm mục đich cắt túi nhầy để nghêu rơi xuống bãi.

Không nên để những điểm tập trung nghêu quá dày trong vùng nuôi vì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lớn của nghêu.

- Khi nước triều rút, nhặt bỏ các rác thải, vỏ nghêu chết trong bãi nhằm làm

giảm ô nhiễm bãi nuôi. Theo Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) xác định độ mặn đặc

trưng cho bãi nghêu là 7-25‰. Theo Trương Quốc Phú (1999) xác định, độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của nghêu, nghêu chỉ tồn tại và phát triển ổn định trong khoảng độ mặn nhất định, vào khoảng tháng 9-10 khi độ mặn giảm dưới 5‰ thì nghêu nhỏ (chiều dài 2,4cm) bắt đầu di chuyển hoặc chết đi, nghêu có kích thước lớn nặng nề khó di chuyển thường vùi sâu xuống cát khi nước triều rút xuống, độ mặn thấp. Khi nước biển tràn vào, độ mặn tăng, nghêu trồi lên mặt sinh sống bình thường.

Do sự phân bố ở ngay khu vực cửa sông nên độ mặn biến động rất phức tạp giữa các mùa trong năm. Chính vì thế, đối với nghêu cám (nghêu giống nhỏ) khả năng chịu biến động độ mặn kém, cần có biện pháp khai thác sớm để chuyển sang

vùng nuôi khác có điều kiện thuận lợi hơn mà tiếp tục ương nuôi, trước khi toàn bộ khu vực này bị ngọt hóa do lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về nhiều.

Đối với những vùng nghêu giống không có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn đến khoảng biên độ mặn thích hợp bởi nước ngọt thì cần lưu ý đến kỹ thuật ương nuôi hay tỉ lệ mật độ giống tập trung, khi nghêu giống tập trung với mật độ cao sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống của giống. Bởi đối với nghêu càng nhỏ thì cường độ hô hấp càng cao, khả năng chịu đựng kém (Trương Quốc Phú, 1999).

Nghêu giống khai thác để nuôi thịt nên ít hơn 5.000 con/kg (nghêu càng lớn tỉ lệ hao hụt thấp) vì ở kích cỡ này nghêu có khả năng chịu mặn tốt (<4‰) do có thể vùi sâu nền đáy tránh sóng gió lớn hay biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường. Mặc khác, chúng có khả năng chịu khô cao với khoảng 64 giờ, đây cũng là khoảng giới hạn cho phép khi vận chuyển nghêu giống đến bãi nuôi. (Trương Quốc Phú, 1999).

3.3.2.5 -Tốc độ sinh trưởng:

Số liệu này chỉ có tính tham khảo do thông tin lấy từ quá trình điều tra, khảo sát. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nghêu sinh trưởng nhanh nhất khi còn cỡ nhỏ và khi càng lớn tốc độ sinh trưởng chậm dần. Qua nhiều năm theo dõi của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy và nhiều hộ dân trong vùng cho biết, tùy theo kích cỡ nghêu giống mà thời gian nuôi đạt kích cỡ tiêu thụ khác nhau; ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện chất đất và nguồn nước mà tốc độ sinh trưởng cũng có thể khác nhau, điều này được thể hiện trong thực tế nghêu giống cùng kích cỡ, có nguồn gốc giống nhau nhưng khi thả ở các địa phương khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng sẽ khác nhau.

Bảng 6: Tốc độ sinh trưởng nghêu nuôi vùng nghiên cứu

Kích cỡ thả giống(con/kg) (con/kg)

Kích cỡ thu hoạch (gam/con)

Thời gian nuôi trung bình (tháng)

3.000 – 4.000 25 - 30 16 – 18

600 - 800 20 – 25 10 – 12

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)