Chỉ tiêu
Xã Cát Quế Xã Minh Khai Xã Dương
Liễu Tổng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Phân loại RTSH tại nguồn Có Khơng 4 16 20,00 80,00 14 6 30,00 70,00 17 3 15,00 85,00 13 47 21,67 78,33 2. Sự cần thiết phải phân loại Cần thiết Không cần thiết 15 5 75,00 25,00 17 3 85,00 15,00 16 4 80,00 20,00 48 12 80,00 20,00 3. Nếu được yêu cầu cần phân loại Có thực hiện Khơng thực hiện 13 7 65,00 35,00 18 2 90,00 10,00 16 4 80,00 20,00 47 13 78,33 21,67 Tổng 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00
41
Kết quả điều tra từ công nhân VSMT cũng phản ánh thực tế này. Cụ thể: 100% công nhân VSMT được hỏi đều trả lời rằng không tiến hành phân loại rác khi thu gom cũng như tập kết tại các điểm trung chuyển của xã, do khơng có quy định yêu cầu về phân loại rác thải. Từ đó có thể nhận thấy rằng hiện nay trên địa bàn huyện cũng như thành phố Hà Nội chưa có một hình thức, quy định nào về vấn đề phân loại rác trước khi thu gom. Đây cũng là một sự lãng phí lớn trong việc tận dụng nguồn RTSH.
Kết quả điều tra việc phân loại RTSH tại các hộ dân và người bán hàng cho thấy: 60% số hộ có phân loại rác, chiếm 50% tổng số phiếu; trong đó số hộ dân có phân loại RTSH là 56 hộ, chiếm 62,22%; số người bán hàng có phân loại rác là 4 người, chiếm 13,33% số được điều tra. Từ kết quả này, có thể nhận thấy các hộ khơng kinh doanh có ý thức phân loại rác cao hơn những hộ kinh doanh; đặc biệt, có gần 90% số hộ kinh doanh chưa quan tâm đến hoạt động phân loại; theo những hộ kinh doanh, việc phân loại rác thải sinh hoạt đòi hỏi phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau, gây tốn kém và khơng thích hợp với nhiều gia đình có mặt bằng chật hẹp; tuy nhiên, quan trọng nhất là đối tượng này khơng có thói quen phân loại rác thải; do đó, họ khơng quan tâm đến việc phân loại rác thải cũng như việc phân loại rác thải có lợi ích như thế nào đối với họ.
Nhìn chung, hình thức phân loại rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức mới chỉ dừng ở mức đơn giản, phụ thuộc vào tính tự giác, thói quen của từng hộ gia đình, số hộ khơng quan tâm tới phân loại rác chiếm đa số hoặc có phân loại nhưng chủ yếu là phân loại theo hình thức bán được hay khơng bán được. Do vậy, cần có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn, phối kết hợp các công cụ điều chỉnh xã hội để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các đối tượng tham gia chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trong hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.
2.2.2. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt
Thu gom RTSH là hoạt động đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí triển khai. Quy trình thu gom trên địa bàn huyện có nét đặc thù riêng của một khu vực ngoại ơ, có q trình đơ thị hóa nhanh.
42
Hình 2.3. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức
Nguồn: Số liệu điều tra (2020)
Từ kết quả mơ hình hóa ở trên, cho thấy: Hoạt động thu gom RTSH được thực hiện bắt đầu từ nơi phát sinh RTSH với 5 nguồn phát sinh RTSH chủ yếu, gồm:
Thu gom tại hộ gia đình: Các hộ gia đình thường sử dụng các phương tiện
lưu giữ RTSH, như: túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xơ, thùng sơn khơng có nắp đậy, sọt... các loại dụng cụ này thường được đặt trong nhà hoặc trước cửa nhà và không đồng nhất tại từng khu dân cư.
Thu gom tại cơ quan, công sở, trường học: RTSH thường được gom trong các
thùng chứa có nắp đậy với dung tích từ 10 – 15 lít trong từng phịng làm việc/phòng học; cuối ngày được tập kết và lưu trữ trong thùng chứa lớn (240-660 lít) bởi người được giao trách nhiệm. Số lượng và kích cỡ thùng chứa tùy thuộc vào lượng RTSH phát sinh mỗi ngày của từng đơn vị.
Thu gom tại chợ: Rác thải của phần lớn các sạp bán hàng được lưu trữ trong
túi nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. RTSH và nước rửa thực phẩm hịa lẫn vào nhau gây ơ nhiễm mơi trường, gây khó khăn cho người thu gom; đồng thời, làm mất cảnh quan xung quanh chợ; tất cả rác thải tại chợ sẽ được tập trung tại điểm tập kết trong các thùng chứa có dung tích 240 – 600 lít. Điểm tập kết rác có sự khác biệt giữa chợ được quy hoạch và tự phát; đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập
Hộ gia đình Cơ quan, cơng
sở, trường học Chợ
Siêu thị, khu
thương mại công cộng Dịch vụ Nguồn rác thải
Tổ thu gom rác
43
trung rác được bố trí trong chợ. Đối với những chợ tự phát, do khơng có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác thải nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được cơng nhân thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung RTSH lộ thiên.
Thu gom tại các siêu thị và khu thương mại: Thiết bị thu gom RTSH
thường có dung tích thùng 20 lít, có nắp đậy, có túi nylon bên trong, được đặt trong siêu thị, khu thương mại để mọi người sử dụng. RTSH sẽ được chuyển đến điểm tập trung phía sau siêu thị/khu thương mại trong các thùng có dung tích 240 lít. Nhìn chung, chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung trong các trung tâm này khá tốt, ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra mơi trường bên ngồi. Rác thải thường được phân loại để tái sinh tái chế (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy tinh) hoặc bán cho đội ngũ mua phế liệu.
Thu gom tại khu công cộng: Các thùng rác công cộng được bố trí tập trung
tại một số tuyến đường. Kích thước của thùng rác khác nhau tùy theo tuyến đường, phổ biến 240 lít, 60 lít. Việc bố trí thùng rác trên các tuyến đường đã góp phần làm sạch mơi trường hơn, đáp ứng nhu cầu của phần lớn dân cư. Tuy nhiên, việc lựa chọn dung tích, kích thước và điểm đặt thùng rác đôi khi chưa hợp lý, chưa phát huy hết hiệu quả, như: một số loại rác có kích thước lớn hơn miệng thùng nên người dân đã bỏ rác lên trên, bên cạnh, hoặc phía dưới thùng rác.
Từ kết quả điều tra hình thức thu gom RTSH tại các hộ gia đình cho thấy: mỗi hộ gia đình có cách thức thu gom rác riêng, như: gom vào túi nilon, gom vào thùng rác riêng hoặc có thể chất thành đống để tổ VSMT đến thu gom với tỉ lệ tương ứng 57,78%; 24,44%; 17,78%.
Bảng 2.6. Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của hộ dân TT Chỉ tiêu