Kích cỡ thả giống:

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 45 - 49)

tỉ lệ hao hụt thấp) vì ở kích cỡ này nghêu có khả năng chịu mặn tốt (<4‰) do có thể vùi sâu nền đáy tránh sóng gió lớn hay biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường. Mặc khác, chúng có khả năng chịu khô cao với khoảng 64 giờ, đây cũng là khoảng giới hạn cho phép khi vận chuyển nghêu giống đến bãi nuôi. (Trương Quốc Phú, 1999).

3.3.2.5 -Tốc độ sinh trưởng:

Số liệu này chỉ có tính tham khảo do thông tin lấy từ quá trình điều tra, khảo sát. Tuy nhiên, có thể thấy rằng nghêu sinh trưởng nhanh nhất khi còn cỡ nhỏ và khi càng lớn tốc độ sinh trưởng chậm dần. Qua nhiều năm theo dõi của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy và nhiều hộ dân trong vùng cho biết, tùy theo kích cỡ nghêu giống mà thời gian nuôi đạt kích cỡ tiêu thụ khác nhau; ngoài ra còn tùy thuộc vào điều kiện chất đất và nguồn nước mà tốc độ sinh trưởng cũng có thể khác nhau, điều này được thể hiện trong thực tế nghêu giống cùng kích cỡ, có nguồn gốc giống nhau nhưng khi thả ở các địa phương khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng sẽ khác nhau.

Bảng 6: Tốc độ sinh trưởng nghêu nuôi vùng nghiên cứu

Kích cỡ thả giống(con/kg) (con/kg)

Kích cỡ thu hoạch (gam/con)

Thời gian nuôi trung bình (tháng)

3.000 – 4.000 25 - 30 16 – 18

600 - 800 20 – 25 10 – 12

3.3.2.6 - Mùa vụ và kích cỡ thu hoạch nghêu thịt:

Nghêu được khai thác hiện nay có rất nhiều cỡ khác nhau phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường, theo kết quả điều tra cho thấy đối với thị trường xuất

khẩu thì kích cỡ nghêu thường từ 65-50 con/kg và với nghêu lớn từ 50 con trở xuống được tiêu thụ ở thị trường châu Á và nội địa.

Do cỡ nghêu giống thả nuôi khác nhau nên thời gian nghêu đạt kích cỡ khai thác nghêu thịt cũng khác nhau. Chính vì vậy, các thộ nuôi nghêu tổ chức khai thác rải rác trong năm tùy theo thời điểm giá cả hợp lý nhất; tuy nhiên, qua điều tra cho thấy thời gian khai thác nghêu thịt tập trung vào các tháng cuối năm.

3.3.2.7-Phương pháp thu hoạch

Hình 11 : Ngư cụ dùng để thu hoạch nghêu thịt

Trong nghề khai thác này, do ngư cụ khai thác là ngư cụ chuyên dùng: phương pháp cào, phương pháp chập, phương pháp dùng bàn cào có khung cào (50x10cm) có túi lưới dài từ 1 – 2m dùng tay kéo bàn cào, tất cả đều là phương pháp thủ công và chỉ khai thác được nghêu. Khai thác nghêu chỉ thực hiện khi nước thủy triều rút nên mức độ ảnh hưởng đến sinh cảnh không cao; mặt khác ngư cụ khai thác nghêu tác động làm cho nền đáy cát tơi xốp độ sâu từ 3 đến 6 cm, do tác động của sóng biển nên nền đáy được phục hồi nhanh chóng chỉ sau một con nước thủy triều.

3.3.3-Chính sách, thể chế có liên quan:

3.3.3.1-Văn bản Trung ương:

Trong những năm qua, Nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển nghề NTTS của cả nước nói chung và cho nghề nuôi nghêu ở vùng ven biển nói riêng. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được thể hiện ở nhiều mặt như:

- Quy hoạch, giao hoặc cho thuê đất, mặt nước cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thủy sản ổn định và lâu dài;

- Hỗ trợ vốn cho nông, ngư dân nghèo, vùng sâu, vùng xa vay vốn không phải thế chấp tài sản và được hưởng các chế độ ưu đãi để phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành;

-Vốn ngân sách nhà nước cung cấp cho quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ về giống, xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động khuyến ngư, quản lý, chương trình và chính sách ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình phát triển NTTS theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành. Các chính sách này được thể hiện trong các văn bản sau:

+ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010;

+ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản;

+ Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 về phê duyệt chương trình Phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

+ Quyết định số 126/2005 QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo;

Các Quyết định trên đã hỗ trợ tốt những chính sách để các địa phương xúc tiến triển khai thực hiện các đề án, đề tài và dự án để quy hoạch các vùng nuôi cụ thể trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của từng vùng, miền cho phát triển nuôi thủy sản một cách toàn diện và bền vững.

Riêng trong lĩnh vực quản lý và kiểm soát điều kiện an toàn vệ sinh, trước đây Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ban hành một số Quyết định về: “Qui chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ”; “Chương trình Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ” và mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các Quyết định như:

+ Quyết Định số131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Qui chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mãnh vỏ. Quyết định này thay thế Quyết định số 640/1999/QĐ-BTS ngày 22/9/1999 về việc ban hành Quy chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai vỏ.

+ Quyết định số 863/1999/QĐ-BTS ngày 30/11/1999 về việc sửa đổi Quy chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Nhờ các Quyết Định trên mà đến nay chương trình đã kiểm soát được nhiều đối tượng nuôi như nghêu trắng Bến Tre, nghêu lụa, sò huyết, sò lông, sò anti, điệp quạt và tu hài.. tại 16 vùng nuôi động vật thân mềm thuộc 9 tỉnh và thành phố, gồm Tp. HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Thuận, Thái Bình, Nam Định và Quảng Ninh. Chương trình này, qua thực tiễn áp dụng đã đáp ứng đựợc các yêu cầu của Ủy ban Châu Âu và các quy định của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oxtrâylia và Niu Dilân. Hơn nữa, việc ra các quyết định còn có tính cách hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trong quản lý và hình thành các vùng bảo vệ nguồn lợi nghêu bố mẹ, các bãi nghêu giống tự nhiên, liên kết các cơ sở sản xuất để phát triển bền vững.

3.3.3.2-Văn bản Địa phương:

- Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 16/7/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về Phát triển kinh tế biển;

- Quyết định số 2926/QĐ-UB ngày 03/11/2003 về qui hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Thái Bình thời kỳ 2001 – 2010.

- Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch vùng nuôi Ngao bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

- Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thái Thụy, giai đoạn đến năm 2020.

3.4- TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI NGHÊU

3.4.1. Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa

Theo nguồn số liệu dự báo của FAO, mức tiêu dùng thuỷ sản trung bình đầu người ở Việt nam khoảng 24 kg/người/năm. Đến năm 2010, dân số Việt Nam sẽ ở mức 87,5 triệu người, năm 2015 con số này là 90,1 triệu người và đến năm 2020 con số này là 98,6 triệu người. Với tốc độ tăng dân số như trên và với mức tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản 24kg/người/năm thì toàn quốc đến năm 2010 tiêu thụ khoảng 2,1 triệu tấn thuỷ sản (sản phẩm ĐVTM 2 vỏ là 0,41 triệu tấn), năm 2015 tiêu thụ khoảng 2,16 triệu tấn (sản phẩm ĐVTM 2 vỏ là 0,43 triệu tấn) và đến 2020 toàn quốc tiêu thụ khoảng 2,36 triệu tấn thuỷ sản các loại.

Nước ta với lợi thế là tình hình chính trị ổn định, đã gia nhập WTO, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước, ngày càng có nhiều danh lam, thắng cảnh được nhà nước và thế giới công nhận, ngành công nghiệp không khói và du lịch sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới góp phần thúc đẩy sự tăng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản nói chung và động vật thân mềm trong nước nói riêng.

3.4.2. Dự báo tình hình thị trường xuất khẩu sản phẩm nghêu

Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản thế giới, nhu cầu trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thế giới đối với sản phẩm thuỷ sản là 18,4 kg/người/năm và 19,1kg/người/năm vào năm 2015; trong đó, nhu cầu ĐVTM và các động vật thuỷ sản khác ngoài cá là 4,7kg/người/năm vào năm 2010 và 4,8 kg/người/năm vào năm 2015. Thị trường nhập khẩu mạnh vẫn chỉ là các nước thuộc khối EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc....

Nói tóm lại, thị trường trong nước và thế giới còn rộng mở, đầy hấp dẫn, có tính bền vững trong thời gian dài với các đối tượng nuôi thuỷ sản; đặc biệt là nghêu, sò. Những thuận lợi đó càng được nhân lên khi trình độ chế biến của các doanh nghiệp nước ta (đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đứng vào top khá trên thế giới). Riêng tỉnh Bến Tre, Công ty AQUATEX BENTRE cũng đã áp dụng tiêu chuẩn dây chuyền đảm bảo xuất xứ MSC CoC từ tháng 11/2009 ngay sau khi nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC đầu tiên ở Đông Nam Á. Qui trình sản xuất nghêu của công ty AQUATEX BENTRE đã được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn MSC CoC đầu tiên tại Việt Nam, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trên thế giới, duy trì vị thế đứng đầu xuất khẩu mặt hàng nghêu tại Việt Nam.

3.4.3. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (swot):

Hiện nay, nghề nuôi nghêu phát triển khá nhanh do có nhiều thuận lợi về điều kiện đất đai màu mỡ, thị trường tiêu thụ mở rộng, giá cả đang tăng cao… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Các vấn đề này sẽ được làm rõ trong phân tích ma trận SWOT dưới đây, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, đề xuất đúng hướng cho sự phát triển của nghề nuôi nghêu ở khu vực ven biển Thái Thụy nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung.

3.4.3.1. Điểm mạnh (S-Strength)

-Khu vực ven biển huyện Thái Thụy nói riêng và Thái Bình nói chung có điều kiện môi trường, thời tiết khí hậu khá thuận lợi, đất bãi bồi tiềm năng còn rộng lớn và đang nuôi ở mức độ quảng canh cải tiến do đó có thể đẩy mạnh nghề nuôi nghêu theo việc mở rộng diện tích nuôi cũng như tăng mức độ thâm canh.

- Nguồn lao động phổ thông dồi dào, cần cù và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nghêu nói riêng.

- Chi phí đầu tư thấp, nhân công rẻ và không phải sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất như các loài nuôi xuất khẩu khác.

- Công nghệ ngày càng cao.

3.4.3.2. Cơ hội (O-Opportunity)

- Nhà nước đã có những chủ trương trong chiến lược phát triển nghề nuôi biển, trong đó con nghêu là một trong 4 đối tượng nuôi chủ lực. Những cơ chế

chính sách ưu đãi về vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất nói chung, trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang được chú trọng.

- Vùng nghiên cứu với 27 km bờ biển có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và có nguồn tài nguyên thuận lợi cho việc phát triển nuôi nghêu nói riêng.

- Có đường vận tải biển, có hệ thống đường giao thông đường bộ thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế biển của huyện.

- Công nghệ sản xuất nghêu giống và ương nghêu cấp I đã thành công ở một số viện, trường, địa phương; nguồn nghêu bố mẹ dồi giàu và có khả năng thành thục tốt ở hầu hết các bãi nuôi trong khu vực. Đây là cơ hội để tỉnh thực hiện các đề tài nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhằm cung cấp nguồn nghêu giống giúp ổn định sản xuất, không phải phụ thuộc quá nhiều vào giống tự nhiên và giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.

- Giá nghêu thương phẩm tăng cao và ổn định sau khi nghêu Bến Tre đã được Hội đồng biển Quốc tế cấp giấy chứng nhận thương hiệu MSC là điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Nhận thức của cộng đồng cư dân vùng ven biển ngày càng được nâng lên.

3.4.3.3. Điểm yếu (W-Weakness)

- Có quy hoạch cho nuôi nghêu nhưng chưa quy hoạch chi tiết và cụ thể cho từng bãi nuôi và những biện pháp kỹ thuật áp dụng riêng cho từng bãi.

- Qui trình sản xuất và ương nghêu giống thành công và đạt hiệu quả ở các địa phương khác nhưng việc phát triển nhân rộng mô hình còn chậm.

- Thực vật phù du, động vật phù du là thức ăn chính của con nghêu nhưng đối với vùng biển Thái Bình, thực vật, động vật phù du phát triển hạn chế do độ đục của nước cao

- Độ mặn của vùng biển Thái Bình biến động mạnh theo thời gian, mùa mưa (từ tháng 6 – 9 hàng năm) độ mặn ven bờ giảm rất thấp xuống 5‰, còn mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) độ mặn cao lên tới 25‰.. Nghêu là động vật rộng nhiệt và hẹp muối nên khi độ mặn biến động mạnh nghêu dễ bị sốc gây chết hàng loạt.

- Đặc điểm thuỷ triều ở vùng Thái Bình là nhật triều, có biên độ dao động khá lớn (biên độ lớn nhất 3,6 – 3,7 m; biên độ trung bình 2,5 m), đặc điểm này làm cho vùng bãi triều lộ phơi với diện tích lớn và thời gian khá dài.

- Khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất còn hạn chế do chính sách không cho các tổ chức cá nhân ngoài vùng tham gia góp vốn sản xuất. Điều này giải thích tại sao diện tích nuôi nghêu toàn tỉnh nói chung và huyện Thái Thụy nói riêng qua nhiều năm vẫn không phát triển hoặc phát triển chậm, trong khi diện tích tiềm năng còn rất lớn.

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế.

- Trình độ văn hóa của nông ngư dân còn ở mức thấp phần nào ảnh hưởng đến nhận thức pháp luật và chậm tiếp thu các chủ trương chính sách.

3.4.3.4. Đe dọa/thách thức (T-Threat)

- Sự phân hoá của khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện. Mùa hè, lượng mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về làm ngọt hoá nguồn nước ở các vùng nuôi nghêu gây hiện tượng nghêu chết hàng loạt. Về mùa đông nhiệt độ thấp làm nghêu sinh trưởng phát triển chậm.

- Hệ thống thuỷ nông Bắc hàng năm tiêu ra biển một lượng nước thải của nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh mang theo các chất độc hại, ít nhiều ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của con nghêu.

- Thời tiết khí hậu ngày càng có những diễn biến xấu khá phức tạp như: nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường; đặc biệt dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện tượng nước biển dâng, lũ lụt tràn về làm vùng ven biển sẽ chịu

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)