Nội dung và hình thức tuyên truyền của Đài PTTH Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 55 - 81)

về phát triển kinh tế biển

2.1.1 Nội dung tuyên truyền

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về vấn đề phát triển kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế biển, trong đó phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban của khối nội dung. Trên cơ sở kế hoạch chung của Đài, các phòng, ban khối nội dung (bao gồm cả truyền hình và phát thanh) chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Trong đó, các phịng, ban xác định khối lượng cơng việc cần thực hiện, phóng viên phụ trách cũng như đề xuất xây dựng các đầu, mục chương trình mới, trên tinh thần là tăng thời lượng tuyên truyền về kinh tế biển, làm sao tạo ra một khơng khí phấn khởi trong nhân dân, thay đổi nhận thức của các cấp ngành và người dân cùng chung tay phát triển kinh tế từ biển.

Theo thống kê của học viên, từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện được 13.382 chương trình, bao gồm các thể loại: Tin, phóng sự ngắn, chuyên đề/chuyên mục, phỏng vấn, tọa đàm. Trong đó, tổng số chương trình truyền hình tun truyền về kinh tế biển là 489 chương trình, chiếm tỷ lệ 3.65%; chương trình phát thanh về nội dung này cao hơn rất nhiều: 2.265 chương trình, chiếm tỷ lệ 16.92%. Như vậy, tổng số chương trình tuyên truyền về kinh tế biển trên sóng truyền hình và phát thanh của Đài trong 1 năm qua là 2.754 chương trình, chiếm 20.56% so với tổng số chương trình của Đài.

2.1.1.1 Phổ biến nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong quá trình thực hiện tuyên truyền phát triển kinh tế biển, ngay từ đầu, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã xác định phải tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, các cấp ngành, địa phương, đặc biệt đối với các địa phương ven biển, các tuyến đảo về vị trị, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc.

“Quảng Ninh là tỉnh ven biển có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng, lợi thế đặc thù để phát triển kinh tế biển, đảo. Tỉnh có 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển, trong đó có 2 huyện đảo là Vân Đồn và Cơ Tơ. Tổng diện tích các địa phương ven biển và vùng biển đảo chiếm 72% tổng diện tích, 72,5% dân số và hơn 75% GDP của tỉnh. Với bờ biển dài khoảng 250km, diện tích mặt biển rộng trên 6.000km2, trên 40.000ha bãi triều, 20.000ha eo vịnh và 2.727 hịn đảo lớn, nhỏ với nhiều đảo có tiềm năng phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ và du lịch... là điều kiện rất quan trọng để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác làm ăn”. (Phóng sự “Đầu tư phát triển kinh tế biển”, phát sóng trong Bản tin Thời sự Truyền hình ngày

2/7/2013).

Đặc biệt, thời gian qua, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đơng khiến nhiệm vụ phịng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển trở nên khó khăn, thách thức hơn bao giờ hết. Để hồn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân trên biển. Trong đó, tun truyền để xây dựng thế trận lịng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng nội dung tuyên truyền, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh xác định, nội dung tuyên truyền biển, đảo cần bám sát

thực tiễn tình hình, khơng ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tun truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền.

Cụ thể, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã tập trung tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ra, trong đó có Luật biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thơng qua; Những nội dung cơ bản của Cơng ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đơng (COC) khi được thông qua và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Ngoài các văn bản, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thì những văn bản, chủ trương, chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển cũng thường xuyên được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh tuyên truyền, đăng tải trên các kênh sóng Phát thanh và Truyền hình, đặc biệt là Chương trình hành động về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, trọng tâm là thơng tin các chỉ đạo của các ngành, các địa phương tập trung phát huy, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của biển, ven biển, vùng biển đảo, để phát triển mạnh các ngành kinh tế hàng hải, cảng biển và dịch vụ khai thác cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu thuyền, các loại hình du lịch biển, ven biển, du lịch trên đảo; khai thác, ni trồng, chế biến thuỷ sản; hình thành các trung tâm kinh tế phát triển hướng ra biển. Kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên biển, môi trường sinh thái biển, ven biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững an ninh - quốc phịng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo. Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các tỉnh lân cận trong nước; chủ động hội nhập, quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực.

Ngoài việc tuyên truyền các chủ trương, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã trực tiếp đi cơ sở, ra các tuyến biển, đảo để thực hiện các tin, bài truyền hình, phát thanh về tiềm năng thế mạnh của biển đảo Quảng Ninh. Phóng sự truyền hình “ Phát triển du lịch

có trách nhiệm tại xã đảo Quan Lạn, Minh Châu” ( phát sóng ngày 22/8/2013);

Phóng sự “ Quảng Ninh cần tập trung phát triển kinh tế biển đảo” ( phát sóng Thời sự Phát thanh 12/6/2013 ); phóng sự “Xây dựng thương hiệu biển đảo

Quảng Ninh” ( phát sóng 7/6/2013).

“Với vẻ đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng, Cô Tô hiện đang là một trong những địa điểm du lịch biển đảo hấp dẫn nhất miền Bắc thời gian này. Chỉ tính riêng trong mùa du lịch hè năm nay, Cơ Tơ đã thu hút hơn 100 nghìn lượt du khách. Đây là một thành cơng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn cịn những tồn tại, là thách thức đối với chính quyền huyện Cơ Tơ trong việc phát triển ngành du lịch tại đây trong thời gian tới” (Phóng

sự “ Cơ tơ – Tiềm năng du lịch đã được đánh thức”, phát sóng Thời sự Truyền hình ngày 4/3/2014).

Nội dung tun truyền đa dạng và phong phú trên cả sóng phát thanh và truyền hình, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, qn sự, quốc phịng…

Những tác phẩm báo chí phản ánh về kinh tế biển đảo như trên, được phát sóng trên cả 2 kênh truyền hình và phát thanh. Thơng thường, với cùng nội dung, một êkip sẽ sản xuất chương trình cho cả kênh truyền hình và kênh phát thanh.

Theo thống kê của học viên, trong tổng số 489 tác phẩm truyền hình thì có 101 tác phẩm phản ánh về vị trí, thế mạnh, vai trị và tiềm năng của kinh tế biển Quảng Ninh, chiếm tỷ lệ 20.65%. Trong khi đó, trong số 2.265 tác phẩm phát thanh có chủ đề về phát triển kinh tế biển, có 500 tác phẩm phản ánh về vấn đề này, chiếm tỷ lệ 22.07%.

Bảng 3: Thống kê số lượng chương trình tuyên truyền về kinh tế biển theo nội dung

TT Nội dung tuyên truyền

Phát thanh Truyền hình SL Tỷ lệ

(%)

SL Tỷ lệ (%)

1 Vị trí, vai trị, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

101 20.65 500 22.07

2 Các điển hình tiên tiến và các mơ hình sản xuất tiêu biểu trong phát triển kinh tế biển

195 39.88 827 36.51

3 Chính sách khuyến khích nhân dân ổn định lâu dài trên các tuyến đảo

98 20.04 423 18.67

4 Đẩy mạnh khai thác nguồn lợi từ biển và bảo vệ nguồn lợi từ biển

95 19.43 515 22.74

5 Tổng số 489 100 2.265 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014)

Nhận xét:

Từ bảng thống kê trên có thể nhận thấy, so với các nội dung khác, số lượng chương trình nội dung tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên sóng phát thanh và truyền hình Quảng Ninh ở mức khá cao – 601 chương trình, chiếm tỷ lệ 21.82% tổng số chương trình có nội dung tun truyền về phát triển kinh tế biển. Điều này cho thấy, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã có sự chú trọng về nội dung này trong quá trình tuyên truyền. Nhất là kênh phát thanh, với số lượng tin, bài dày đặc (500 chương trình), so với truyền hình (101 chương trình), đã thể hiện sự tun truyền cơng phu hơn, đặc biệt ở thể loại tin.

Trên thực tế, với thế mạnh là kỹ thuật truyền thanh, loại hình phát thanh có lợi thế hơn nhiều trong công tác tuyên truyền về nội dung kinh tế biển. Ngoài

việc tác nghiệp thực tế ở hiện trường, các phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cịn có thể khai thác và biên tập lại những thông tin về kinh tế biển Quảng Ninh từ nguồn internet hàng ngày. Bên cạnh đó, với chủ đề là tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát thanh cũng dễ dàng truyền tải nội dung này thông qua những nghị quyết, công điện, chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh Quảng Ninh. Trong khi đó, đối với truyền hình, các phóng viên cần đảm bảo những u cầu khắt khe về hình ảnh. Do đó, sự hạn chế về hình ảnh đơi khi cũng khiến truyền hình khơng đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên, định kỳ bằng phát thanh.

2.1.1.2 Nêu gương các điển hình tiên tiến và các mơ hình sản xuất tiêu biểu trong phát triển kinh tế biển

Biện pháp nêu gương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc lôi kéo, vận động người dân làm theo. Những tấm gương, điển hình có tác dụng gấp hàng nghìn lần so với lời nói. Đây cũng là lý do khiến Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh tập trung tuyên truyền một cách mạnh mẽ nhằm nêu gương các điển hình tiên tiến và các mơ hình sản xuất tiêu biểu trong phát triển kinh tế biển tại Quảng Ninh. Bên cạnh đó, đặc thù vùng biển Quảng Ninh vô cùng phong phú với rất nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế, nhiều bãi triều có thể phát triển ni trồng thủy sản cho hiệu quả cao. Chính vì vậy, 1 năm qua, cơng tác tun truyền về những điển hình tiên tiến và các mơ hình sản xuất tiêu biểu trong các lĩnh vực này trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh rất sơi động, phong phú về số lượng và hình thức thể hiện.

Trước hết là những điển hình tiên tiến và các mơ hình sản xuất tiêu biểu trong hoạt động ni trồng, chế biến, kinh doanh thủy sản tại Quảng Ninh. Đây là mảng đề tài được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh chú tâm khai thác. Ngư trường Quảng Ninh có diện tích khoảng 6.000km2. Tổng cục Thủy

sản đã xác định: “Ngư trường vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng là một trong

bốn ngư trường trọng điểm của cả nước.” Do đó, Quảng Ninh có tiềm năng rất

lớn, có khả năng phát triển mạnh mẽ nghề ni trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi nước lợ và nuôi biển, kết hợp với điều kiện tự nhiên thuận lợi và điều kiện nhân lực dồi dào. Để ổn định và phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác bền vững tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên cơ sở đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội cho ngư dân, UBND tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển các mơ hình ni trồng thủy sản tiêu biểu gắn với bảo vệ bền vững nguồn lợi kinh tế biển. Người dân ven biển và các tuyến đảo, do đó, hồn tồn có thể làm giàu từ biển. Đây cũng chính là đề tài hấp dẫn đối với các phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh trong quá trình tuyên truyền về lĩnh vực này.

Phải kể đến mơ hình ni con nghêu ở huyện Hải Hà là một hướng đi mang lại hiệu quả cao. Thời gian qua, người dân ở Hải Hà đã biết khai thác, phát huy tiềm năng các bãi triều trên địa bàn để phát triển nuôi con nghêu. “Vùng bãi

triều ở xã Phú Hải (Quảng Ninh) là nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp cho con nghêu sinh trưởng và phát triển. Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định” (Phóng sự “Quảng Ninh: Nuôi nghêu ở xã Phú Hải (Hải Hà), phát sóng ngày 11/8/2013).

Từ hiệu quả kinh tế của một hộ nuôi ban đầu, nhiều người dân xã Phú Hải, huyện Hải Hà đã tham gia phát triển ni nghêu, nhờ đó mà đời sống người dân nơi đây khấm khá hơn trước, kinh tế - xã hội của địa phương cũng phát triển. Mơ hình ni nghêu tại Hải Hà được phản ánh trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã góp phần thúc đẩy người dân các địa phương nơi có bãi triều tham gia nuôi trồng hải sản, phát triển kinh tế biển.

Ngoài phát triển kinh tế các bãi triều ven biển, các mơ hình ni trồng hải sản, đặc biệt là nuôi lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao cũng được Đài Phát thanh

– Truyền hình Quảng Ninh tập trung tuyên truyền trên sóng Phát thanh và Truyền hình.

Với vùng biển rộng, mực nước nơng, khu vực biển Vân Đồn rất thích hợp cho việc ni trồng thủy hải sản, nhất là con tù hài. Tại đây, có hàng trăm bè ni trồng tù hài. Góp phần quan trọng nâng cao đời sống cho nhân dân. Trước việc phát triển mang tính tự phát, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện nhiều chương trình Truyền hình và Phát thanh đã chủ động phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nơng thơng thực hiện chương trình khoa giáo hướng dẫn ni trồng Tu hài “Ni tu hài thế nào cho hiệu quả” [Chuyên đề Khuyến nông – Khuyến ngư, phát sóng 30/6/2013].

Cũng qua các chương trình của Đài, chân dung một số tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển đánh bắt hải sản, ni trồng thủy sản, tổ chức các mơ hình kinh doanh dịch vụ du lịch mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản đã liên tục xuất hiện và trở thành những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế biển Quảng Ninh. Bên cạnh đó, nhiều tấm gương vượt khó phát triển kinh tế biển cũng đã được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh kịp thời phản ánh, tiếp thêm động lực, niềm tin cho người dân ven biển. Đó là những con người từ khó khăn đã mạnh đưa những giống con mới vào nuôi trồng cho hiệu quả như con tù hài, con hầu, con hà, cá song…

Những cá nhân bằng sự sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm trong việc phát triển mơ hình sản xuất trên biển cũng được Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đặc biệt quan tâm tuyên truyền. Đây là những có nhân điển hình có

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 55 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w