Báo chí tuyên truyền về phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 30 - 37)

1.2.1 Vai trị của báo chí đối với tuyên truyền phát triển kinh tế biển

1.2.1.1 Khái niệm tuyên truyền

Thuật ngữ “Tuyên truyền” được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau. Tuyên truyền theo tiếng La tinh (Propaganda) là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thì “Tun truyền là giải thích rộng rãi để

thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo” [60, tr.840].

Trong Đại bách khoa tồn thư Liên Xơ, thuật ngữ tun truyền được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật…nhằm biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích thế giới quan ấy [16, tr.95-96]. Với cách hiểu này, tuyên truyền theo nghĩa hẹp là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng tun truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tích cực xã hội của con người.

Tuyên truyền là một dạng hoạt động đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể và mang bản chất giai cấp. Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm giải thích, phổ biến, vận dụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát từ hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn.

Theo Cơ sở lý luận báo chí, “Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá

trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hội” [45, tr,103].

TS. Nguyễn Quốc Bảo, tác giả cuốn Học tập phương pháp Tun truyền Cách mạng Hồ Chí Minh có cách lý giải khác về thuật ngữ tuyên truyền như sau:

“Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thơng qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội” [9,

Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng các khái niệm của các nhà khoa học, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nêu trên đều có những điểm chung, đó là:

1- Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể về một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó đối với đối tượng tuyên truyền.

2- Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.

3- Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra.

Tóm lại, hoạt động tun truyền là q trình nhóm người này thơng báo cho nhóm người kia một số thơng tin, một số kiến thức về các luận điểm lý luận, đường lối, chính sách kinh tếm chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế giới. Đó là q trình tác động nhằm làm cho đối tượng hiểu, nắm vững thông tin trên cơ sở đó có thái độ rõ ràng, có niềm tin và đi đến hành động phù hợp với mục đích của chủ thể tuyên truyền.

Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm của các nhà khoa học đã trình bày như trên, tác giả mạnh dạn nêu ra quan điểm của mình về thuật ngữ tuyên truyền như sau: Tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thể tác động đến đối tượng tuyên truyền thông qua các phương pháp, phương tiện, hình thức tuyên truyền nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống…tạo nên sự thống nhất trong hành động, từ đó kích thích, thúc đẩy đối tượng hành động theo đường lối, mục tiêu đặt ra.

1.2.1.2 Vai trị của báo chí đối với tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Trước hết phải khẳng định, hoạt động báo chí là hoạt động chính trị. Bản chất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích chính trị của thơng tin báo chí. Khơng có một lực lượng cách mạng nào khơng dùng báo chí làm phương tiện tun truyền cho mục đích, tơn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng.

Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, báo chí đóng vai trị quan trọng, khơng chỉ là vũ khí sắc bén của những người cộng sản trong tuyên truyền, thức tỉnh, giác ngộ quần chúng, giúp họ lựa chọn con đường, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mà còn là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, các cơ quan Nhà nước, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Tiếng nói của báo chí khơng chỉ phán ánh kịp thời, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống mà cịn là kênh thơng tin tin cậy để nhân dân “gửi gắm” tâm tư nguyện vọng, “vũ khí” giám sát của mình đối với Đảng và Nhà nước. Từ đó, tìm ra tiếng nói chung của “ý Đảng lịng dân”, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng tâm hợp lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đề ra.

Báo chí ln là lực lượng tiên phong, chủ động, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, sự điều hành của Chính phủ về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, đối ngoại; củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh kiên quyết chống các tư tưởng thù địch, phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lao động. Báo chí kịp thời phản ánh, đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống theo lập trường của giai cấp công nhân, đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân, trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự cơng bằng, dân chủ và tiến bộ xã

hội. Báo chí đã, đang góp phần kiến tạo bầu khơng khí dân chủ trong xã hội, ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò vừa định hướng dư luận xã hội, tham gia có hiệu quả phản biện xã hội vừa góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm, lãnh đạo báo chí, do đó, báo chí đã phát triển khá nhanh về số lượng. Tính đến ngày 26/12/2013, tồn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm. Trong đó, các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Riêng mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 Đài phát thanh - truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng mặt đất tồn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Hiện tại, Việt Nam có 178 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền hình, 75 kênh chương trình phát thanh. Phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích và định hướng chính trị, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí từng bước nâng cao về chất lượng; thực hiện tốt chức năng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, có những đóng góp tích cực, quan trọng vào những thành quả quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới ở nước ta.

1.2.1.3 Vai trị của báo chí với tun truyền phát triển kinh tế biển

Một trong những nhiệm vụ của báo chí Việt Nam là thơng tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân

dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với các vấn đề trên, đề tài về kinh tế biển luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong hệ thống nội dung tuyên truyền của báo chí Việt Nam, bởi đây là lĩnh vực quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của của nước ta, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân ven biển. Chính vì vậy, thời gian qua, đề tài kinh tế biển được các cơ quan báo chí khai thác mạnh mẽ. Đó khơng chỉ là thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phản ánh hiện thực xã hội.

Có thể thấy, báo chí là kênh thơng tin quan trọng góp phần đưa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề này đến các cấp chính quyền các địa phương, các tổ chức, hội, đoàn thể và đến những ngư dân. Báo chí cịn phân tích, giải thích cặn kẽ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân; tuyên truyền, phản ánh về các hoạt động nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế biển của các địa phương có biển; kịp thời tổng kết những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế biển để nhân rộng và phát huy. Song hành với biểu dương những thành tựu trong việc phát triển kinh tế biển, báo chí cũng kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc ở địa phương trong quá trình triển khai những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Báo chí cũng “gặp gỡ” những người có trách nhiệm để đưa ra giải pháp phù hợp, giúp các địa phương tìm được hướng đi trên lộ trình “giàu từ biển, mạnh lên từ biển”.

Nhiều cuộc hội thảo khoa học về vai trị của báo chí trong tun truyền phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế biển cũng đã được tổ chức rộng rãi, thường xuyên trên phạm vi cả nước. Tại các hội thảo, nhiều nhà báo và các nhà quản lý đều nêu bật tầm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, động viên và

nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và người dân - chủ thể thực hiện và hưởng thụ thành quả của quá trình xây dựng kinh tế biển.

Thời gian tới, báo chí tiếp tục tích cực tuyên truyền những điểm mới và khác của chiến lược phát triển kinh tế biển hiện nay so với trước đây. Để làm được điều đó, báo chí cần phân tích những hiệu quả của chủ trương, chiến lược, chương trình phát triển kinh tế biển giai đoạn trước, từ đó rút ra bài học cho thời điểm hiện nay. Sự phối hợp tuyên truyền giữa các cơ quan báo chí về vấn đề kinh tế biển cũng cần tăng cường hơn. Các cơ quan báo chí cũng cần phải nghiên cứu tâm lý, thói quen đọc báo, xem truyền hình của người dân để việc tuyên truyền thật sự hiệu quả. Làm sao để những địa phương, bà con ngư dân tiếp cận được nhiều hơn với thơng tin báo chí là điều hết sức quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ chính trị, xã hội lâu dài.

Cùng với sự phát triển của hệ thống báo chí cả nước, báo chí Quảng Ninh đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đây là lực lượng quan trọng đã và đang đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những chủ chương, chính sách, chương trình của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, báo chí Quảng Ninh đã thực hiện tốt vai trị là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; khẳng định vai trò người “Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể” (VI. LêNin) cổ vũ các phong trào cách mạng của nhân dân trong xây dựng và phát triển.

Đội ngũ những người làm báo Quảng Ninh không chỉ tập trung phản ánh những thế mạnh của tỉnh như công nghiệp mỏ hay các hoạt động kinh tế khu vực biên mậu mà còn giành nhiều thời lượng phản ánh về phát triển kinh tế biển. Vấn đề này được báo chí Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm

xây dựng tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.

1.2.2 Một số vấn đề cơ bản về tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên báo chí

1.2.2.1 Chất lượng tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên báo chí

Ngày nay, tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm báo chí đã được các cơ quan quản lý nhà nước quy định cụ thể. Đó là: “Những tác phẩm báo chí mang

lại hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội hoặc một vùng miền, địa phương; có nhiều tìm tịi, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; có nội dung phù hợp, hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem; phù hợp với quan điểm chỉ đạo, thơng tin, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Xét trên tiêu chí này, đồng thời nhìn nhận những thành quả trong cơng tác tuyên truyền của báo chí về phát triển kinh tế biển vừa qua, có thể thấy, mảng đề tài này đã được báo chí phản ánh khá chất lượng cả về nội dung thơng tin và hình thức thể hiện. Những tác phẩm báo chí được đăng tải kịp thời trên các loại hình báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử với nhiều thể loại phong phú, hấp dẫn đã góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển; đồng thời tạo sự ổn định, đồng thuận của xã hội trong việc tăng cường niềm tin của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

1.2.2.2 Nội dung và hình thức tun truyền của báo chí về phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w