Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Vị Thủy

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 72 - 104)

2.5.1 Tại NHCSXH huyện Vị Thủy

2.5.1.1 Hiệu quả về mặt kinh tế

Ngân hàng Chính sách Xã hội là một ngân hàng của nhà nước và được nhà nước đảm bảo về ngân sách cho nên mọi hoạt động của Ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận. Nghị định số 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành là tất cả hoạt động của Ngân hàng chính sách Xã hội không vì mục đích lợi nhuân, được nhà Nước đảm bảo khả năng thanh toán. Chính vì vậy mà việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội Vị Thủy cũng có nhiều điểm đặc biệt. Chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau đây dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.10: Các chí tiêu đánh giá hoạt động của Pgd Vị Thủy qua 4 năm (2008 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Tăng giảm 2009/2008 Tăng giảm 2010/2009 Tăng giảm 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Dư nợ bình quân 59.190 72.247 112.349 121.436 13.057 22,06 40.102 55,5 9.087 8,08 Khoán thu 4.143 5.057 7.864 8.500 914 22,06 2.807 55,5 636 8,08 Khoán chi 2.426 2.926 4.606 4.979 500 20,61 1.580 54 373 8,09 Chênh lệch khoán thu-chi 1.717 2.131 3.258 3.521 414 24,11 1.127 52,9 263 8,07 Số thực thu 5.017 5.221 7.152 9.985 204 4,07 1.931 37 2.833 39,6 Số thực chi 1.795 1.219 2.850 4.089 -576 -32,09 1.631 133,8 1.239 43,4 Chênh lệch thu-chi 3.222 4.002 4.302 5.896 780 24,21 300 7,5 1.594 37 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 187% 188% 132% 167% 1 0,53 -56 -29,8 35% 26,5 Nguồn: Tổ kế toán – tín dụng

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vị Thủy qua 4 năm ( 2008 – 2011 ) là: Từ khi thành lập đến năm 2008 cũng hơn 5 năm hoạt động nên dư nợ bình quân cũng khá cao .Năm 2008 thì dư nợ bình quân là 59.190 triệu đồng, đến năm 2009 thì dư nợ bình quân vẫn tăng là 72.247 triệu đồng tăng lên 13.057 triệu đồng tương ứng là 22,06% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ bình quân tăng lên 40.102 triệu đồng, tăng 55,5% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ bình quân tăng lên 121.436 triệu đồng, tăng 8,08%

Dư nợ bình quân tăng chủ yếu là do tình hình cho vay học sinh sinh viên và cho vay nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg. Từ đó cho thấy tình hình hộ nghèo của huyện vẫn còn khá cao, số lao động nhàn rỗi trong huyện chiếm tỷ trọng cao cho nên nguồn vốn từ Trung Ương chuyển về ngày một tăng với tỷ lệ từ 20 – 30%.

Cùng với sự tăng trưởng của dư nợ bình quân thì mức khoán thu và khoán chi từ Ngân hàng Trung Ương cho Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy cũng tăng theo tương ứng qua các năm: Năm 2008 thì mức khoán thu lên đến 4.143 triệu đồng, đến năm 2009 thì mức khoán thu đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội Vị Thủy lại tăng lên là 5.057 triệu đồng tăng 914 triệu đồng tương ứng 22,06% so với năm 2008. Năm

2010 mức khoán thu tăng lên 2.807 triệu đồng, tăng 55,5% so với năm 2009. Năm 2011 mức khoán thu tăng thêm 636 triệu đồng, tăng 8,08% so với năm 2010.

Sau khi khoán thu tăng lên như thế khoán chi cũng tăng theo hàng năm, cụ thể: Năm 2008 thì mức khoán chi là 2.426 triệu đồng, sang năm 2009 thì mức khoán chi đó là 2.926 triệu đồng, cao hơn năm 2008 với tỷ lệ 20,61%. Đến năm 2010 thì mức thì lại mức này lại tăng lên 1.580 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 54% so với năm 2009. Năm 2011 tương ứng mức khoán chi cũng tăng theo là 373 triệu, tăng 8,09% so với năm 2010.

Mặc dù mức khoán chi cũng tăng nhưng luôn thấp hơn mức khoán thu nên tỷ lệ chênh lệch vẫn tăng trưởng qua các năm, năm 2008 thì mức chênh lệch là 1.717 triệu đồng, đến năm 2009 mức chênh lệch là 2.131 triệu đồng, tăng lên 414 triệu đồng tương ứng là 24,11% so với năm 2008. Năm 2010 mức chênh lệch là 1.127 triệu đồng tương ứng là 37%. Năm 2011, mức chênh lệch này là: 263 triệu, tăng 8,07% so với năm 2010.

Số thực thu của Phòng giao dịch Vị Thủy là do thu từ lãi tiền vay và công tác thu nợ tiền vay, năm 2008 là 5.017 triệu đồng, năm 2009 là 5.221 triệu đồng, cao hơn năm 2008 là 204 triệu đồng tương ứng là 4,07%. Tuy năm 2009 tỷ lệ thực thu có tăng nhưng chậm hơn do bị khủng hoảng kinh tế nên số lượng nợ của chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm khá cao, do đó năm 2009 số thu được là nhờ việc thu lãi tiền vay. Bước sang năm 2010 do dư nợ tăng nên số lãi thực thu tăng thêm 1.931 triệu đồng với tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 37%. Năm 2011 lãi thực thu tăng lên là 9.985 triệu đông, với tỷ lệ tăng so với năm 2010 là 39,6%.

Số thực chi năm sau thấp hơn năm trước là do tình hình hoạt động của Phòng giao dịch đã đi vào ổn định nhưng năm 2008 số thực chi tăng là do công tác chuẩn bị thay đổi hồ sơ vay vốn và mua sắm trang thiết bị. Cụ thể: sang năm 2008 là 1.795 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 375 triệu đồng tương ứng 26,41%. Đến năm 2009 thì mức chi chỉ còn 1.219 triệu đồng giảm 576 triệu đồng tương ứng giảm 32,09% so với năm 2008. Năm 2010 thì mức chi là 2.850 triệu đồng cao hơn năm 2009 là 1.631 triệu đồng, tỷ lệ tăng lên đến 133,8% so với năm 2009. Năm 2011 số thực chi cao hơn năm 2010 là 1.239 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 43,3% so với năm 2010.

Chênh lệch thu – chi qua các năm đều tăng cho thấy Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy hoạt động rất hiệu quả, tương ứng năm 2008 thì đạt 3.222 triệu đồng, đến năm 2009 là 4.002 triệu đồng cao hơn năm 2008 là 780 triệu đồng tương ứng là 24,21%. Năm 2010 thì mức chênh lệch thu – chi là 4.302 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 7,5%. Năm 2011 kết quả thu – chi là 5.896 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 37% so với năm 2010.

Năm 2008 thì tỷ lệ này tăng lên 187%, đến năm 2009 thì tỷ lệ này là 188% tương ứng tăng 1% so với năm 2008. Đến năm 2010 tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 132%, tỷ lệ giảm 29,8%. Năm 2011 tỷ lệ hoàn thanh kế hoạch tăng trở lại cụ thể là 29,6% so với năm 2010.

Qua 4 năm hoạt động nhìn chung thì Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy hoạt động rất tôt, luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu hàng năm mà Ngân hàng Trung Ương đề ra. Để đạt được kết quả như vậy, là do Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy được sự chỉ đạo quan tâm của huyện Ủy và các ban ngành đoàn thể từ Trung Ương đến địa phương, đồng thời cũng là sự đóng góp tận tình của tập thể cán bộ và nhân viên của Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy.

2.5.1.2 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Đa số các hộ nghèo đều không có tài sản gì ngoài sức lao động của bản thân và gia đình mình. Sau khi được PGD NHCSXH Vị Thuỷ hỗ trợ vốn ban đầu, bà con đã sử dụng đồng vốn đó để chăn nuôi, hoặc buôn bán nhỏ... kết hợp với sức lao động của gia đình mình. Sau một thời gian sử dụng và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng bà con vẫn còn trong tay cặp heo, con trâu, hoặc tiệm tạp hoá nhỏ... Đồng vốn của ngân hàng sau khi được đầu tư sử dụng đã biến thành nguồn vốn, thành cơ sở để bà con nghèo tiếp tục sản xuất tạo thu nhập cho gia đình mình.

Qua quá trình phân tích cho ta thấy từ khi Ngân hàng chính sách xã hội Vị Thủy thành lập cho đến nay đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và đời sống của người dân cũng có nhiều thay đổi như sau:

Bảng 2.11: Bảng tổng kết của giá trị sản xuất các ngành nghề trong huyện Vị Thủy từ năm 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng Năm Lĩnh vực 2008 2009 2010 2009/2008 (%) 2010/2009 (%) Nông nghiệp 905.748 968.154 1.014.345 6.89 4.77 Thương mại, Dịch vụ 350.812 438.515 548.143 25 24.99 Xây dựng 107.040 131.659 164.573 22,99 24,99 Công Nghiệp 94.362 108.679 128.191 15,17 17,95 Thuỷ Sản 40.474 65.853 69.014 62,71 4,80 Lâm Nghiệp 16.032 16.412 17.194 2,37 4,77

Giao thông vận tải 6.241 6.865 7.895 9,99 15

Tổng 1520,7 1736,1 935,01 31,89 44,76

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Thủy

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình sản xuất của các ngành nghề trong huyện ngày càng nâng cao, nhất là các lĩnh vực thương mại dịch vụ và công nghiệp. Từ khi có sự ra đời của NHCSXH Vị Thủy không những làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện mà còn làm cho giá trị sản xuất các ngành nghề tăng theo, đồng thời cũng cho thấy dự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong huyện và có xu hướng chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể năm 2008 thì giá trị sản xuất tăng cao nhất là thủy sản lên đến 62,7% so với năm 2007.

Từ đó cho thấy mức độ nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, nhờ công tác hướng dẫn và tập huấn từ phía NHCSXH Vị Thủy. Cũng nhờ sự chuyển đổi cơ cấu và giá trị sản xuất nâng cao như vậy thì vấn đề việc làm cũng được giải quyết và cho đến nay thì số lượng lao động ở các lĩnh vực như sau:

Bảng 2.12: Bảng phân tích lao động theo lĩnh vực ở Vị Thủy

Đvt: người

Năm 2008 2009 2010

Tổng lao động 54.723 55.072 55.452

1.NN & Lâm nghiệp 43.446 40.812 40.964

2. CN chế biến. 1.694 1.645 1.791

3. Xây dựng 498 516 520 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Thương nghiệp, sửa chữa. 4.434 4.528 4.554

5. Vận tải - Thông tin 1.958 2.150 2.162

6. Tài Chính 95 97 98

7.Khoa học - Công nghệ 22 23 24

8. Quản lý Nhà nước 1.105 1.112 1.118

9. Y tế - Xã Hội 105 105 109

10. Văn hóa - Thông tin. 32 32 33

11. Hoạt động đoàn hội. 95 97 99

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vị Thủy

Qua quá trình phân tích ta thấy tình hình lao động của các ngành nghề qua các năm đều tăng, do đó hàng năm lại có thêm một lượng lao động tìm được việc làm. Chính vì vậy góp đi một phần nào trong công tác thoát nghèo, cụ thể năm 2002 là 53.064 người trước khi NHCSXH Vị Thủy thành lập còn đến năm 2008 thì số lượng đó tăng lên là 54.723 người và năm 2010 là 55.452 người. Mặt khác khi mà tình hình lao động tăng và giá trị sản xuất tăng kéo theo thu nhập của người dân hiện nay là khoảng 24 triệu đồng/người/năm.

2.5.1.3 Về phía hộ nghèo

Đối với người nghèo nỗi lo cơm áo là nỗi lo lớn nhất và bức xúc nhất. Vấn đề tưởng như tầm thường này lại có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của con người. Cuộc sống nghèo khó đã gây ra tâm lý mặc cảm cho người nghèo, hạn chế họ cơ hội tham gia vào các lĩnh vực khác trong xã hội. Hình thức cho vay tín chấp của NHCSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn giúp cho bà con nghèo tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng mà không phải lo lắng tài sản thế chấp. Đồng thời, thông qua các tổ và đoàn thể người nghèo có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các đối tượng khác trong xã hội học hỏi thêm những kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế gia đình; các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng được chuyển tải đến bà con nhanh hơn. Nhờ

đó bà con nghèo có thêm cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật áp dụng cho quá trình sản xuất, nâng cao thu nhập. Giá trị tinh thần lớn nhất mà người nghèo có được từ việc tham gia vay vốn của NHCSXH chính là niềm tin về một cơ hộ thoát nghèo, một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Giải quyết triệt để vấn đề nghèo đói và tạo việc làm cho người lao động là công tác khó khăn của mọi quốc gia, khi dân số ngày càng tăng lại phân bố không đồng đều giữa các vùng miền. Là một huyện nghèo như Vị Thuỷ thì vấn đề này càng trở nên bức xúc. Qua gần 9 năm triển khai mảng tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo của Ngân hàng phục vụ người nghèo và 9 năm PGD NHCSXH Vị Thuỷ chính thức đi vào hoạt động đã góp phần cùng huyện Vị Thuỷ đã giảm được hơn 1/2 số hộ nghèo theo chuẩn nghèo năm 2003 của Bộ LĐ-TB-XH và tạo thêm 3000 việc làm cho địa phương.

Có được kết quả trên, xuất phát từ mục tiêu hoạt động rất tích cực của NHCSXH VN nên PGD Vị Thuỷ đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, Hội đồng Quản Trị, Giám đốc, Các phòng ban NHCSXH hậu Giang. Bên cạnh đó là sự ủng hộ nhiệt tình của UBND huyện, các đơn vị, ban ngành có liên quan.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự cố gắng rất lớn của tập thể nhân viên PGD NHCSXH Vị Thuỷ. Với 8 nhân viên, bao gồm cả nhân viên có biên chế và hợp đồng nhưng đã đảm nhiệm tất cả hoạt động của PGD nhằm đưa nguồn vốn đến tay người nghèo một cách nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất.

Đó cũng là kết quả của sự cố gắng rất lớn từ phía người dân nghèo, những người trực tiếp tham gia lao động, tạo ra sản phẩm quyết tâm đưa gia đình thoát khỏi nghèo đói vươn lên khá giả góp phần làm tăng giá trị xã hội, đưa đất nước phát triển một cách bền vững.

Qua kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng NHCSXH, tác giả rút ra kết luận là:

+ Những mặt làm được:

* Về phía NHCSXH:

- Thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng khác theo chỉ định của Chính phủ.

- Hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao trọng trách cho NHCSXH nhất trong công tác XĐGN và giải quyết việc làm

* Về phía hộ nghèo:

Giá trị tinh thần lớn nhất mà người nghèo có được từ việc tham gia vay vốn NHCSXH chính là niềm tin về một cơ hội thoát nghèo, một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

+ Những mặt chưa làm được.

- Nguồn vốn còn hạn chế, chưa đáp ứng theo nhu cầu của người vay, đối với những trường hợp có mô hình hiệu quả.

- Thủ tục còn rườm rà, chưa đơn giản hóa thủ tục cho người vay.

- Đề tài chưa đánh giá hết các mặt của rủi ro tín dụng đối với hộ nghèo, như: kiểm soát mục đích vay vốn, nguồn thu trả nợ của hộ nghèo.

2.5.2 Khó khăn

Mặc dù Vị Thuỷ đã đạt được những kết quả cụ thể trong công tác Xoá đói giảm nghèo và Giải quyết việc làm ở địa phương sau khi triển khai Chương trình Quốc Gia giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. Nhưng để giải quyết triệt để vấn đề đói nghèo ở Vị Thuỷ, thiết nghĩ vấn đề cần thiết là tìm ra nguyên nhân của đói nghèo và giải quyết triệt để nó. Có một số yếu tố tác động làm cho công tác Xoá đói giảm nghèo và Giải quyết việc làm ở Vị Thuỷ gặp nhiều khó khăn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Yếu tố khách quan

Hơn 90% dân số Vị Thuỷ sống bằng nghề nông, sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường. Mặc khác, do Vị Thuỷ có địa bàn trãi rộng, nhiều xã thuộc vùng sâu nên bà con, đặc biệt là bà con nghèo ít có điều kiện tiếp xúc và sử dụng các phương tiện kỹ thuật, việc canh tác còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên dễ dàng chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh dẫn đến mất mùa. Sản phẩm làm

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 72 - 104)