1.3.1. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
Tổ chức thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt là quá trình phức tạp diễn ra trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, cần thiết phải lập kế hoạch nhằm đảm bảo tính chủ động, tính thực tiễn trong q trình triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể:
- Kế hoạch về tổ chức, điều hành với các nội dung dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ thể và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi, cơ chế thực thi,...;
- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực, như: Nguồn lực về tài chính, trang thiết bị hỗ trợ,...;
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện với các giai đoạn mục tiêu khác nhau nhằm duy trì chính sách, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm;
- Kế hoạch kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách, gồm những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực thi chính sách. Dự kiến,
18
xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, tổ chức điều hành, quy trách nhiệm, nhiệm vụ đối với tổ chức, cá nhận tham gia thực hiện chính sách…
1.3.2. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách
Để chính sách đi vào thực tiễn, phổ biến, tuyên truyền là bước tiếp theo của xây dựng kế hoạch triển khai. Đó là quá trình tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt - hoạt động giữ vai trò quan trọng để giúp các đối tượng tham gia thực thi chính sách và người dân hiểu về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương; qua đó, phát huy được tính tự giác, tính dân chủ cơ sở của người dân và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao bằng các hình thức phù hợp. Tiến trình này phải diễn ra thường xuyên, liên tục để thay đổi nhận thức, hành vi kết hợp với các biện pháp quản lý khác để đạt được mục tiêu.
1.3.3. Phân cơng phối hợp thực hiện chính sách:
Trong thực hiện chính sách, công tác phân công phối hợp giữ vai trò cấp thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phân công cơ quan, đơn vị chủ trì cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt; các cơ quan, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện chính sách; tiến trình phân cơng phối hợp phải được thực hiện một cách chặt chẽ, diễn ra ở nhiều cấp độ: phối hợp theo chiều dọc tức là giữa các cơ quan ngành với địa phương, giữa cấp trên với cấp dưới; phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong cùng khu vực hành chính; trong phân cơng cần chú ý đến năng lực của từng tổ chức, cá nhân để tránh chồng chéo .
1.3.4. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính sách
Q trình thực thi chính sách được thực hiện đồng bộ, có nhiều cơ quan, tổ chức và nhân dân tham gia; Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở từng nơi khác nhau, trình độ tổ chức thực thi của cán bộ cơng chức khơng đồng đều; trong q trình triển khai chính sách quản lý rác thải sinh hoạt các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra đơn đốc việc thực hiện chính sách, qua kiểm tra, đôn đốc các mục tiêu và biện pháp chủ yếu của chính sách lại được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ công chức cũng như đối tượng thực thi chính sách tập trung chú ý
19
những nội dung ưu tiên trong quá trình thực hiện; kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt sẽ giúp cho từng cấp, từng ngành, từng địa phương kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; Từ đó, có cơ sở đánh giá được mặt mạnh, yếu của cơng tác tổ chức thực thi chính sách để điều chỉnh.
Công tác kiểm tra, đơn đốc này cịn giúp cho từng ngành, từng địa phương thực thi chính sách biết được những hạn chế của mình để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Thực hiện tốt vấn đề trên vừa kịp thời hồn thiện, bổ sung chính sách vừa chấn chỉnh cơng tác tổ chức thực thi chính sách góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả việc thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt.
1.3.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách
Tổ chức thực thi chính sách được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách, trong thời gian đó việc tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách là để đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách; trong đó, đánh giá tồn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách, đánh giá tổng kết từng bước thực thi chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách; quá trình nhằm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện mục tiêu chính sách.
Việc tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện chính sách; đồng thời, xem xét vai trò, chức năng của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia thực thi chính sách; cơ sở để tổng kết công tác chỉ đạo điều hành thực thi chính sách trong các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao, những nội quy, quy chế được xây dựng, đồng thời có kết hợp việc sử dụng các văn bản có liên quan giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp, chỉ đạo điều hành thực thi chính sách của các tổ chức chính trị và xã hội với nhà nước; đánh giá thực hiện chính sách là một nội dung mà các bên liên quan cần đưa ra những nhận định khách quan về tính hiệu quả, hiệu lực, phù hợp và ổn định của chính sách