Về hình thức tuyên truyền

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 39 - 43)

Theo lý luận báo chí: Hình thức của tác phẩm báo chí đó là một hệ thống tổ chức các yếu tố nội dung thành một chỉnh thể thống nhất và toàn bộ những phương tiện, biện pháp nhằm thể hiện nội dung. Trong tác phẩm báo chí có thể thấy các yếu tố hình thức chính như: Kết cấu, thể loại, ngơn ngữ…[45, tr. 19].

Kết cấu:

PGS.TS Tạ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hài (1992) cho rằng, kết cấu chính là tổ chức, mối quan hệ giữa các bộ phận của 1 tác phẩm báo chí. Kết cấu cũng hết sức đa dạng và phong phú. “Trong khi sáng tạo tác phẩm báo chí, các kiểu kết cấu được vận dụng một cách linh hoạt nhằm mục đích tăng cường chất lượng và hiệu quả thông tin. Ngay trong một tác phẩm, nhà báo cũng có thể sử dụng nhiều kết cấu khác nhau. Trong bất cứ trường hợp nào kết cấu không thể tách rời nội dung thông tin khách quan của sự kiện, hiện tượng cũng như tư tưởng của tác phẩm” [45, tr.23]

Xét về mặt văn bản, các tác phẩm báo chí tuyên truyền về phát triển kinh tế biển thời gian qua đã đảm bảo về mặt kết cấu. Đó là đảm bảo sự sắp xếp các phần và các chi tiết sao cho khoa học, đúng ý tưởng đã định. Thông thường, sự sắp xếp đó bao gồm: đầu đề chính; giới thiệu vấn đề; giải quyết vấn đề; kết thúc vấn đề và tên tác giả.

Xét về mặt nội dung, kết cấu các tác phẩm báo chí thường có những dạng cơ bản, gồm: Kết cấu đẳng lập, kết cấu đan xen, kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính, kết cấu theo mức độ quan trọng giảm dần, kết cấu cốt truyện và kết cấu quy nạp hoặc diễn dịch.

Thể loại:

Theo TS. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu, thể loại báo chí là “hình thức sáng tạo tác phẩm báo chí, phân chia theo mục đích và phương thức phản ánh hiện thức khách quan, cách vận dụng ngôn ngữ và phong

cách cá nhân” [tr.81, Giáo trình Tác phẩm Báo chí đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam].

Thể loại báo chí thường được phân chia thành nhiều nhóm. Theo các tác giả Tạ Ngọc Tấn – Nguyễn Tiến Hài, hệ thống thể loại báo chí gồm các nhóm: thơng tấn, chính luận, thơng tấn - nghệ thuật. Bằng các thể loại này, thời gian qua, báo chí đã tập trung tuyên truyền sâu, rộng về chủ đề phát triển kinh tế biển, mang đến cho cơng chúng trong và ngồi nước những góc nhìn đa dạng, phong phú, toàn diện về lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam.

Thứ nhất, thể loại báo chí hay sử dụng nhất là thông tấn. Đặc điểm chung

nổi bật nhất của các thể loại trong nhóm này là ở chỗ chúng gắn liền với việc phản ánh các sự kiện, lấy việc thơng tin sự kiện thời sự làm mục đích tối thượng. Trong nhóm này tập hợp một số thể loại thông tin như: tin, bài thông tấn, điều tra, tường thuật cùng với một số biến thể khác... Trong đó, thể loại tin đóng vai trị là hạt nhân. Thời gian qua, những sự kiện về kinh tế biển được thơng tin trong các thể loại thuộc nhóm này có nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào tầm quan trọng của chúng.

Nhưng dù ở cấp độ nào thì các sự kiện đó cũng đã đáp ứng hai u cầu là tính thời sự và tính xác thực tối đa với mục đích rõ ràng là cung cấp cho cơng chúng những thơng tin về những sự kiện mới nhất về chủ trương, chiến lược, hoạt động kinh tế trên biển của Việt Nam.

Thứ hai là nhóm thể loại chính luận. Nhóm này gồm một số thể loại chủ

yếu như bình luận, xã luận, chun luận. Trong nhóm này, bình luận đóng vai trị là thể loại hạt nhân vì nó thể hiện sinh động những đặc điểm chung của cả nhóm. Nhìn chung, đây là một nhóm rất ổn định với các thể loại vừa có khả năng thơng tin sự kiện thời sự, nhưng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông tin lý lẽ - đặc trưng của các thể loại thuộc nhóm này. Sử dụng hình thức này để truyền tải nội dung về kinh tế biển, báo chí có thể làm tốt vai trị định

hướng dư luận, giúp công chúng hiểu biết về các vấn đề và sự kiện theo một quan điểm nhất định.

Thứ ba, nhóm các thể thơng tấn - nghệ thuật. Nhóm này cũng được báo chí

sử dụng để thể hiện những nội dung về kinh tế biển, như phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung về những điển hình tiên tiến trong hoạt động kinh tế biển. Vẫn trên cơ sở của thông tin sự kiện và thơng tin lý lẽ như hai nhóm kia, nhưng hình thức thể hiện này ít nhiều có khả năng thơng tin thẩm mỹ, do đó, dễ thu hút cơng chúng hơn.

Bên cạnh đó, để thơng tin một cách tồn diện, sâu, rộng các vấn đề của kinh tế biển Việt Nam, báo chí cũng thường xun sử dụng một số hình thức giao thoa giữa các thể loại báo chí. Ví dụ: Phóng sự điều tra (kết hợp giữa phóng sự và điều tra); gương người tốt - việc tốt (một thể loại của ký chân dung); bài thông tấn và phỏng vấn (thể hiện sự giao thoa giữa loại thể thơng tấn báo chí và loại thể chính luận báo chí); ghi nhanh (kết hợp giữa tài liệu – nghệ thuật với thơng tấn báo chí)…

Ngơn ngữ:

Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Ngơn ngữ là hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện giao tiếp với nhau” [54,tr.666].

Theo TS. Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) và Nguyễn Thị Hằng Thu, tác giả Giáo trình Tác phẩm Báo chí đại cương, ngơn ngữ báo chí là “tồn bộ các tín hiệu và các quy tắc kết hợp chúng mà nhà báo dùng để chuyển tải thơng tin trong tác phẩm báo chí” [tr.72].

Một lý luận báo chí khác cũng chỉ ra rằng “ngơn ngữ báo chí có tính chất

cụ thể như: tính chính xác, tính đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá, tính biểu cảm và tính khn mẫu” [1, tr.29]. Thực tế, trong một tác

thông điệp (thông tin) đến công chúng. Các thành phần ngơn ngữ chính trong tác phẩm báo chí viết về thể loại này hầu hết gồm 3 thành phần chính: Ngơn ngữ sự kiện, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả.

Báo chí truyền hình có ngơn ngữ riêng, đó là ngơn ngữ hình ảnh. “Truyền hình khơng chỉ là phương tiện thơng tin đai chúng, mà cịn là một loại hình sáng tạo. Mỗi loại hình của sự sáng tạo đều có ngơn ngữ nghệ thuật đặc thù của mình – tổng thể những thủ pháp nghệ thuật và những phương tiện tạo hình – người sáng tạo dùng để thể hiện ý đồ của mình…” [12, tr.165]. Nếu coi hình ảnh và âm

thanh là hai yếu tố cấu thành ngơn ngữ truyền hình thì mỗi yếu tố đều có vai tro quan trọng khơng thể thiếu. Thơng thường yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình. Trong thực tế, hình ảnh động cũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thơng tin chủ yếu của các chương trình truyền hình. Như vậy, ngơn ngữ truyền hình là loại ngơn ngữ tổng hợp, có vai trị quyết định đến chất lượng nội dung chương trình truyền hình.

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về phát triển kinh tế biển trên báo chí

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w