Kinh nghiệm thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 39)

1.5.1. Kinh nghim v qun lý rác thi sinh hot trên thế gii

1.5.1.1. Kinh nghim Singapore

Singapore là một nước đơ thị hố 100% và cũng được coi là một trong những đô thị sạch nhất trên thế giới. Để làm được việc này, Singapore đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác

23

thải ở Singapore được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa về các nhà máy tái chế lại, còn các chất thải khác được đưa về nhà máy để thiêu huỷ.

Ở Singapore có hai thành phần tham gia chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ Khoa học công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom rác thải sinh hoạt từ các khu vực dân cư và các công ty; và hơn 300 công ty tư nhân của Singapore chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Bộ khoa học cơng nghệ và mơi trường.

Ngồi ra các hộ dân và các công ty ở Singapore được khuyến khích tự nguyện thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí. Bộ Khoa học cơng nghệ và mơi trường quy định cụ thể phí thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân và các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân, thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đơla Singapore/tháng, thu gom rác gián tiếp tại các khu dân cư thì phải trả 7 đôla Singapore/tháng (Thùy Phương, 2007).

1.5.1.2. Kinh nghim Nht Bn

Theo số liệu của Cục Y tế và Mơi sinh Nhật Bản thì hàng năm quốc đảo này thải ra khoảng 450 triệu tấn (khơng tính rác thải phóng xạ) trong đó: rác cơng nghiệp chiếm 397 tấn; rác thông thường 52,2 tấn; rác gia đình 957 nghìn tấn. Trong tổng số trên 36% là tái chế được. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác.

Ý thức được vấn đề này, người dân Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải nên đã ban bố luật: “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế” từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó, luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thơng qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế khơng cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được

24

đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào khơng phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hơm sau gia đình đó sẽ bị cơng ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.

Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chơn sâu trong lịng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.

1.5.1.3. Kinh nghim California

Những nhà quản lý rác thải cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng rác khác nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả là 16,39USD/thùng. Nếu có những phát sinh khác như: khối lượng rác thải gia tăng hay các xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các tòa nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92 USD/thùng. Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thước rác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh. Tất cả chất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38USD/tấn. Để giảm giá thành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cũng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác (Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả, 2011).

1.5.1.4. Kinh nghiệm Đan Mạch

Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà khơng phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái chế được vào lị đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trước khi vào nhà máy đổ rác. Rác được kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế được và những người vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trưởng

25

thành phố Horsholm, địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất Đan Mạch, cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sưởi ấm và nâng cao giá trị các ngôi nhà của người dân địa phương.

Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy biến chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ơ nhiễm trước khi đưa rác vào lị đốt. Mức ơ nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%. Những chất thải có thể gây ơ nhiễm được xử lý theo phương pháp riêng, chứ không phải đem chôn.

1.5.2. Kinh nghim v qun lý rác thi sinh hot Vit Nam

1.5.2.1. Tnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nơng thơn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phục và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt, rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ...

Hiện tại nơng thơn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nơng nghiệp ngồi một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để có biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực và thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lơng, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ,

26

công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ... Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, mơi trường nói chung và chất thải rắn tại các vùng nơng thơn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân.

Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mơ hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào cơng tác bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững địa phương.

Mơ hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thơn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thơn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế.

Vị trí bãi chơn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cư và nên khuất gió. Diện tích bãi chơn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chơn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chơn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ơ nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m.

Các chỉ dẫn khi chơn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ơ phía cuối bãi chơn lấp ra Rác thải sau khi

27

được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ơ hồn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hố chất diệt cơn trùng và rắc vơi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm sốt, dễ thực hiện và tn thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh mơi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn.

1.5.2.2. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Các bước tiến hành xây dựng mơ hình

Điều tra, khảo sát tình trạng ơ nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương. Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác.

Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện.

Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mơ hình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân.

Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác.

Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố.

Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác.

Xây dựng trạm xử lý rác cho nơng thơn theo quy trình cơng nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Quy trình xử lý

Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác được tiếp

28

tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh q trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3.

Đây là mơ hình tương đối hồn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở quy mô nhỏ. Một mơ hình xử lý rác sạch, khơng gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chơn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nơng nghiệp. Mơ hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nơng thơn có cảnh quan vào mơi trường trong sạch. Mơ hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, khơng cịn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày.

1.5.2.3. Mơ hình thu gom cht thi rn sinh hot tnh Phú Yên

Tháng 6/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Tuy An tỉnh Phú Yên triển khai đề án Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại xã An Mỹ. UBND huyện Tuy An chọn xã An Mỹ làm mơ hình điểm cho tồn huyện, bởi từ trước đó, nhiều hộ dân trong xã đã hùn nhau thuê xe bục bịch thu gom rác đi đổ. Tuy nhiên, bà con làm tự phát nên việc xử lý rác chưa đúng quy trình. Trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)