Bệnh, cách phòng trị

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 47 - 49)

Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng ở những vùng khảo sát trong tỉnh xuất hiện một số bệnh sau: đen mang, phân trắng, mềm vỏ, đục cơ, gan, đốm trắng, với tỉ lệ bắt gặp được thể hiện ở Hình 3.13.

16,94% 67,79% 76,27% 50,08% 20,33% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Đục cơ Mền vỏ Phân trắng Đen mang Bệnh gan Đốm trắng

Tỉ lệ (%)

 Bệnh đốm trắng

- 100% số hộ nuôi đều đã từng gặp bệnh đốm trắng trên ao tôm của mình. Bệnh này gây thiệt hại rất lớn và có tốc độ lây lan rất nhanh. Tác nhân gây bệnh đốm trắng là virut và hiện chưa có cách trị bệnh. Bệnh thường lây nhiễm từ nguồn con giống, từ các ký chủ trung gian như: tôm, cá, cua, còng, ốc, Protozoea… Động vật trên cạn như chuột, chó, chim và từ nguồn nước nuôi

- Cách phòng bệnh của những hộ dân

Cải tạo ao, loại bỏ các tác nhân gây bệnh, các ký chủ trung gian, vét bùn đáy. Khi mua giống, chọn giống của các công ty lớn có kiểm dịch. Trong quá trình nuôi thì sử dụng quy trình nuôi ít thay nước. Khi cho tôm ăn cần bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

 Bệnh đen mang

Trong vùng điều tra có 50,08% số hộ nuôi phát hiện bệnh đen mang. Nguyên nhân gây bệnh do các hộ nuôi tôm với mật độ cao, sinh ra các chất thải nhiều, lắng đọng xuống đáy ao. Hoặc khi tảo tàn nếu người dân không kịp thời siphon đáy hay thay nước thì bệnh xuất hiện. Đa số các hộ dân thường dùng BKC kết hợp với thay nước khi tôm bị bệnh này.

 Bệnh phân trắng

Trong các năm từ 2004  2008, bệnh phân trắng thường xuất hiên trong vùng với mật độ thấp nhưng đến năm 2009 và năm 2010 thì bệnh phân trắng xuất hiện với mật độ cao (76,27%). Đối với bệnh phân trắng thì không có các biện pháp trị bệnh đặc hiệu chỉ có biện pháp phòng bệnh như bệnh đốm trắng.

 Bệnh mềm vỏ

Bệnh mềm vỏ cũng rất phổ biến, có đến 67,79% hộ nuôi phát hiện bệnh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh như môi trường nước ao chứa nhiều kim loại nặng, độ kiềm trong ao thấp, thức ăn kém chất lượng.

 Bệnh đục cơ

Bệnh cũng do những nguyên nhân như vi khuẩn, môi trường nước bị thay đổi đột ngột. Khi tôm bị bệnh này người dân trị bằng những phương pháp như diệt khuẩn hoặc thay nước. Trong quá trình nuôi có 16,94% số hộ nuôi phát hiện bệnh này.

 Các bệnh về gan

Bệnh này xảy ra trong những ao có độc tố cao hay những ao duyệt trùng không tốt tồn tại vi khuẩn gây hại. Tôm bị bệnh này thường chết trong vòng 2 tháng

nuôi.Trong những năm gần đây bệnh về gan diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi, thống kê thấy có 20,33% hộ nuôi phát hiện bệnh gan.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)