Quản lý môi trường ao nuôi

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 44 - 47)

 Quản lý tảo

Đối với người dân, tảo là yếu tố quan trọng để họ đánh giá chất lượng nước cũng như tình hình sức khỏe của tôm trong ao nuôi. Quản lý tảo thường chủ yếu thông qua màu nước, độ trong đục của nước ao, màu sắc của nước ao. Phương pháp gây màu nước đã trình bày ở Bảng 3.7 ở trên.

Bảng 3.12 Tỷ lệ hộ nuôi quản lý được độ trong thích hợp 30÷40cm (n=59)

Số hộ quản lý được độ trong (30÷40cm)

Địa phương Tổng số hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Ninh Hòa 14 7 50,00 Nha Trang 15 8 53,33 Cam Ranh 18 7 38,89 Vạn Ninh 12 4 33,33

Độ trong ở mức 30  40 cm là độ trong thích hợp nhất cho tôm chân trắng sinh trưởng và phát triển. Từ Bảng 3.12 cho thấy khu vực Nha Trang quản lý được

độ trong tốt nhất với chiếm tỷ lệ (53,33%), sau đó là Ninh Hòa (50,00%), Cam Ranh (38,89%) và quản lý độ trong kém nhất là Vạn Ninh (33,33%).

Hình 3.11: Ao nuôi tôm có độ trong kém, đang có hiện tượng tảo tàn

 Quản lý các yếu tố pH, độ mặn , độ kiềm

Trong quá trình nuôi tôm thì việc kiểm tra các thông số môi trường nước ao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đa số các hộ nuôi thường kiểm tra ao nuôi chỉ qua sự biến đổi của màu nước và những biến động của tôm nuôi như bỏ ăn, nổi đầu… Người nuôi chỉ biết các thông số môi trường, sự biến động của các yếu tố trong ao thông qua sự hỗ trợ của nhân viên các công ty thức ăn hoặc công ty thuốc trên địa bàn (không thường xuyên, chỉ từ 5  7 ngày / lần).

- Đối với pH, khi pH xuống thấp hoặc lên cao và biến động ngoài khoảng thích hợp cho tôm he chân trắng, người dân tiến hành các biện pháp xử lý để điều chỉnh. Các biện pháp cụ thể được thể hiện trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13 Các biện pháp điều chỉnh pH trong ao nuôi (n=59)

Loại sản phẩm Số hộ dùng Tỷ lệ % Công dụng

CaO 52 88,13% Nâng cao pH

CaCO3 45 76,27% Nâng cao và ổn định pH

CaMg(CO3)2 36 61,01% Ổn định pH

pH- Down (0.5 ppm) 32 54,23% Giảm pH

Formol (5-10ppm) 15 25,42% Giảm pH

Thay nước (30-50%) 40 67,79% Cải thiện pH

Nhìn chung việc quản lý pH trong ao nuôi của người dân nuôi tôm ở Khánh Hòa tương đối hợp lý. Thường dùng các loại vôi CaO, CaCO3, CaMg(CO3)2 và tùy vào mức độ mà sử dụng loại vôi thích hợp để nâng cao pH. Khi pH trong ao lên quá cao, đơn giản nhất là người nuôi dùng formol để hạ pH. Nhiều hộ (hay khi có điều kiện) người dân chọn phương pháp thay nước (30 50%) để cải thiện pH.

Đối với độ kiềm: Người nuôi thường duy trì trong các ao nuôi có độ kiềm dao động từ 90  140 mg/l, tăng dần theo thời gian nuôi. Loại vôi thường được sử dụng để nâng cao độ kiềm là CaCO3, Dolomite liều lượng 20  30ppm.

Độ mặn trong ao nuôi được đo ở đầu vụ, sau một thời gian nuôi dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời làm bốc hơi nước, độ mặn thường tăng cao, làm cho tôm chậm lớn, cũng như gây ra những biến động các yếu tố môi trường khác trong ao nuôi. Các hộ nuôi duy trì độ mặn bằng cách thay nước hoặc cấp nước ngọt.

 Quản lý Oxy

Nguồn oxy trong ao nuôi sẽ giảm khi số ngày nuôi tăng bởi lý do sau: Lượng thức ăn dư thừa tích lũy trong quá trình nuôi, phân tôm và xác chết thực vật thủy sinh làm cho các khí độc phát sinh, tảo phát triển mạnh làm cho lượng oxy trong ao bị thiếu hụt vào ban đêm, nhất là lúc sáng sớm. Tôm trong ao nuôi càng lớn thì nhu cầu oxy ngày càng tăng. Do vậy biện pháp mà người dân thường dùng để duy trì hàm lượng Oxy là quản lý tốt sự phát triển của tảo trong ao nuôi, dùng máy siphon đáy, dùng máy quạt nước.

Hình 3.12 Hệ thống quạt nước cung cấp Oxy cho ao nuôi tôm tại Khánh Hòa

 Quản lý đáy ao

Người nuôi trong khu vực nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của nền đáy đối với sức khỏe của tôm trong ao nuôi. Do vậy trong quá trình nuôi họ thường xuyên theo dõi sự biến động của nền đáy để có biện pháp xử lý thích hợp. Thông thường sau một tháng nuôi, ao nuôi bắt đầu tích tụ một lượng chất thải, vì vậy từ thời gian này người nuôi thường siphon đáy ao hoặc dùng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý.

Khi tìm hiểu, người dân cho biết phương pháp xử lý đáy ao theo các bước sau là có hiệu quả: Định kỳ khử trùng nước (khi thay nước). Cải thiện môi trường bằng cách dùng Domite, CaCO3 hoặc Zeolite cho xuống ao với liều lượng 22  30kg/1000m3. Tháng nuôi thứ 2 trở đi, khi lượng bùn đáy ao quá nhiều thường gây một số bệnh về mang, người nuôi tiến hành siphon. Việc siphon được tiến hành khi tôm trong ao khỏe mạnh.

Bảng 3.14 Phương pháp xử lý đáy ao của người dân tại Khánh Hòa (n=59)

Phương pháp Số hộ Tỷ lệ (%)

Siphon đáy 4 6,78

Dùng Zeolite 48 81,36

Dùng CPSH 53 89,83

Bảng 3.14 cho thấy, để quản lý chất đáy, đa số người nuôi sử dụng chế phẩm sinh học (89,83%) để phân hủy các hợp chất hữu cơ và Zeolite (81,36%) để hấp thụ khí độc. Đây là những biện pháp phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều trong nuôi tôm do hiệu quả cao trong quản lý bùn đáy cũng như các yếu tố môi trường khác. Một số ít người nuôi sử dụng phương pháp siphon đáy để loại bỏ bùn đáy (6,78%), tuy nhiên phương pháp này còn nhiều bất cập do các thiết kế ao hiện tại không thích hợp để sử dụng phương pháp này. Đồng thời, các sản phẩm bùn đáy sau khi siphon ra chưa có ao chứa và xử lý thích hợp.

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng (penaeus vannamei boone, 1931) tại khánh hòa (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)