Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh với nhiệm vụ tuyên truyền phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 48 - 55)

truyền phát triển kinh tế biển

1.3.1. Khái quát về Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh

Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh được thành lập ngày 2/9/1956, tiền thân là Đài truyền thanh Hịn Gai do Liên Xơ giúp đỡ xây dựng. Năm 1963, sau khi Nhà nước quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Ninh và khu Hồng Quảng, Đài cũng được hợp nhất và mang tên Đài phát thanh Quảng Ninh. Ngày 2/9/1983, chương trình truyền hình Quảng Ninh được phát sóng buổi đầu tiên trên kênh 12. Từ đó Đài có tên mới là Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh. Từ khi thành lập cho đến nay, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh ln hồn thành nhiệm vụ là cơ quan thông tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân tỉnh Quảng Ninh. Đài có 13 phịng nghiệp vụ chun mơn với gần 250 cán bộ, cơng nhân viên chức với trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong mọi giai đoạn.

Hiện nay Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh có 2 kênh truyền hình phát sóng liên tục 24/24h. Kênh truyền hình QTV1 là kênh Thời sự chính trị Tổng hợp, có lịch sử phát sóng từ năm 1983. Diện phủ sóng của QTV1 khá rộng, được truyền tín hiệu qua vệ tinh Vinasat-1, nằm trong hệ thống truyền hình K+, cáp VTC, cáp SCTV và hệ thống truyền hình cáp của 40 Đài Phát thanh – Truyền hình trong cả nước. Đồng thời các chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh hiện cũng đang được phát sóng trên các mạng IPTV như MyTV, NetTV. Kênh QTV3 là kênh thơng tin- giải trí được chính thức phát sóng từ năm 2010 và cũng được truyền dẫn trên vệ tinh Vinasat qua gói kênh của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Hiện nay, chương trình chính luận của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh chủ yếu là các chương trình thời sự, một số chuyên đề, chuyên mục. Trong hệ thống các chương trình thì Thời sự là chương trình có vị trí quan trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất và được đầu tư nhiều nguồn lực nhất. Tháng 6/2013, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã chính thức phát sóng trực tiếp chương trình thời sự buổi tối hàng ngày. Phương thức sản xuất này đã nhanh chóng thể hiện tính ưu việt của nó khi chương trình được thực hiện theo cách hiện đại, thông tin được cập nhật nhanh chóng, kịp thời.

Phục vụ những nhóm cơng chúng chun biệt, Đài xây dựng các bản tin tiếng Anh, bản tin tiếng Trung Quốc, bản tin tiếng Pháp, bản tin tiếng Dân tộc Dao, bản tin thị trường, bản tin văn hóa, bản tin thể thao. Các bản tin tiếng nước ngồi được lấy thơng tin từ bản tin trong tỉnh Quảng Ninh và biên dịch lại.

Các chương trình chuyên đề chuyên mục mang bản sắc của các vùng, miền trong tỉnh Quảng Ninh, phân tích sâu về những sự kiện, vấn đề xã hội, kiến nghị đưa ra giải pháp. Hiện nay Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh phát sóng 50 chun đề, chuyên mục.

Phát thanh Quảng Ninh hiện có hai kênh phát sóng QNR1 và QNR2 phủ sóng mặt đất tại Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng sơng Hồng. Ngồi 13 bản tin thời sự phát liên tục trong ngày trên hai kênh sóng, các chương trình chun đề, chun mục của kênh phát thanh cũng ngày càng được nâng cao về chất lượng, thu hút công chúng nghe Đài.

Năm 2008, báo mạng điện tử của Đài với tên miền http://www.qtv.vn chính thức ra mắt. Đến nay báo mạng điện tử đã qua 2 lần thay đổi giao diện theo hướng hiện đại, thân thiện, tiện ích. Báo mạng điện tử cịn là kênh truyền dẫn phát sóng trực tuyến phát thanh và truyền hình Quảng Ninh trên mạng. Thực tế, báo mạng điện tử Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã khai thác tốt các

thế mạnh của báo mạng như yếu tố nhanh, tức thì, khả năng đa phương tiện và khả năng tương tác.

Ngồi ra, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh còn đang xuất bản đặc san Hoa Sen song ngữ Việt – Trung. Từ năm 2013 đến nay Đài đã phát hành hơn ba vạn bản nhằm tăng cường tình đồn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước Việt – Trung. Đây cũng là tiền đề để Đài tiếp tục phát triển hệ thống tạp chí khi được cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Từ năm 2006, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã có những hoạt động đối ngoại, giao lưu, hợp tác với Đài phát thanh Nhân dân Quảng Tây và Đài truyền hình Quảng Tây –Trung Quốc. Đến nay, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cịn mở rộng thêm quan hệ hợp tác phát triển với Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI, truyền hình Gangwon- Hàn Quốc, Đài Phát thanh Làn sóng Đức, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Xaynhabuli (Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào). Khơng chỉ trao đổi tin tức thời sự, chuyên đề , Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh cịn hợp tác trong việc đào tạo nhân sự với các Đài bạn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đài nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định mục tiêu: Xây dựng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh trở thành Tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại, có uy tín, có tầm ảnh hưởng rộng, có tiềm lực tài chính mạnh. Những năm gần đây, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh khơng ngừng mở rộng diện phủ sóng, tăng đối tượng cơng chúng xem, nghe phát thanh, truyền hình Quảng Ninh. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh phát triển quảng cáo, đa dạng hóa các hình thức tài trợ, mở rộng liên doanh liên kết, thực hiện nhiều loại hình dịch vụ để tăng nguồn thu.

1.3.2. Tuyên truyền phát triển kinh tế biển – Nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh

Đối với việc tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, Đài phát thanh - truyền hình Quảng Ninh xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Là đài địa phương, song, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh có hạ tầng kỹ thuật, cơng nghệ tương đối hoàn chỉnh và đi trước một bước so với nhiều đài lớn trong cả nước. Bên cạnh đó, những chương trình truyền hình và phát thanh thường xuyên được đổi mới về nộ dung và hình thức thể hiện, hấp dẫn cơng chúng trong và ngồi tỉnh. Lợi thế đó đã giúp Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh thực hiện hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nhất là những nội dung tuyên truyền về kinh tế biển.

Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, các quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, đề án của tỉnh đối với vấn đề phát triển kinh tế biển; các mơ hình kinh tế biển điển hình; các gương ngư dân làm kinh tế giỏi, góp phần cùng tỉnh thực hiện thành công các chiến lược phát triển kinh tế biển Quảng Ninh theo lộ trình đề ra của tỉnh.

Cụ thể, từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã phát động 2 đợt cao điểm tuyên truyền về kinh tế Quảng Ninh, mỗi đợt kéo dài 3 tháng, trong đó nhấn mạnh nội dung tuyên truyền về phát triển kinh tế biển. Theo đó, các phịng chun mơn lần lượt xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể và phân cơng phóng viên thực hiện định kỳ.

Trước hết, các bản tin thời sự truyền hình và phát thanh hàng ngày được chỉ định bố trí các tin, phóng sự ngắn tuyên truyền về lĩnh vực này. Trung bình mỗi tuần, các bản tin truyền hình và phát thanh phải đảm bảo thực hiện ít nhất 03 tin và 04 phóng sự mới có nội dung tuyên truyền về kinh tế biển, chưa kể phát lại. Các tin, phóng sự tập trung giới thiệu tiềm năng và vai trò của kinh tế biển Quảng Ninh đối với sự phát triển của tỉnh; chiến lược và lộ trình phát triển kinh

tế biển của tỉnh; các mơ hình kinh tế biển hiệu quả của bà con ngư dân tại các địa phương có biển; những điển hình bám biển sản xuất gắn với bảo vệ bền vững nguồn lợi từ biển. Đội ngũ phóng viên bố trí cho mảng này là khoảng 50 biên tập viên, phóng viên ở phịng Thời sự và Phát thanh.

Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh tiếp tục đề cao vai trò của phòng Chuyên đề trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về kinh tế biển. Hiện nay, phòng Chuyên đề của Đài đang chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và phát sóng 13 chuyên đề tương ứng với 13 lĩnh vực. Trong đó, có 02 chuyên đề có nội dung trực tiếp đến vấn đề kinh tế biển Quảng Ninh. Đó là các chuyên đề: Kinh tế biển đảo. 03 chuyên đề có nội dung liên quan đến vấn đề này là: Chuyên đề Vì chủ quyền an ninh biên giới, Nơng thơn mới Quảng Ninh – Hội tụ và lan tỏa, Sở hữu trí tuệ và Cuộc sống. Tương ứng với các chuyên đề này là 05 phóng viên theo dõi, có trách nhiệm tổng hợp tin tức hoạt động của các ngành kinh tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển và phản ánh hàng tuần, hàng tháng theo kế hoạch phát sóng chương trình của Đài. Với thời lượng 15 phút một số, các chuyên đề này có khả năng đi sâu, phân tích một hoặc nhiều thành tựu của lĩnh vực kinh tế biển ở Quảng Ninh; kịp thời phân tích, chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động kinh tế biển ở các địa phương có biển và đề xuất một số hướng khắc phục trên cơ sở chủ trương, điều kiện thực tế của tỉnh. Các chuyên đề này được xây dựng khung giờ riêng, phát sóng ngay sau bản tin thời sự 19h45 của Đài nên dễ dàng thu hút sự theo dõi của cơng chúng. Ngồi ra, phịng Văn nghệ của Đài cũng được chỉ đạo tăng cường nội dung 02 chương trình chun trách về du lịch biển, đó là Tạp chí Hạ Long và Khám phá Hạ Long. Hai chuyên đề này phát sóng định kỳ 2 số/tháng, thời lượng mỗi chuyên đề là 15 phút.

Cùng với các chương trình truyền hình, Đài cũng đẩy mạnh tuyên truyền kinh tế biển trên kênh phát thanh, nhất là trong thời gian phát động đợt cao điểm

tuyên truyền. Tháng 6/2014 vừa qua, kênh phát thanh của Đài đã xây dựng thành công 01 chuyên mục mới có nội dung trực tiếp, chuyên sâu đến vấn đề kinh tế biển, đó là chuyên mục Hướng về biển đảo quê hương, thời lượng phát sóng 05 phút/chương trình, phát sóng định kỳ 4 số/tháng. Ngoài ra, các chuyên đề, chuyên mục khác có nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế biển vẫn được phịng phát thanh duy trì hiệu quả.

Có thể thấy, với việc ưu tiên nhân lực, vật lực trong quá trình tuyên truyền kinh tế biển Quảng Ninh, 1 năm qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh rất chú trọng đến nhiệm vụ chính trị này và vẫn đang tiếp tục có sự đầu tư nâng cao chất lượng tuyên truyền về kinh tế biển trên sóng phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã trình bày một số khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế biển; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển. Tác giả cũng chỉ ra vai trị của báo chí cả nước đối với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển. Trong đó nhấn mạnh đến vai trị của báo chí đối với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển; nội dung và hình thức tun truyền của báo chí về kinh tế biển; các yếu tố tác động đến tuyên truyền kinh tế biển và các tiêu chí đánh giá chất lượng tuyên truyền kinh tế biển trên báo chí.

Bằng việc giới thiệu tiềm năng, lợi thế của biển Quảng Ninh, trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời bước đầu xác định được tuyên truyền kinh tế biển là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh, chỉ ra vai trị của cơ quan báo chí này đối với mục tiêu triển khai thành công chiến lược phát triển kinh tế của Quảng Ninh.

Tuy nhiên, thời gian qua, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về phát triển kinh tế biển như thế nào về mặt

nội dung và hình thức? Hiệu quả, tác động và những vấn đề đặt ra đối với tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh ra sao? Những vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong chương 2, trên cơ sở vận dụng hệ thống lý luận khoc học để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tuyên truyền của Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ninh về phát triển kinh tế biển ở tỉnh này.

Chương 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu ThS truyền thông đại chúng ,“đài phát thanh – truyền hình quảng ninh với việc tuyên truyền phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh” (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w