Bệnh đục cơ ; Tháng: ; Thuốc trị:

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 48 - 67)

Bệnh cũng do những nguyên nhân như vi khuẩn, môi trường nước bị thay đổi đột ngột. Khi tôm bị bệnh này người dân trị bằng những phương pháp như diệt khuẩn hoặc thay nước. Trong quá trình nuôi có 16,94% số hộ nuôi phát hiện bệnh này.

 Các bệnh về gan

Bệnh này xảy ra trong những ao có độc tố cao hay những ao duyệt trùng không tốt tồn tại vi khuẩn gây hại. Tôm bị bệnh này thường chết trong vòng 2 tháng

nuôi.Trong những năm gần đây bệnh về gan diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi, thống kê thấy có 20,33% hộ nuôi phát hiện bệnh gan.

3.2.8 Thu hoạch và hiệu quả kinh tế

Tôm he chân trắng thường thu hoạch sau thời gian nuôi từ 60  100 ngày. Cỡ tôm thu hoạch phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, giá cả thị trường cũng như tình hình dịch bệnh trong ao nuôi. Do đó nó ảnh hưởng đến kích cỡ tôm thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.15 Giá bán kích cỡ thu hoạch, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi

tôm trong năm 2009 (n=59)

Kích cỡ thu hoạch con/kg 6080 81100 101120 121140

Giá bán (ngàn đồng/kg) 5157 4550 4045 3540

Lợi nhuận (ngàn đồng/kg) 1830 1018 810 58

Số hộ 5 32 7 15

Tỷ lệ (%) 8,5 54 12 25,5

Năng suất bình quân trên ha (tấn) 12,6 10,0 8,2 6,9 Lợi nhuận bình quân trên ha (triệu đồng) 327,6 140 73,8 44,6

Bảng 3.15 cho ta thấy nếu nuôi tôm đạt được kích cở từ 140 con/kg trở lên thì người nuôi đã có lợi nhuận từ 5000 – 8000 đồng/kg tôm với lợi nhuận bình quân 44,6 triệu đồng/ha. Kích cỡ tôm càng lớn thì lợi nhuận càng cao, kích cỡ tôm lớn nhất mà người nuôi Khánh Hòa đạt được từ 60 đến 80 con/kg (chiếm 8,5% số hộ nuôi). Khi đạt kích cỡ này thì lợi nhuận của người nuôi đạt được từ 18000 – 30000 đồng/kg với lợi nhuận bình quân 327,6 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên số hộ nuôi đạt kích cỡ từ 60 - 80con/kg rất thấp (chỉ chiếm 8,5%), do cỡ tôm này phần lớn phải nuôi nhiều ngày, mà lượng chất thải trong ao nuôi ngày càng nhiều, làm cho dịch bệnh cũng có khả năng tăng lên, dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Người dân thường thu hoạch ở cỡ tôm 100con/kg, với cỡ tôm này thì giá không dao động lớn (khoảng 50.000 - 60.000đ/kg), giảm rủi ro dịch bệnh nên đảm bảo lợi nhuận trong quá trình nuôi. Một số hộ nuôi thu hoạch ở cỡ tôm nhỏ từ 120  140con/kg là do ao nuôi của họ bị dịch bệnh đã bùng phát, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm.

Bảng 3.16. Số ngày nuôi để đạt 100 con/kg (n=59)

Số ngày nuôi 6070 7180 8190 91100

Số hộ nuôi 7 22 25 5

Tỷ lệ (%) 11,86 37,29 42,37 8,48

Trong nuôi các đối tượng thủy sản, để đạt được lợi nhuận tối đa người nuôi phải tăng tốc độ phát triển của đối tượng nuôi nhằm rút ngắn thời gian nuôi. Nếu như thời gian tăng thì chi phí tăng lên làm cho lợi nhuận của người nuôi giảm. Đa số người nuôi đều biết được điều này nhưng để tạo được môi trường thích hợp cho sự phát triển nhanh nhất của tôm, ngoài kỹ thuật tốt còn phải đầu tư lớn về máy móc thiết bị. Ngoài ra cần phải chọn thức ăn tốt, vùng nuôi phải có các điều kiện môi trường phù hợp, chủ động nguồn nước ngọt. Số hộ dân có đủ các điều kiện như trên rất ít, vì vậy chỉ có 7 hộ trong 59 hộ nuôi trong vùng điều tra cho biết có thể nuôi trong thời gian từ 60  70 ngày đạt kích cỡ 100 con/kg.

Bảng 3.17. Năng suất và lợi nhuận 4 vùng nghiên cứu (n=59)

Số hộ điều tra

Năng suất (tấn/ha)

Lợi Nhuận trên ha (triệu đồng)

Ninh Hòa 14 10,86 166,23

Nha Trang 15 9,24 130,18

Cam Ranh 18 8,79 114,03

Vạn Ninh 12 9,76 151,5

Từ bảng 3.17 ta thấy năng suất và lợi nhuận nuôi tôm he chân trắng cao nhất ở khu vực Ninh Hòa (10,86 tấn/ha, lợi nhuận 166,23 triệu động/ha). Năng suất và lợi nhuận nuôi tôm he chân trắng ở Cam Ranh là thấp nhất (8,79 tấn/ha, lợi nhuận 114,03 triệu đồng/ha) . Lý do khu vực Ninh Hòa năng suất cao nhất là vì môi trường nuôi ở khu vực nuôi này tốt hơn các khu vực còn lại, vùng phân tán nhiều nơi ít tập trung nên dịch bệnh ít lây lan dẫn đến năng suất và lợi nhuận cao. Ngược lại, khu vực Cam Ranh vùng nuôi tập trung, khi có dịch bệnh xảy ra thì mức độ lây lan rất nhanh gây thiệt hại cho tôm vì vậy năng suất thấp hơn các vùng khác. Độ mặn đo được trong các ao nuôi tôm ở khu vực Cam Ranh thường rất cao, có khi đến 40‰ nên tôm chậm lớn.

3.3 Giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa

Trên cơ sở những tài liệu có liên quan, kết hợp với sự phân tích những thông tin thu thập từ phỏng vấn 59 hộ điều tra và phỏng vấn bán cấu trúc (sử dụng câu hỏi mở) với cán bộ địa phương của tỉnh, huyện về các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và

thách thức của sự phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng ở khánh Hòa. Những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức chính của nghề nuôi tôm he chân trắng của tỉnh Khánh Hòa sẽ được trình bày sau đây.

3.3.1. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức.

3.3.1.1. Điểm mạnh

- Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích ven biển lớn, toàn tinh có gần 5000 ha ao đìa nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đang là thế mạnh của Khánh Hòa. Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 300 triệu USD.

- Hiện Khánh Hòa là trung tâm cung cấp tôm giống cho cả nước, mỗi năm sản xuất 3,5 tỷ con tôm giống. Trong số gần 5.000ha ao đìa nuôi trồng thủy sản, số đìa nuôi tôm he chân trắng chiếm tỷ lệ cao, năng suất bình quân đạt gần 10 tấn/ha. Những năm gần đây, ngư dân Khánh Hòa đã khai thác triệt để vùng mặt nước ven biển để phát triền nghề nuôi tôm he chân trắng.

- Hiện nay, giá tôm he chân trắng vẫn ở mức cao, bình quân từ 80.000  83.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), vì vậy các hộ nuôi có thu hoạch, đều đạt lãi cao, nên có tâm lý phấn khởi để tiếp tục và sẵn sàng nuôi tôm he chân trắng.

- Chủ hộ nuôi đạt tới 83,05% có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, nên có thể tiếp thu công nghệ nuôi tôm mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất khi được tập huấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa, bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và thực hiện an sinh xã hội.

3.3.1.2. Điểm yếu

- Dịch vụ đầu vào cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa còn kém: toàn tỉnh chỉ có 01 nhà máy (Công ty Longsin) sản xuất thuốc, hóa chất sử dụng cho nuôi tôm và 1 nhà máy (công ty Long Thăng) sản xuất thức ăn cho tôm công suất thấp, hiện tại đang đóng cửa. Chính vì vậy mà lợi thế cạnh tranh thấp hơn các tỉnh miền Nam, vì vậy làm tăng giá thành trong các khâu sản xuất.

- Trình độ chuyên môn của người nuôi thấp (đa số không qua đào tạo chuyên ngành nuôi trồng thủy sản), kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất trước đây, ít cải tiến (90%). Đa số ao đìa của các hộ điều tra không được cải tiến khâu cải tạo sau khi dịch bệnh, vùng nuôi không được quy hoạch dẫn tới dịch bệnh

dễ lây lan. Việc lạm dụng thuốc, chất bổ… trong quá trình nuôi, đã làm tăng giá thành sản xuất.

- Những khó khăn đối với các hộ nuôi tôm ở Khánh Hòa như: thiếu kỹ thuật (93,22%), thiếu vốn đầu tư (86,44%), chất lượng con giống không đảm bảo (61,1%), thiếu lao động (16,94%). Mặt khác trong vài năm gần đây do môi trường càng ngày càng ô nhiễm, tình hình dịch bệnh xảy ra liên miên cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm ở địa phương này.

- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người nuôi và nhà máy chế biến chưa được thực hiện, nên đầu ra sản phẩm của nhiều người nuôi còn bấp bênh, nhiều khi bị người mua ép giá.

- Xét về tổng thể tiềm lực và sự cạnh tranh quốc tế trong chiến lược phát triển nuôi tôm he chân trắng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, trang thiết bị và trình độ quản lý yếu kém; dịch vụ vận chuyển, dịch vụ quảng bá thương hiệu rất hạn chế.

- Trong nuôi trồng thủy sản, tiềm năng chưa được khai thác sử dụng hợp lý; hạ tầng phục vụ nuôi trồng, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng…

3.3.1.3. Cơ hội

-Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Khánh Hòa luôn xác định vị trí trọng tâm của biển đảo. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra Chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55  60% GDP toàn tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65  70%, đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh tại vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh… Đây là cơ hội thúc đẩy nghề nuôi tôm he chân trắng tỉnh Khánh Hòa phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sản lượng tôm he chân trắng hàng năm lớn (năm 2010 là 7000 tấn) là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh thu mua, giảm phí vận chuyển về nhà máy nên giá tôm nguyên liệu sẽ bán được cao hơn.

- Thị trường nội địa phát triển, người dân đã dần thay khẩu phần thực phẩm từ gia súc, gia cầm sang thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng theo hướng hàng hóa, chất lượng và bền vững.

- Việt Nam đã gia nhập WTO, thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, Châu Phi, Nam Mỹ, bên cạnh các thị trường truyền thống, đã giúp cho nghề nuôi tôm he chân trắng tỉnh Khánh Hòa có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.

3.3.1.4. Thách thức

- Dịch bệnh có khuynh hướng ngày càng tăng lên, trong khi đó toàn tỉnh Khánh Hòa chưa được quy hoạch lại vùng nuôi theo đúng kỹ thuật để tránh tình trạng nuôi tôm ào ạt, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, làm tăng giá thành sản phẩm, gây thiệt hại nặng cho nghề nuôi tôm nói chung và tôm he chân trắng nói riêng.

- Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá tôm luôn biến động. Khi chính vụ thì sản lượng tôm lớn, khi đó tư thương thu mua ép giá, làm thiệt hại cho người dân, dẫn đến nghề nuôi tôm he chân trắng phát triển không bền vững.

- Ảnh hưởng của hội nhập thương mại quốc tế: Cạnh tranh thương mại, rào cản kỹ thuật, chất lượng sản phẩm… làm hạn chế việc phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa.

3.3.2. Giải pháp

Trên cơ sở điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm he chân trắng tại Khánh Hòa, chúng tôi đưa ra một số giải pháp góp phần giúp nghề nuôi tôm he chân trắng của địa phương phát triển ổn định và hợp lý.

 Quy hoạch

- Quy hoạch hệ thống kênh cấp nước ngọt trong khu vực nuôi tôm ở 4 huyện để giảm độ mặn xuống khoảng 10  20 ‰ trong mùa nắng.

- Quy hoạch lại hệ thống kênh cấp nước và hệ thống kênh nước thải để giảm việc lây lan dịch bệnh (hiện nay hệ thống kênh cấp nước và thải nước đa số còn chung nhau rất dễ lây lan dịch bệnh).

- Chọn địa điểm nuôi không ảnh hưởng nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản, những nơi không bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất lúa, cây ăn trái. Về lâu về dài không nên nuôi ở khu Vực Nha Trang vì vùng này đang ngày càng ô nhiễm bởi nước thải nhiều nhà máy chế biến thủy sản tại khu vực gần cầu Bình Tân đã xả nước chưa qua xử lý vào sông Tắc (dòng sông cung cấp nguồn nước chính cho các ao đìa khu vực Nha Trang). Khu vực Ninh Hòa không nên nuôi ở vùng gần nhà máy đóng tàu Vinashin.

 Khoa học công nghệ

-Thiết kế ao hình vuông hoặc hình chữ nhật với chiều dài/rộng < 2, độ sâu dao động trung bình khoảng 1,21,5 m, diện tích ao từ 5000  6000m2 để dễ quản lý và thu hoạch tôm.

- Đối với những hộ dân có tôm bị dịch bệnh thì không cho thải trực tiếp vào môi trường mà phải xử lý bằng Chlorin hoặc những hóa chất diệt trùng trước khi thải ra môi trường.

-Mật độ giống thả tốt nhất 70 100 con/m2 vì với mật độ này người nuôi tôm bình thường rất dễ quản lý.

-Sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi để cải tạo môi trường ao nuôi tôm giúp tôm khỏe mạnh.

-Quản lý thức ăn, môi trường thật tốt, đây là khâu rất quan trọng quyết định đến thành công của người nuôi.

-Cán bộ kỹ thuật của sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập huấn cho người dân nhất là khâu cải tạo ao, kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh…để cập nhật và nâng cao kiến thức về nuôi tôm he chân trắng cho các hộ nuôi.

 Dịch vụ hỗ trợ

Dịch vụ đầu vào:

-Cần xây dựng trung tâm giống tôm he chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa để chủ động có nguồn cung cấp giống tốt. Chi cục Thú y cần kiểm dịch nghiêm số lượng giống trước khi thả nuôi, giúp người nuôi có được con giống tốt và sạch bệnh.

-Tỉnh, huyện có chính sách ưu đãi (giảm miễn thuế, cho vay lãi suất thấp…) cho nông dân, tổ chức cung cấp con giống, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh tại các vùng nuôi của tỉnh.

-Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa tăng cường thanh kiểm tra chất lượng các loại thức ăn, hóa chất và thuốc thú y phòng trị bệnh cho tôm hiện lưu hành trên thị trường, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng cho người sản xuất.

-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cập nhật và cung cấp thông tin về thị trường cho người nuôi, thu thập thông tin về tình hình sản xuất của các cơ sở nuôi để định hướng phát triển, ổn định sản xuất. Xây dựng tốt mạng lưới thống kê tình hình nuôi, làm cơ sở cho việc hỗ trợ người nuôi phát triển sản xuất hợp lý.

Dịch vụ đầu ra:

-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hòa và các nhà máy chế biến xuất khẩu cần liên kết thống nhất xây dựng giá sàn xuất khẩu, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm giảm sức mua trên thị trường, cũng như giúp người nuôi yên tâm, ổn định sản xuất và có lãi.

 Giải pháp môi trường

-Xây dựng một số trạm xử lý / tái sử dụng nước thải, bùn ao để tạo ra sản phẩm có giá trị như sản xuất phân hữu cơ hoặc sử dụng nước tưới cho cây nông nghiệp… và tạo việc làm cho người nghèo tại vùng nuôi.

-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa hướng dẫn ngư dân áp dụng tốt Luật Môi trường. Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm he chân trắng phù hợp theo tiêu chuẩn HACCP hoặc GAP… góp phần hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh tôm nuôi, ổn định năng suất, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm và lợi nhuận cho mô hình nuôi.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1 Kết luận

1. Đánh giá hiện trang nghề nuôi tôm he chân trắng ở Khánh Hòa:

- Khánh Hòa là một địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)