Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 103 - 123)

triển kinh tế biển trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với vấn đề phát triển kinh tế biển

3.2.1.1 Xây dựng chế độ, chính sách đặc thù đối với cơng tác tuyên truyền phát triển kinh tế biển

Có thể nói, chế độ, chính sách đặc thù là điều kiện cần và đủ để các cơ quan báo chí, các cơ quan, ban, ngành liên quan làm tốt hơn vai trò tuyên truyền về vấn đề phát triển kinh tế biển trong điều kiện hiện nay. Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh cần đề ra chủ trương để mỗi địa phương và các ngành liên quan nâng cao trách nhiệm trong việc chủ động tuyên truyền về vấn đề phát triển kinh tế biển. Chủ trương này cần phải được đưa vào nghị quyết của tỉnh, xây dựng kế hoạch

hành động cụ thể, dài hạn, đáp ứng lộ trình triển khai những chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh. Đi kèm với đó là những chính sách đặc thù để đẩy mạnh cơng tác tun truyền. Trong đó, cần nhấn mạnh nhiệm vụ này đối với các địa phương có biển như Hải Hà, Móng Cái, Cơ Tơ, Vân Đồn, Quảng Yên, Hạ Long…, các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Ban Nông thôn mới Quảng Ninh… Các địa phương và sở, ban, ngành này cần xây dựng một bộ phận chuyên trách về tuyên truyền phát triển kinh tế biển, có kế hoạch tuyên truyền cụ thể hàng tháng, từng giai đoạn, đặc biệt nhấn mạnh với các sự kiện nổi bật và đương nhiên phải được hỗ trợ bằng cơ chế đặc thù. Trong bối cảnh tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện đề án 25 về tinh giản bộ máy biên chế, bộ phận này có thể được bố trí từ nhân sự của bộ phận văn phịng. Tuy nhiên, để vận hành hiệu quả bộ phận này cần phải có hoạt động tập huấn kỹ lưỡng, thường xuyên về những nội dung liên quan đến phát triển kinh tế biển.

Quan trọng hơn cả, tỉnh cần có chế độ đãi ngộ tốt hơn nữa đối với các cơ quan báo chí khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phát triển kinh tế biển. Vì đây là những cơ quan chuyên trách về công tác tuyên truyền, có bộ máy nhân sự và kỹ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng hiệu quả yêu cầu tuyên truyền. Tuy đây là nhiệm vụ của báo chí địa phương, song, việc tuyên truyền sẽ khó đạt hiệu quả tối đa nếu khơng có cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù cho những hoạt động tuyên truyền về kinh tế biển. Đặc biệt, trong thời gian tới đây, khi Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh tiến hành tự chủ kinh phí trong mọi hoạt động, thì việc tỉnh Quảng Ninh xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với hoạt động tuyên truyền về kinh tế biển ngay từ bây giờ là việc làm cần thiết.

Ví dụ, ngồi nhiệm vụ tun truyền đã giao cho các địa phương, các ngành trong việc làm nổi bật những nội dung liên quan đến chiến lược phát triển

kinh tế biển Quảng Ninh, tỉnh cần giao cho Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về những nội dung phát triển kinh tế biển trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh. Kèm theo đó là xây dựng kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyên truyền hàng năm về nội dung này. Đồng thời, có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những chiến dịch tuyên truyền hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong q trình xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, tỉnh Quảng Ninh cũng cần nhấn mạnh chủ trương xã hội hóa các hoạt động tuyên truyền trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh. Nghĩa là kêu gọi các tổ chức, cá nhân, đơn vị doanh nghiệp tham gia hoạt động tuyên truyền bằng hình thức hỗ trợ kinh phí sản xuất chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình.

3.3.2.1 Tăng cường cơng tác phối hợp với các địa phương trong quá trình tuyên truyền về kinh tế biển Quảng Ninh

Một trong những nguyên nhân của sự hạn chế trong hoạt động tuyên truyền phát triển kinh tế biển của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh thời gian qua chính là cơ chế phối hợp với các địa phương chưa thật sự thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Mặc dù Đài đã có thực hiện ký kết phối hợp tuyên truyền hàng năm với các địa phương, song trên thực tế, việc thực hiện quy chế phối hợp lại chưa hiệu quả. Các địa phương vẫn chưa chủ động phối hợp với phóng viên của Đài trong q trình cung cấp thơng tin, phục vụ hoạt động tác nghiệp. Nhiều mơ hình hiệu quả do đó chưa được tuyên truyền kịp thời. Những bất cập trong q trình triển khai mơ hình, do đó, cũng chưa được truyển tải nhanh chóng đến các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh để có biện pháp tháo gỡ. Do đó, trong thời gian tới, cơng tác này nhất thiết phải được nâng lên. Các địa phương, nhất là địa phương có biển cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về vai trị của cơng tác tun truyền phát triển kinh tế biển trên sóng phát thanh và

truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh. Từ đó, có cơ chế phối hợp bằng việc cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục với đội ngũ chuyên trách tuyên truyền phát triển kinh tế biển của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh. Cụ thể, các địa phương cần xây dựng kế hoạch trao đổi thông tin hàng tuần, hàng tháng với Đài; sẵn sàng cung cấp thông tin ngay cả trong những trường hợp phản ánh về những bất cập trong hoạt động kinh tế biển ở địa phương. Có như vậy thì cơng tác phối hợp tun truyền mới đạt hiệu quả.

3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển

3.2.2.1 Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển

Trong thời gian qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã có những đóng góp quan trọng và thành cơng bước đầu trong công tác tuyên truyền về vấn đề phát triển kinh tế biển. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và thường xuyên được báo chí Quảng Ninh thực hiện khá hiệu quả là nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân hiểu về chủ trương phát triển kinh tế biển. Nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của mình, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về kinh tế biển để xây dựng kế hoạch tuyên truyền. Tuy vậy, đôi khi, các tác phẩm báo chí vẫn chưa phản ánh kịp thời những điểm mới trong chính sách của Nhà nước, của tỉnh về phát triển kinh tế biển đến người dân. Một số nội dung phản ánh cịn thể hiện “góc nhìn” thiếu sắc sảo và đúng đắn về những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình triển khai các hoạt động kinh tế biển ở các địa phương.

Từ thực tế trên, trong thời gian tới, các nội dung tuyên truyền của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển cần hết sức quan tâm đến việc tuyên truyền, giải thích các khái niệm trong phát triển kinh tế biển cũng

như làm rõ điểm ưu việt hay tồn tại của các Nghị quyết, Chính sách của Đảng, Nhà nước các quy định của địa phương về phát triển kinh tế biển, mỗi ngày một ít, bằng đa dạng các thể loại báo chí để nhân dân dần nhận thức được vấn đề. Cùng với việc đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cũng cần chú trọng phản ánh những khó khăn tồn tại, vướng mắc trong q trình triển khai của địa phương, giúp cán bộ, nhân dân ở cơ sở nắm vững nội dung, cơ chế thực hiện, nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi để từ đó có sự tham gia chủ động, tích cực. Các sản phẩm báo chí của Đài cũng cần thể hiện tốt chức năng phản biện xã hội, giúp cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng những chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ phù hợp và hiệu quả đối với hoạt động phát triển kinh tế biển tại địa phương.

Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần đẩy mạnh thông tin, giới thiệu, cổ vũ những đơn vị, địa phương có những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo hiệu quả để các địa phương khác học tập, vận dụng, đưa phát triển kinh tế biển trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Đài cũng cần thực hiện tốt chức năng giám sát, đấu tranh với những việc làm sai trái, tiêu cực, để trục lợi cá nhân, góp phần đảm bảo cơng trình, dự án xây dựng hạ tầng các huyện đảo, các cơng trình phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển được thực hiện công khai, minh bạch và hiệu quả; phát huy vai trị trong việc thơng tin, đưa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước tới cơ sở cũng như thơng tin phản ánh thực tế, những thuận lợi khó khăn, vướng mắc từ cơ sở tạo sự đồng thuận trong xã hội, qua đó khẳng định vaio trị cầu nối tin cậy giữa Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân trong chủ trương phát triển kinh tế biển.

Thời gian tới, nhu cầu thông tin của khu vực biển, đảo chắc chắn sẽ bùng nổ hơn nữa, trở thành hơi thở và cuộc sống của phần lớn tầng lớp dân cư. Trong

khi đó, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế biển cũng là một lộ trình dài hạn, nhất là trong bối cảnh thực tế hiện nay, phát triển kinh tế biển ở Quảng Ninh vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu khơng có sự tun truyền tích cực đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan báo chí nói chung, của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh nói riêng, tạo sự đồng thuận, đồn kết trong tồn hệ thống chính trị cũng như nhân dân thì lộ trình đó khó có thể về đích đúng kế hoạch.

3.2.2.2 Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về phát triển kinh tế biển

Có thể nói, kế hoạch tuyên truyền là “xương sống” của một cơ quan báo chí. Đó là căn cứ để triển khai các hoạt động chuyên môn, nhà báo tác nghiệp một cách hiệu quả nhất. Đối với mỗi cơ quan báo chí, việc xây dựng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, hàng quý rất quan trọng. Nhờ có kế hoạch mà hoạt động tác nghiệp của cơ quan báo chí được chủ động, linh hoạt và phản ánh kịp thời những diễn biến của xã hội.

Tuy nhiên, qua khảo sát ở Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh cho thấy, đơn vị này chưa thật sự xây dựng được kế hoạch tuyên truyền sát sao và cụ thể. Thậm chí, dù có xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhưng việc giám sát chưa chặt chẽ nên nhiều khi phá vỡ kế hoạch, phát sóng khơng đúng định kỳ. Thực tế là mặc dù vấn đề kinh tế biển được tuyên truyền nhiều nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa như mong muốn. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ninh có kế hoạch tun truyền cố định hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, điển hình là chuyên đề “ Kinh tế biển đảo”. Theo kế hoạch thì hàng tháng phải có chun đề này phát trên sóng phát thanh và truyền hình, nhưng thực tế có những tháng, phóng viên khơng sản xuất được hoặc bộ phận biên tập khơng bố trí khung giờ phát sóng. Ngun nhân là do phóng viên phụ trách chưa nắm hết thực tế hoạt động kinh tế biển ở các địa phương nên chưa xây dựng được kế hoạch dài hơi cho chương trình. Mặt khác cũng do trình độ, năng lực của phóng

viên cịn hạn chế nên việc phát hiện đề tài, vấn đề để thực hiện chương trình chưa được nhiều nên dẫn đến việc “đổ sóng chương trình”. Do vậy, khi đã xây dựng kế hoạch của cơ quan và của cá nhân thì địi hỏi phải được giám sát thực hiện và tuân thủ nghiêm nghặt. Có như vậy mới tạo thành một xâu chuỗi tổng thể, cung cấp cái nhìn tồn diện về vấn đề phát triển kinh tế biển.

3.2.2.3 Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, nội dung tun truyền về phát triển kinh tế biển

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về kinh tế biển, một vấn đề đặt ra là cần có sự đổi mới cả về nội dung và hình thưc tuyên truyền. Thời gian qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến hình thức và nội dung các sản phẩm báo chí về phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan thì những sự thay đổi đó chưa thật sự đáp ứng u cầu đặt ra. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần tiếp tục có sự đầu tư đổi mới hiệu quả hơn về nội dung và hình thức tuyên truyền về phát triển kinh tế biển tại địa phương.

* Đổi mới hình thức tun truyền

Có thể nói rằng, hình thức cũng là yếu tố quan trọng của mỗi tờ báo, chương trình truyền hình, có thu hút được cơng chúng hay khơng, điều kiện trước tiên là hình thức thể hiện. Nếu nội dung sâu sắc, đa dạng cộng với hình thức thể hiện hấp dẫn, phong phú thì sẽ nâng tầm giá trị tác phẩm báo chí đó. Chính vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam [ngày 7 và 08/09/1962] đã căn dặn: “Một tờ báo, một cuốn sách phải chú

trọng cả nội dung và hình thức. Nội dung có lợi cho cách mạng, bổ ích cho người xem thì hình thức phải sinh động, hấp dẫn làm cho khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích”. Những điều căn dặn của Bác đến nay vẫn cịn ngun

Vậy để đổi mới hình thức thì các cơ quan báo chí cần phải làm gì? Khơng phải cứ nói đổi mới là đổi mới được. Nhất là đối với các tác phẩm báo chí tuyên truyền về vấn đề kinh tế biển. Theo tác giả luận văn, để tăng tính hấp dẫn về hình thức thể hiện, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cần phải tăng cường hơn nữa việc mở rộng mạng lưới thơng tin bằng các hình thức như xây dựng các chương trình truyền hình có sự tham gia trực tiếp của cơng chúng, độc giả. Điều này hồn tồn có thể thực hiện được trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển như hiện nay; nhất là khi khái niệm nhà báo công dân đang dần được định hình và thừa nhận trong xã hội. Việc thiết lập và mở rộng chế độ thông tin nhiều chiều không chỉ giúp phản ánh trung thực, đầy đủ mọi mặt của cuộc sống xã hội mà cịn tạo ra tính tương tác cao giữa cơ quan báo chí và khán giả, độc giả. Các cơ quan báo chí cung cần hết sức quan tâm đa dạng hóa việc sử dụng thể loại báo chí như: tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, ký, ghi chép, tọa đàm…trong thể hiện các câu chuyện, vấn đề, tránh tạo ra sự nhàm chán cho công chúng.

Việc lựa chọn thể loại báo chí phù hợp sẽ đi cùng với việc lựa chọn ngôn ngữ truyền tải của thể loại đấy. Vấn đề nào làm tin, vấn đề nào làm phóng sự hay phỏng vấn cũng cần được nhà báo cân nhắc kỹ lưỡng. Nhà báo phải lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, tránh sử dụng những từ ngữ xáo rỗng, nặng tính triết lý và xa rời thực tiễn. Nhất thiết, ngôn ngữ sử dụng tuyên truyền phải thật giản dị, gần gũi. Liên quan đến vấn đề này. Tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam Bác Hồ đã căn dặn: “Mỗi khi viết một bài báo thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 103 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w