Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 49 - 50)

3. Mục tiêu đề tài:

3.4.1. Dự báo tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm nghêu nội địa

Theo nguồn số liệu dự báo của FAO, mức tiêu dùng thuỷ sản trung bình đầu người ở Việt nam khoảng 24 kg/người/năm. Đến năm 2010, dân số Việt Nam sẽ ở mức 87,5 triệu người, năm 2015 con số này là 90,1 triệu người và đến năm 2020 con số này là 98,6 triệu người. Với tốc độ tăng dân số như trên và với mức tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản 24kg/người/năm thì toàn quốc đến năm 2010 tiêu thụ khoảng 2,1 triệu tấn thuỷ sản (sản phẩm ĐVTM 2 vỏ là 0,41 triệu tấn), năm 2015 tiêu thụ khoảng 2,16 triệu tấn (sản phẩm ĐVTM 2 vỏ là 0,43 triệu tấn) và đến 2020 toàn quốc tiêu thụ khoảng 2,36 triệu tấn thuỷ sản các loại.

Nước ta với lợi thế là tình hình chính trị ổn định, đã gia nhập WTO, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước, ngày càng có nhiều danh lam, thắng cảnh được nhà nước và thế giới công nhận, ngành công nghiệp không khói và du lịch sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới góp phần thúc đẩy sự tăng tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản nói chung và động vật thân mềm trong nước nói riêng.

3.4.2. Dự báo tình hình thị trường xuất khẩu sản phẩm nghêu

Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản thế giới, nhu cầu trung bình đầu người năm 2010 trên toàn thế giới đối với sản phẩm thuỷ sản là 18,4 kg/người/năm và 19,1kg/người/năm vào năm 2015; trong đó, nhu cầu ĐVTM và các động vật thuỷ sản khác ngoài cá là 4,7kg/người/năm vào năm 2010 và 4,8 kg/người/năm vào năm 2015. Thị trường nhập khẩu mạnh vẫn chỉ là các nước thuộc khối EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc....

Nói tóm lại, thị trường trong nước và thế giới còn rộng mở, đầy hấp dẫn, có tính bền vững trong thời gian dài với các đối tượng nuôi thuỷ sản; đặc biệt là nghêu, sò. Những thuận lợi đó càng được nhân lên khi trình độ chế biến của các doanh nghiệp nước ta (đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã đứng vào top khá trên thế giới). Riêng tỉnh Bến Tre, Công ty AQUATEX BENTRE cũng đã áp dụng tiêu chuẩn dây chuyền đảm bảo xuất xứ MSC CoC từ tháng 11/2009 ngay sau khi nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC đầu tiên ở Đông Nam Á. Qui trình sản xuất nghêu của công ty AQUATEX BENTRE đã được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn MSC CoC đầu tiên tại Việt Nam, mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trên thế giới, duy trì vị thế đứng đầu xuất khẩu mặt hàng nghêu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu bãi triều ven biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)