Thu hoạch và hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 49 - 50)

Tôm he chân trắng thường thu hoạch sau thời gian nuôi từ 60  100 ngày. Cỡ tôm thu hoạch phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, giá cả thị trường cũng như tình hình dịch bệnh trong ao nuôi. Do đó nó ảnh hưởng đến kích cỡ tôm thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.15 Giá bán kích cỡ thu hoạch, hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi

tôm trong năm 2009 (n=59)

Kích cỡ thu hoạch con/kg 6080 81100 101120 121140

Giá bán (ngàn đồng/kg) 5157 4550 4045 3540

Lợi nhuận (ngàn đồng/kg) 1830 1018 810 58

Số hộ 5 32 7 15

Tỷ lệ (%) 8,5 54 12 25,5

Năng suất bình quân trên ha (tấn) 12,6 10,0 8,2 6,9 Lợi nhuận bình quân trên ha (triệu đồng) 327,6 140 73,8 44,6

Bảng 3.15 cho ta thấy nếu nuôi tôm đạt được kích cở từ 140 con/kg trở lên thì người nuôi đã có lợi nhuận từ 5000 – 8000 đồng/kg tôm với lợi nhuận bình quân 44,6 triệu đồng/ha. Kích cỡ tôm càng lớn thì lợi nhuận càng cao, kích cỡ tôm lớn nhất mà người nuôi Khánh Hòa đạt được từ 60 đến 80 con/kg (chiếm 8,5% số hộ nuôi). Khi đạt kích cỡ này thì lợi nhuận của người nuôi đạt được từ 18000 – 30000 đồng/kg với lợi nhuận bình quân 327,6 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên số hộ nuôi đạt kích cỡ từ 60 - 80con/kg rất thấp (chỉ chiếm 8,5%), do cỡ tôm này phần lớn phải nuôi nhiều ngày, mà lượng chất thải trong ao nuôi ngày càng nhiều, làm cho dịch bệnh cũng có khả năng tăng lên, dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Người dân thường thu hoạch ở cỡ tôm 100con/kg, với cỡ tôm này thì giá không dao động lớn (khoảng 50.000 - 60.000đ/kg), giảm rủi ro dịch bệnh nên đảm bảo lợi nhuận trong quá trình nuôi. Một số hộ nuôi thu hoạch ở cỡ tôm nhỏ từ 120  140con/kg là do ao nuôi của họ bị dịch bệnh đã bùng phát, buộc người nuôi phải thu hoạch sớm.

Bảng 3.16. Số ngày nuôi để đạt 100 con/kg (n=59)

Số ngày nuôi 6070 7180 8190 91100

Số hộ nuôi 7 22 25 5

Tỷ lệ (%) 11,86 37,29 42,37 8,48

Trong nuôi các đối tượng thủy sản, để đạt được lợi nhuận tối đa người nuôi phải tăng tốc độ phát triển của đối tượng nuôi nhằm rút ngắn thời gian nuôi. Nếu như thời gian tăng thì chi phí tăng lên làm cho lợi nhuận của người nuôi giảm. Đa số người nuôi đều biết được điều này nhưng để tạo được môi trường thích hợp cho sự phát triển nhanh nhất của tôm, ngoài kỹ thuật tốt còn phải đầu tư lớn về máy móc thiết bị. Ngoài ra cần phải chọn thức ăn tốt, vùng nuôi phải có các điều kiện môi trường phù hợp, chủ động nguồn nước ngọt. Số hộ dân có đủ các điều kiện như trên rất ít, vì vậy chỉ có 7 hộ trong 59 hộ nuôi trong vùng điều tra cho biết có thể nuôi trong thời gian từ 60  70 ngày đạt kích cỡ 100 con/kg.

Bảng 3.17. Năng suất và lợi nhuận 4 vùng nghiên cứu (n=59)

Số hộ điều tra

Năng suất (tấn/ha)

Lợi Nhuận trên ha (triệu đồng)

Ninh Hòa 14 10,86 166,23

Nha Trang 15 9,24 130,18

Cam Ranh 18 8,79 114,03

Vạn Ninh 12 9,76 151,5

Từ bảng 3.17 ta thấy năng suất và lợi nhuận nuôi tôm he chân trắng cao nhất ở khu vực Ninh Hòa (10,86 tấn/ha, lợi nhuận 166,23 triệu động/ha). Năng suất và lợi nhuận nuôi tôm he chân trắng ở Cam Ranh là thấp nhất (8,79 tấn/ha, lợi nhuận 114,03 triệu đồng/ha) . Lý do khu vực Ninh Hòa năng suất cao nhất là vì môi trường nuôi ở khu vực nuôi này tốt hơn các khu vực còn lại, vùng phân tán nhiều nơi ít tập trung nên dịch bệnh ít lây lan dẫn đến năng suất và lợi nhuận cao. Ngược lại, khu vực Cam Ranh vùng nuôi tập trung, khi có dịch bệnh xảy ra thì mức độ lây lan rất nhanh gây thiệt hại cho tôm vì vậy năng suất thấp hơn các vùng khác. Độ mặn đo được trong các ao nuôi tôm ở khu vực Cam Ranh thường rất cao, có khi đến 40‰ nên tôm chậm lớn.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)