Yêu cầu nâng cao chất lượng tuyên truyền phát triển kinh tế biển Quảng Ninh trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 98 - 103)

Quảng Ninh trong thời gian tới

3.1.1. Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới

Là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn về phát triển kinh tế biển, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh đã và đang nỗ lực triển khai Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (khoá X) đã đề ra. Đây vừa là đòi hỏi tất yếu sự phát triển của Quảng Ninh, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của Quảng Ninh đối với sự phát triển chung của cả nước.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, Đảng bộ đã đưa ra mục tiêu phấn đấu: “Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và

bền vững trên cơ sở nâng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Tạo bước phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, đô thị và phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Mở rộng, phát huy dân chủ và sức sáng tạo của nhân dân. Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thật sự trở thành một địa bàn động lực, năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” [ 71, tr.60-61].

Cụ thể, Quảng Ninh sẽ phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, tài ngun thiên nhiên, nhất là khống sản và tiềm năng du lịch, để Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại vào năm 2015. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, trọng tâm là dịch vụ thương mại quốc tế, dịch vụ vận tải đường bộ, đường biển, những lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh nhằm khai thác tốt và khẳng định vị trí cửa ngõ giao lưu chính của Vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và giữa Việt Nam – ASEAN với Trung Quốc. Đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp đóng tàu và dịch vụ vận tải biển, phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong công nghiệp đạt 65%. Tỉnh cũng chú trọng thực hiện phát triển du lịch ng Bí, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái; nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ du lịch vịnh Hạ Long; phát triển du lịch về phía Hịn Gai; đồng thời hình thành các khu du lịch sinh thái biển cao cấp, du lịch văn hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long… Phấn đấu đến năm 2015, đón 6,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,3 triệu lượt khách quốc tế.

Một mục tiêu khác của Quảng Ninh là phát triển dịch vụ vận tải, nhất là vận tải biển; tiếp tục mở rộng cảng Cái Lân, xây dựng cảng Hải Hà, phấn đấu đến năm 2015 sản lượng hàng hóa thơng qua các cảng đạt trên 55 triệu tấn.

Theo đó, Chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu của chiến lược biển trên địa bàn Quảng Ninh bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, phát triển mạnh kinh tế vùng biển và ven biển, bao gồm các lĩnh

vực thuộc kinh tế hàng hải; các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; du lịch biển; thuỷ sản; khảo sát điều tra, khai thác tài nguyên, khoáng sản biển.

Thứ hai, phát triển văn hoá – xã hội vùng biển đảo và ven biển, bao gồm

các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; y tế; văn hoá; thể thao.

Thứ ba, xây dựng các kết cấu hạ tầng ở vùng ven biển, bao gồm hệ thống

cầu cảng, bến cập tàu, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc...theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với tăng cường quốc phòng, phát triển sản xuất phải gắn với phục vụ đời sống nhân dân.

Thứ tư , bảo vệ môi trường biển, nguồn lợi biển, kết hợp với phịng chống

thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thứ năm, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của

Tổ quốc.

Thứ sáu, phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện

chiến lược biển. Các cấp uỷ, chính quyền, đồn thể ở các ngành, các địa phương có biển đảo và liên quan đến chiến lược biển cần có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để phát huy thế mạnh của biển, đảo phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng trong giai đoạn mới.

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất có tính định hướng chung trong Chương trình hành động của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Căn cứ vào những định hướng chung đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã và đang khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan căn cứ vào điều kiện thực tế để chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; báo cáo đề xuất với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc cần được sự hỗ trợ giải quyết, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình hành động đã đề ra.

3.1.2 Yêu cầu mới đối với công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế biển Quảng Ninh

3.1.2.1 Về nội dung tuyên truyền phát triển kinh tế biển

Từ những chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế biển của tỉnh nói chung, của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh nói riêng cũng đồng thời đặt ra nhiều yêu cầu mới. Đó là:

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền có hệ thống trong các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trị, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ tổ quốc; Tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, trong đó có Luật Biển Việt Nam được Quốc hội (khóa XIII) nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua; những nội dung cơ bản của công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đơng (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở Biển Đông (COC) khi được thơng qua.

Tăng cường các chương trình tun truyền để nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển Quảng Ninh, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Nội dung tuyên truyền, theo đó, cũng phải tập trung vào việc giới thiệu, quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương có biển; những mơ hình tiên tiến trong sản xuất kinh tế biển cần được nhân rộng; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển.

Tiếp theo, nội dung tuyên truyền phải thể hiện được mục đích phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, những kinh nghiệm tốt ứng dụng vào nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản cho ngư dân và các địa phương có biển; phổ biến kiến thức về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, về thơng tin và dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng như bảo vệ tài nguyên môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biển.

Một nội dung tuyên truyền quan trọng khác là về thực hiện các chính sách khuyến nơng, khuyến ngư, các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Các mơ hình quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển của tỉnh, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển cũng là

những nội dung mà Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần đẩy mạnh tuyên truyền, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Bên cạnh đó, các sản phẩm tuyên truyền của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh về vấn đề kinh tế biển trong tình hình hiện nay cần thể hiện được ý chí đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực trên biển, đảo Quảng Ninh như: vi phạm trật tự an tồn giao thơng trên biển, bn bán hàng cấm, trốn thuế, đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản, phá hoại mơi trường sinh thái biển Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

3.1.2.2 Về hình thức tun truyền phát triển kinh tế biển

Đứng trước yêu cầu đổi mới các hoạt động tuyên truyền, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần ý thức một cách sâu sắc hơn về việc đổi mới hình thức thể hiện các sản phẩm báo chí. Đây cũng là u cầu sống cịn đối với bất kỳ cơ quan báo chí nào trong sự vận động, phát triển khơng ngừng của hệ thống báo chí hiện nay. Nếu khơng đổi mới sẽ mất dần thị trường công chúng, suy giảm uy tín và vị thế của Đài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tuyên truyền.

Vấn đề phát triển kinh tế biển – một chủ trương lớn và quan trọng của Quảng Ninh càng cần thiết phải được tuyên truyền bằng những hình thức hiệu quả hơn. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh trong giai đoạn tới. Đó là yêu cầu đổi mới về thể loại báo chí, ngơn ngữ báo chí. Nghĩa là, các chương trình tun truyền của Đài cần thể hiện việc sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí, tránh duy trì một thể loại duy nhất trong q trình tun truyền về kinh tế biển.

Ví dụ, trong một chương trình truyền hình, khơng nhất thiết phải thể hiện một nội dung bằng thể loại độc nhất là tin hay phóng sự. Có thể đan xen giữa các thể

loại này, miễn sao vẫn đảm bảo nội dung tuyên truyền theo kế hoạch. Tương ứng với đó là sự vận dung ngơn ngữ báo chí sao cho phù hợp. Hiện nay, một số chuyên đề, chuyên mục có nội dung chuyên sâu về kinh tế biển của Đài cần phải được đầu tư đổi mới hình thức thể hiện nhằm tăng tính hấp dẫn hơn so với hiện tại, tạo được sức hút đối với công chúng, đồng thời nâng cao chất lượng tun truyền nói chung của Đài.

Ngồi ra, trong thời đại bùng nổ và cạnh tranh thông tin mạnh mẽ như hiện nay, nếu các Đài địa phương không liên tục cập nhật những đổi mới về cơng nghệ sẽ khó lịng thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng tun truyền, từ đó dễ bị mất đi thị trường cơng chúng. Điều này ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển của các Đài. Khơng nằm ngồi bối cảnh đó nên trong thời gian tới, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần tiếp tục quan tâm, ứng dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất, phát sóng chương trình phát thanh và truyền hình. Có như vậy, nhiệm vụ tuyên truyền nói chung, tuyên truyền về phát triển kinh tế biển nói riêng mới được thực hiện một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w