1.4.1. Các yếu tố về chính sách
Cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt trong những năm qua của nước ta được chính phủ và nhà nước hết sức quan tâm, thể hiện bằng các văn bản chính sách, pháp
20
luật quản lý rác thải, quy chế bao bì hay sử dụng các công cụ kinh tế như giấy phép rác thải,… đã được phát triển nhằm hướng tới hạn chế phát thải ra môi trường.
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014; quy định về hoạt động bảo vệ mơi trường: Chính sách, biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ đất nước. Luật tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Gắn kết các hoạt động bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài ngun với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh mơi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn như tất cả mọi người dân, đơn vị, tổ chức, xã hội phải chấp hành thực hiện các quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý CTR, đầu tư quản lý CTR, các yêu cầu trong quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR.
Nghị định 147/2007/NĐ-CP của chính phủ: Về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn. Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua cho thấy các chính sách thường xuyên được điều chỉnh nhằm quản lý hiệu quả trong môi trường luôn biến động. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Một số chính sách được ban hành thiếu cơ chế triển khai cũng như hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc triển khai không hiệu quả hoặc không phù hợp với thực tế. Ngoài ra, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định về một số vấn đề then chốt đối với quản lý rác thải như nhân lực, trình độ, hướng dẫn kỹ thuật,… vẫn cịn thiếu, làm ảnh hưởng đến các hoạt động, khó khăn khi triển khai đặc biệt là đối với các chất độc hại.
1.4.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
Bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt gồm các cấp lãnh đạo, UBND huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện cùng các tổ vệ sinh môi trường, tổ trưởng tổ dân phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt,
21
tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích nhân dân thực hiện công tác thu gom và phân loại rác thải.
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH. Năng lực của tổ VSMT bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý rác thải. Tùy vào từng địa bàn và khối lượng rác thải phát sinh mà đòi hỏi năng lực của tổ VSMT phải phù hợp, đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải để tình hình mơi trường trên địa bàn ln được sạch sẽ (Văn Hữu Tập, 2014).
1.4.3. Nguồn lực thực hiện chính sách
Để thực hiện chính sách cần đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất,… Trong đó, nguồn lực tài chính được xem là một trong những điều kiện quan trọng.
Nguồn lực tài chính giữ vai trị quyết định tới sự thành công hay thất bại đối với mọi hoạt động. Đối với cơng tác quản lý RTSH thì nguồn lực tài chính bao gồm mức đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý rác thải, mức chi trả của hộ cho việc thu gom rác thải và mức tiền, lương được nhận của công nhân VSMT. Tất cả các nguồn lực trên phải thu chi hiệu quả thì mới đảm bảo cho công tác quản lý rác thải hoạt động tốt (Văn Hữu Tập, 2014).
Mức thu phí vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Nếu mức thu phí khơng hợp lý, cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt lại không đạt được như người dân mong muốn sẽ gây nên bức xúc, gặp nhiều sự phản ảnh. Người dân sử dụng dịch vụ nhưng dịch vụ lại không thể đáp ứng yêu cầu trong khi mức phí lại có thể q cao hay q thấp mà khơng phù hợp với người dân. Những mức phí này cần được chia ra hoặc phân loại trước khi áp dụng với người dân.
Quản lý RTSH cần phải có sự góp sức chung của cả cộng đồng, để đảm bảo điều đó cần phải tập trung vào một số nội dung: Về cơ chế, chính sách; Về tổ chức, quản lý; Kinh phí cho cơng tác quản lý thu gom RTSH; Về công nghệ, kỹ thuật; Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý RTSH. Nhất là đẩy mạnh xã hội hóa, tạo cơ chế ưu đãi thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tham gia
22
vào thực hiện quản lý rác thải sinh hoạt; qua đó, sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời, đảm bảo nguồn lực để thực hiện đồng bộ.
1.4.4. Sự tham gia của người dân
Nhận thức của người dân
Nhận thức của người dân về môi trường giữ vai trò quan trọng. Khi người dân trực tiếp tham gia vào bảo vệ mơi trường thì mới thực sự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong cơng tác quản lý bảo vệ môi trường. Các kết quả nghiên cứu đã nhận định: Mặc dù, nhận thức của người dân đã được cải thiện; đã nhận thức được hậu quả của rác thải đối với tình hình ơ nhiễm mơi trường nhưng để thực hiện tốt còn gặp nhiều thách thức. Ý thức của người dân về đổ rác đúng nơi quy định và ý thức tham gia thu gom của người dân cịn chưa cao. Vẫn cịn tình trạng vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sơng ngịi, đường phố,… làm ô nhiễm nguồn đất, nước, khơng khí quanh chúng ta.
Nhiều người cịn nghiễm nhiên cho rằng họ đóng phí mơi trường hàng tháng cho cơng nhân VSMT để họ đi thu gom rác thải thì họ có quyền vứt rác bừa bãi; mà không nghĩ rằng việc vứt rác đúng nơi quy định là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ mơi trường sống. Vì vậy, nhà nước và chính quyền địa phương cần thắt chặt hơn và xử lý nghiêm khắc đối với những người có hành vi vi phạm để tạo điều kiện cho công tác thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả.
Mức sống người dân
Mức thu nhập của người dân cũng gây ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng của cũng tăng lên. Khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì thành phần rác thải sinh hoạt càng đa dạng và phong phú như: túi nilon, hộp nhựa, cao su, giấy,…. Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ơ nhiễm mơi trường.