Quản lý rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 66)

Ngun: S liệu điều tra (2020)

Ghi chú: Công tác chđạo qun lý

S tác động qua li

Qua sơ đồ 3.2, công tác quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức hiện nay như sau;

Ban QLDA ĐTXD

UBND huyện

Hợp tác xã Thành Cơng

Tổ thu gom của các thơn

Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh UBND các xã, thị trấn

53

UBND huyn: Có trách nhiệm tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn huyện, công

khai quy hoạch quản lý RTSH, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn huyện.

Ban QLDA ĐTXD: Là cơ quan được UBND huyện giao trách nhiệm tổ chức

thu gom, vân chuyển rác thải trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt, Ban QLDA ĐTXD huyện có trách nhiệm hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải với Hợp tác xã Thành Công, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn trong vấn đề thu gom, xử lý rác thải.

Hp tác xã Thành Công: Là đơn vị thực hiện hợp đồng dịch vụ vận chuyển,

xử lý RTSH theo hợp đồng ký với Ban QLDA ĐTXD, cơng ty có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ nhu cầu nhân lực vật lực để thực hiện trách nhiệm trong việc vận chuyển, xử lý RTSH tại các điểm tập kết trên địa bàn huyện theo đúng hợp đồng của mình đã ký.

UBND các xã, th trn: Có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền vận động

kiểm tra giám sát quá trình thu gom, vận chuyển RTSH của các thơn trên địa bàn, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo giám sát việc thành lập và hoạt động của tổ vệ sinh môi trường của các thơn trên địa bàn.

Chính quyn thơn: Có trách nhiệm thành lập, quản lý và giám sát hoạt động

của các tổ vệ sinh môi trường do mình thành lập, quy định cụ thể và thông báo cơng khai mức phí thu gom, thời gian thu gom vận chuyển và xử lý RTSH , phổ biến kiến thực quản lý RTSH.

T v sinh môi trường: Thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng RTSH từ

nguồn phát sinh trong các khu vực được chính quyền thôn giao quản lý, đến điểm tập kết hoặc đến bãi chôn lấp rác thải của thôn, đối với các thơn có bãi chơn lấp RTSH, tiến hành xử lý RTSH theo hình thức chơn lấp.

H gia đình, các cơ quan, đơn vị sn xut kinh doanh: Có trách nhiệm

nộp phí vệ sinh hàng tháng đầy đủ và đúng hạn theo mức phí đã được chính quyền thơn thống nhất, đồng thời có trách nhiệm trong việc thu gom RTSH hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường.

2.3.4. Theo dõi, đơn đốc, đánh giá thực hin chính sách

Nhận thức phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ mơi trường, huyện Hồi Đức luôn xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

54

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, huyện Hoài Đức đã ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về bảo vệ môi trường. Các xã, thị trấn của huyện đã đưa các chỉ tiêu về môi trường vào Nghị quyết lãnh đạo hằng năm. Ở nhiều địa phương đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt, đầu tư các cơng trình hạ tầng bảo vệ mơi trường như: Hệ thống cấp thoát nước, cải tạo ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, trồng cây xanh ở các cơng trình cơng cộng. Chỉnh trang cải tạo nghĩa trang, xây dựng đúng quy hoạch bảo đảm các tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới.

Trên cơ sở các kế hoạch, chỉ tiêu hàng năm, định kỳ là cơ sở để cơ quan phối hợp theo dõi, đơn đốc thực hiện, nhất là Phịng Tài ngun và Mơi trường định kỳ có kế hoạch kiểm tra tại các cơ sở. Cùng với kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp là cơ sở để đánh giá tiến độ, năng lực, hạn chế để tìm giải pháp đẩy mạnh thực hiện mục tiêu về quản lý rác thải. Các cơ quan quản lý thường xuyên phân công cán bộ xuống các xã, thị trấn, phối hợp với các địa phương đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nắm bắt các vấn đề phát sinh về rác thải để kịp thời chỉ đạo xử lý. Cùng với đó, UBND các xã, thị trấn thực hiện giám sát công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Bàn giao cho HTX Thành Công thu gom, vận chuyển hết rác thải ở các thơn, ngõ, xóm ngay trong ngày. Đồng thời, thực hiện rà soát, xây dựng lại cơ chế quản lý, giám sát công nhân thu gom rác ở các xã, thị trấn để có hiệu quả. Xây dựng lộ trình và thời gian cụ thể cho việc thu gom và vận chuyển rác thải, không để rác tồn ở các điểm tập kết và ở đầu các ngõ, xóm...

2.3.5. Tng kết, đánh giá thực hin chính sách

Địa phương đã có triển khai hiệu quả phương pháp đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm với sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, nhất là đã huy động được sự tham gia của người dân thơng qua các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, gắn với triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, quản lý ngành tài ngun mơi trường. Nhìn chung thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội khá hiệu quả, minh chứng cho điều này: Huyện đạt được mục tiêu đề ra về xây dựng nông thôn cấp huyện từ năm 2017; trong đó, các tiêu chí về mơi trường cấp huyện (gồm 02 tiêu chí, trong đó, tiêu chí về hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt

55

tiêu chuẩn); đồng thời, 100% số xã đã thực hiện thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định; môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp và an toàn. Tuy nhiên, so với các tiêu chí về kinh tế, xã hội, tiêu chí về mơi trường được xem là khó thực hiện, khó duy trì tính bền vững nếu khơng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đầu tư cơ sở hạ tầng để từng bước giải quyết những điểm bất cập, tồn tại. Tiêu chí về mơi trường nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng được xem là thách thức lớn nhất trong triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị.

2.4. Các nhân tảnh hưởng đến thc hin chính sách qun lý rác thi sinh hot sinh hot

2.4.1. Các yếu t vcơ chế, chính sách

Vấn đề quản lý RTSH trên địa bàn huyện Hồi Đức vẫn cịn nhiều hạn chế, do tính phức tạp trong cơ chế quản lý, mang nặng tính chất hành chính, kế hoạch từ trên xuống khơng bám sát thực tế. Mơ hình quản lý được duy trì theo hình thức huyện bàn giao về xã, thị trấn; sau đó xã, thị trấn lại bàn giao về các khối, thơn, xóm. Thực chất, đây là mơ hình quản lý mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động khơng có hiệu quả.

Mặc dù các văn bản về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng dẫn đến hiệu quả thực thi chưa cao, chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban ngành trong xã hội. Hơn nữa, về phía chính quyền xã, thị trấn chưa tạo nhiều điều kiện thuận lợi, cần thiết để công ty VSMT tuyên truyền đến các đối tượng cá nhân, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định. Ngoài ra, nguồn kinh phí đóng góp của các hộ gia đình; cũng như, hỗ trợ từ chính quyền cịn hạn chế, tốc độ giải ngân chậm đã ảnh hưởng đến thực thi chính sách.

Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền huyện vẫn cịn nhiều bất cập, nhất là cơng tác phối kết hợp, thiếu những chính sách hỗ trợ để công ty VSMT thực hiện hiệu quả trách nhiệm của mình.

2.4.2. T chc b máy thc hin chính sách

Hệ thống quản lý rác thải trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được tổ chức từ trên xuống dưới: từ cấp Thành phố đến các hộ dân trên địa phương.

56

Mỗi cấp, ban ngành đều có trách nhiệm, vai trị quan trọng trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

Hệ thống quản lý này được thể hiện rõ qua sơ đồ:

Hình 2.6. H thng t chc qun lý rác thi sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức

Ngun: S liệu điều tra (2020)

UBND thành phố Hà Nội: có nhiệm vụ bảo vệ mơi trường đơ thị và nông thôn, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung về BVMT của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc BVMT của Thành phố. Chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các ban, ngành thuộc UBND Thành phố, và các quận, huyện, thị xã tiến hành quy hoạch điểm thu gom và bãi chứa rác thải. Lập các chương trình và tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường.

Chính quyền các cấp, chịu trách nhiệm thực thi trong phạm vi, ranh giới lãnh thổ quản lý. Các cá nhân, tổ chức thực hiện theo nguyên tắc “người/hộ/tổ chức phát sinh rác phải trả tiền”; “người/tổ chức thu gom, xử lý rác được trả tiền”.

Bng 2.11. Đặc điểm ca công nhân vsinh môi trường

STT Ch tiêu Sngười T l (%) 1 Giới tính Nam 4 19,05 Nữ 17 80,95 UBND thành phố Hà Nội UBND huyện Hoài Đức

Hợp tác xã Thành Công Các xã, thị trấn

57 2 Tuổi <35 >35 21 100,00 Trung bình 45,5 3 Trình độ học vấn Tiểu học 12 57,14 Trung học cơ sở 6 28,57 Trung học phổ thông 3 14,29

Ngun: S liệu điều tra (2020)

Qua điều tra 21 công nhân VSMT ở 3 xã nghiên cứu, nữ giới chiếm gần 81% tương ứng 17/21 số phiếu. 100% số cơng nhân VSMT có độ tuổi >35, độ tuổi trung bình là 45,5 tuổi. Về trình độ học vấn, chủ yếu đạt trình độ tiểu học gần 60%; số cơng nhân có trình độ trung học phổ thơng chiếm tỷ lệ thấp nhất, chưa đến 15%. Công việc thu gom RTSH đòi hỏi nhiều sức lực nhưng có thể thấy rằng đa số các công nhân VSMT ở xã là nữ giới, độ tuổi cũng đều >35 tuổi, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; kết hợp với phần lớn cơng nhân khơng có việc làm ổn định, được xem là việc bán thời gian nên chưa tận tâm với công việc.

Bng 2.12. Đánh giá của cơng nhân vsinh mơi trường v mức độ hài lịng vi công vic thu gom rác thi sinh hot và mức lương nhận được

STT Ch tiêu Sngười T l (%) 1 Mức lương nhận được Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 4 19,05 Bình thường 13 61,90 Khơng hài lịng 4 19,05

2 Mức độ hài lịng với cơng việc

Rất hài lịng 0

Hài lịng 5 23,01

Bình thường 13 61,90

Khơng hài lịng 3 14,29

Ngun: S liệu điều tra (2020)

Trong số các công nhân được phỏng vấn, có 13/21 người chiếm gần 62% số người được hỏi cho rằng bình thường, tuy nhiên, trong q trình tìm hiểu sâu hơn, chúng tơi nhận thấy: họ ngại trả lời nhưng theo hướng khơng hài lịng; 4/21 người, trên 19% lựa chọn hài lòng; còn lại, trả lời trực tiếp là không hài lòng với mức

58

lương nhận được. Kết quả trên phù hợp với mức độ hài lịng; từ những phân tích trên cho thấy mức độ hài lịng với mức lương và cơng việc thu gom RTSH của các công nhân VSMT khá thấp, đa số công nhân chỉ đánh giá bình thường, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thu gom RTSH. Họ mong muốn có mức lương và các chế độ hỗ trợ tương xứng với sức lao động, thời gian bỏ ra.

Bên cạnh điều tra các cơ quan quản lý, thực thi; đề tài cũng điều tra về nhận thức của người dân đối với tiến trình thực thi, kết quả phân tích cho thấy: nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, đúng đắn về cơng tác quản lý RTSH. Có tới 60% số hộ được điều tra cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả 2 bên chính quyền và người dân. Chính quyền có trách nhiệm xây dựng mơ hình cũng như đề ra cách thức hoạt động, có trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp để thực thi hiệu quả các yêu cầu đã đặt ra trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và người dân; cần tham khảo ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến cơng tác quản lý mơi trường nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Có thể nhận thấy,tuy nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến nhưng chuyển từ nhận thức đến hành động còn khá khác biệt, bởi vẫn cịn tình trạng vứt rác bừa bãi, xử lý khơng đảm bảo an tồn và ảnh hưởng tới môi trường sống đang diễn ra trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)