Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài PTTH Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 86 - 98)

tế biển trên Đài PTTH Quảng Ninh

2.3.1 Nội dung và hình thức tuyên truyền về phát triển kinh tế biển

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực phát triển kinh tế biển của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa. Một trong những nguyên nhân cơ bản là kế hoạch tuyên truyền chưa thật sự có hệ thống; nội dung và hình thức tuyên truyền chưa sâu sắc, toàn diện và phong phú.

* Về việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền:

Kế hoạch tuyên truyền được xem là “xương sống”, thể hiện tính khoa học và sự bài bản, chuyên nghiệp của các cơ quan báo chí. Mặc dù Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã phát động hai đợt tuyên truyền cao điểm tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, song, kết quả số liệu và điều tra xã hội học lại thể hiện sự hạn chế của công tác này.

Một thực tế tại Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh là, nội dung tuyên truyền trong các chương trình về kinh tế biển đã được các phịng xây dựng từ đầu tháng, song q trình thực hiện của phóng viên lại khơng sát nội dung đã được duyệt từ đầu. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng cũng đã khiến chương trình tuyên truyền khơng đảm bảo được tính hệ thống. Bên cạnh đó, tình trạng “đổ sóng chương trình” cũng thường xảy ra khiến tính định kỳ của thơng tin tun truyền khơng được đảm bảo. Một số chương trình có chất lượng khá tốt, song lại thường xun khơng đảm bảo tính định kỳ dẫn đến tình trạng mất cơng chúng và hiệu quả tun truyền theo đó cũng bị giảm đi.

* Về nội dung:

Tuy đã xây dựng được một số chuyên đề mang tính chuyên sâu như chuyên đề “Kinh tế biển đảo” với thời lượng 15 phút/số và định kỳ 1 tháng 1 số; nhưng trong các chương trình khác của Đài, đặc biệt là bản tin thời sự, lại chưa có một chương trình nào mang tính đặc thù về lĩnh vực này. Trong khi, cũng trong bản tin thời sự, các nội dung khác đã xây dựng được chuyên mục cụ thể, như: “Nông thôn mới Quảng Ninh – Hội tụ và lan tỏa”; “Cải cách hành chính”,

“Hướng về biển đảo quê hương”… với thời lượng 5 phút/chuyên mục. Điều này

cho thấy Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh chưa thực sự quan tâm đến việc tuyên truyền toàn diện các nội dung về phát triển kinh tế biển. Chưa kể, vào những thời điểm có tính chất nhạy cảm về chính trị như những diễn biến tình hình tranh chấp ở biển Đơng hay những biến động trong hoạt động của các ngư dân ngay trong vùng vịnh Bắc Bộ, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh vẫn khơng xây dựng một chun mục, chương trình nào về vấn đề này.

* Về hình thức

Nhìn chung, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh mới tập trung khai thác các hoạt động của lĩnh vực kinh tế biển bằng loại hình tin, phóng sự ngắn là chủ yếu; tun truyền thơng qua hình thức phỏng vấn chun gia, các cán bộ

quản lý hay thực hiện tọa đàm trao đổi về một số bất cập của phát triển kinh tế biển thì lại có chiều hướng ngày càng hạn chế.

Trong đó, các chương trình truyền hình, tuy đã có cố gắng trong việc đa dạng hóa hình thức thể hiện, song nhìn chung vẫn chưa thốt được một “lối mịn”, nhất là các chương trình chuyên đề. Dễ nhận thấy hơn cả ở các chương trình chuyên đề, chuyên mục là cách thể hiện “phát thanh trám hình”. Ít chương trình có sự đổi mới trong kết cấu và ngơn ngữ thể hiện. Hiện nay, truyền hình Quảng Ninh đang duy trì một số chương trình dưới thể loại chuyên đề, với kết cấu gồm các tin ngắn, phóng sự dài, tiểu phẩm và phỏng vấn trao đổi. Tiêu biểu như chương trình Sở hữu trí tuệ và Cuộc sống, với định kỳ phát sóng 4 số/tháng/. Tuy đây khơng phải chương trình chun nội dung về phát triển kinh tế biển, nhưng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể những chương trình về thương hiệu sản phẩm từ biển Quảng Ninh - 27.7% tổng số các chuyên đề truyền hình tuyên truyền về vấn đề này. Tiêu biểu như các chương trình: “Xây dựng chỉ dẫn địa lý

Ngán Quảng Ninh cho sản phẩm Ngán của tỉnh Quảng Ninh” [Chương trình Sở hữu trí tuệ & Cuộc sống số 57, phát sóng ngày 12/03/2014]; “Dự án xây dựng

thương hiệu Mực ống Cơ Tơ” [Chương trình Sở hữu trí tuệ & Cuộc sống số 62,

phát sóng ngày 16/05/2014]. Tuy nhiên, số lượng những chương trình như vậy cịn rất hạn chế trong hệ thống các chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.

Ở loại hình phát thanh, mặc dù số lượng các chương trình tuyên truyền về kinh tế biển cao hơn rất nhiều so với truyền hình, song, về bản chất, chủ yếu các tin được thể hiện bằng lời đọc đơn thuần của phát thanh viên, phóng viên; ít tin, phóng sự có sự hỗ trợ của kỹ xảo âm thanh và tiếng động hiện trường. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do hạn chế về loại hình truyền tải, tuy nhiên, nếu khơng sớm được cải tiến, các chương trình phát thanh của Đài sẽ gây sự nhàm chán cho cơng chúng, thậm chí khó lịng đảm bảo độ tin cậy của thơng tin.

2.3.2 Phối hợp tuyên truyền với các ngành kinh tế khác

Việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển thời gian qua của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên qua kết quả khảo sát của tác giả luận văn thì các nội dung tun truyền vẫn chưa có nhiều mối liên hệ thường xun, có tính chất phối hợp tun truyền về kinh tế biển với các ngành kinh tế khác. Vấn đề phát triển kinh tế biển trong các tác phẩm truyền hình và phát thanh đã thực hiện mới chỉ thể hiện sựu phân tích đơn lẻ, chưa đặt trong tổng thể, gắn kết với các lĩnh vực, ngành kinh tế khác. Vì vậy, nhiều nội dung tuyên truyền chưa sâu và đơi khi cịn bị trùng lặp.

2.3.3 Phối hợp với các ngành và địa phương trong quá trình tuyên truyền về phát triển kinh tế biển

Trong quá trình thực hiện tuyên truyền về phát triển kinh tế biển việc phối hợp giữa Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh và các ngành địa phương thời gian qua mặc dù đã đạt được 1 số kết quả nhất định, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu sâu hơn nữa thì vẫn cần phải chặt chẽ thêm.

Thứ nhất, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin giữa các ngành, địa phương

với cơ quan báo chí, cụ thể là Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cịn chưa chặt chẽ, kịp thời. Mặc dù giữa Đài và các địa phương đều ký quy chế phối hợp tuyên truyền hàng năm, song nhiều thơng tin, mơ hình sản xuất mới liên quan đến phát triển kinh tế biển không được cung cấp kịp thời. Mà những sự kiện này hầu hết đều trên biển hoặc ở các tuyến đảo xa, phóng viên khó có thể nắm bắt hết được nếu khơng có sự cung cấp của địa phương.

Trao đổi về vấn đề này, Nhà báo Đỗ Bích – Phó Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh thừa nhận là việc trao đổi thơng tin về phát triển kinh tế biển với các ngành địa phương còn hạn chế. Nhà báo cũng cho biết thêm:

đổi thông tin hiệu quả, kịp thời hơn nữa với các điạ phương, ban ngành trong vấn đề tuyên truyền phát triển kinh tế biển Quảng Ninh”.

Thứ hai, việc phối hợp để sản xuất các chương trình phát sóng cịn có đơi

lúc khó khăn. Địa phương chưa ý thực được tầm quan trọng của cơng tác tun truyền, có địa phương cịn chưa tích cực hợp tác, chưa tích cực cung cấp thơng tin cho phóng viên. Ngồi việc phóng viên chủ động làm tin bài về địa phương, các địa phương cũng cần chủ động đề xuất, phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh xây dựng kế hoạch tuyên truyền.

Trong quá trình tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, việc di chuyển để tác nghiệp là một trong những khó khăn đối với nhiều phóng viên. Trong nhiều trường hợp, muốn thực hiện được cảnh quay cho một phóng sự, phóng viên phải ra tận đảo hoặc các bè nuôi trồng thủy sản trên biển. Để có những chuyến đi như vậy phóng viên phải vận dụng mối quan hệ cá nhân để nhờ sự hỗ trợ, hoặc tự chi trả kinh phí lớn để thuê phương tiện di chuyển. Điều này gây rất nhiều bất tiện và khó khăn cho phóng viên trong q trình tác nghiệp, do hầu hết phóng viên khơng thơng thuộc địa hình. Ngun nhân là do nhiều địa phương, cơ quan chức năng chưa thật sự quan tâm, hỗ trợ phóng viên tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của tỉnh. Đây cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho việc tuyên truyền về phát triển kinh tế biển nhiều lúc chưa được kịp thời.

2.3.4 Tuyên truyền phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo đảm an ninh, quốc phòng

Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Phát triển kinh tế biển tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QP-AN) và hợp tác quốc tế”; Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam, xác định: “Chiến

lược biển phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…”. Thực chất, đó là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh

tế với an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng để bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Mục đích kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phịng đều mạnh, khơng làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam mà Đảng ta đã xác định. Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp, ngành và trong nhân dân về vị trí vai trị chiến lược của biển; làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cần xây dựng, hồn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Trong quá trình tuyên truyền phát triển kinh tế biển, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã ý thức trong việc lồng ghép công tác đảm bảo an ninh, quốc phịng trong mỗi tác phẩm, chương trình phát sóng.

Thực tế, việc ra khơi đánh bắt, đặc biệt là đánh bắt xa bờ không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là việc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tỉnh Quảng Ninh là địa phương có lượng tàu cá đơng so với cả nước, những số tàu đánh bắt xa bờ có ít nên việc đánh bắt xa bờ có nhiều hạn chế. Trong bối cảnh tình hình biển Đơng có nhiều biến động như hiện nay thì việc tăng cường hiện diện trên biển bằng hoạt động sản xuất, đánh bắt là vô cùng cần thiết. Trong quá trình tuyên truyền, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện phóng sự “Cần đầu tư cho đánh bắt xa bờ” [phát sóng 24/5/2014] phản ánh về thực trạng đánh bắt hiện nay ở Quảng Ninh và nhấn mạnh sự cần

thiết phải có đội tàu đánh bắt xa bờ. Nhìn chung hiện nay bà con ngư dân vẫn cịn rất nhiều khó khăn, để xây dựng được đội ngũ đánh bắt xa bờ rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và của tỉnh. Trong 1 năm qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cũng đã thường xuyên tuyên tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, qua đó nâng cao ý thức về chủ quyền cho người dân, đặc biệt là ngư dân và bà con các tuyến đảo. Kết quả, một bộ phận lớn ngư dân đều đã nhận thức được rằng “mình khơng chỉ đang sản xuất trên biển mà còn đang tham gia

đảm bảo trật tự, bảo vệ chủ quyền biển đảo” [Trích phỏng vấn ơng Ngơ Văn

Thời, ngư dân huyện Hải Hà trong phóng sự “Gắn sản xuất trên biển với đảm

bảo an ninh quốc phịng” (phát sóng ngày 23/4/2014)].

Trên thực tế, hiện nay, khơng ít người vẫn đang có suy nghĩ rằng, phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ chỉ của lãnh đạo tỉnh; của các địa phương có biển hoặc của riêng các ngành như tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công thương, du lịch... Nhiêm vụ của tuyên truyền là chỉ ra tình trạng khiếm khuyết, hạn chế, thậm chí có phần lệch lạc trong tư duy, trong nhận thức đối với kinh tế biển, đảo và việc phát triển kinh tế biển, đảo gắn liền với an ninh, quốc phòng ở mức độ này hay ở mức khác. Tuy nhiên, số lượng những phóng sự phản ánh về vấn đề này trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh vẫn chưa nhiều. Nếu nội dung tuyên truyền về vấn đề này không được tăng cường để cân bằng với những nội dung khác thì khó lịng thực hiện được mục tiêu của Nhà nước và của tỉnh, là: Đổi mới tư duy về biển, đảo và kinh tế biển, đảo, gắn kinh tế với quốc phịng bao gồm những vấn đề gì, chúng như thế nào, để từ đó xác lập và thống nhất một tầm nhìn xa trơng rộng, vững vàng tư tưởng vươn ra biển lớn, gắn kết đất liền với đại dương, để xây dựng và phát triển văn hóa biển, đảo – văn hóa hướng ra đại dương trong cả cộng đồng và mỗi con người nhằm phát triển một cách bền vững và ổn định.

Mặt khác, muốn đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển, cần tăng cường sự gắn bó giữa ngư dân, các tầng lớp cư dân vùng biển với các lực lượng vũ trang, trực tiếp là Bộ đội Biên phòng để giúp nhau sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa, tạo dựng thế trận lịng dân vững chắc bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện nhiều phóng sự về sự phối kết hợp giữa lực lượng biên phòng với nhân dân các huyện ven biển và ngư dân. Việc ký kết giữa lực lượng biên phòng với các xã ven biển đã được thực hiện thường xuyên.

“Tại Trạm Kiểm sốt biên phịng cửa khẩu Mũi Chùa, Đảng ủy Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Cảng Cẩm Phả đã tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp với các xã khu vực biên giới biển của huyện Tiên Yên về bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực biên giới của tổ quốc. Theo đó, hai bên phải có trách nhiệm thường xun, duy trì lưu thơng cửa khẩu, giữ gìn ANTT, chủ động đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ chủ quyền biển đảo, cứu hộ cứu nạn, phối hợp tuần tra kiểm sốt, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn, tạo mơi trường thuận lợi để nhân dân yên tâm làm ăn, sản xuất, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm. Đồng thời, xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, góp phần đảm bảo tình hình an ninh quốc phịng chung tại địa phương”. [Tin “Ký quy chế phối hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”, phát sóng 6/6/2014].

Tuy nhiên, ngồi chun đề “Vì chủ quyền An ninh biên giới”, phát sóng định kỳ 2 số/tháng, số lượng các tin, phóng sự tuyên truyền về hoạt động này vẫn chưa thật sự dày dặn, chưa thể hiện được một cách sâu sắc sự phối hợp

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w