Về phía hộ nghèo

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 45 - 104)

1.5.2.1 Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.

- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một

mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.

- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt.

- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.

- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.

Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi khỏi

đói nghèo (ra khỏi danh sách

hộ nghèo) = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo chuyển đi địa bàn khác trong kỳ + Số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ

Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý do khác nhau.

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay).

Tỷ lệ hộ nghèo

được vay vốn =

Tổng số hộ nghèo được vay vốn

Tổng số hộ nghèo trong danh sách

X 100%

- Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo qua cả một thời gian.

1.5.2.2 Hiệu quả xã hội

- Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.

- Trình độ dân trí được nâng lên, tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng xóm làng giàu mạnh. - Các vùng nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là vốn tín dụng của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, nay là NHCSXH đã xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn. Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo.

1.6. Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên nhân đói nghèo và chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

1. Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn SXKD, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

2. Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với việc mở rộng quy mô tín dụng thì hiệu quả tín dụng ngày càng phải được nâng lên. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là mục tiêu quan trọng của NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

3. Hiệu quả tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Bao gồm, các nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết được sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, để đẩy nhanh tốc độ XĐGN.

4. Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN VỊ THỦY, HẬU GIANG

2.1 Đặc điểm địa bàn huyện Vị Thủy

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Vị Thủy được thành lập theo Nghị định số 45/1999/NĐ-CP ngày 01/7/1999 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ 01/9/1999.

- Tọa độ địa lý: Từ 9o41`9” đến 9o54`42” vĩ độ Bắc và từ 105o27`18” đến

105o37`48” kinh độ Đông.

- Địa giới hành chính: Phía bắc giáp huyện Châu Thành A; phía Nam giáp huyện Long Mỹ; phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp; phía tây giáp thị xã Vị Thanh và giáp tỉnh Kiên Giang.

Hình 2.1: Địa giới hành chính huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang

Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường Vị Thủy

- Huyện Vị Thủy là 1/7 đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang, có 10 đơn vị hành chính, gồm: thị trấn Nàng Mau và các xã Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị

Thanh, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây, Vị Thắng với diện tích tự nhiên 23.021 ha, chiếm 7,71% diện tích tự nhiên tỉnh Hậu Giang, trong đó diện

tích đất nông nghiệp chiếm 91% diện tích tự nhiên; dân số năm 2010 là 99.974 người,

chiếm khoảng 13,1 % dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 434 người/km2.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính huyện Vị Thủy STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số trung bình (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) 1 TT Nàng Mau 522,5 6.657 1.274 2 Xã Vị Thắng 2.180,2 9.922 455 3 Xã Vị Đông 3.003 14.298 476 4 Xã Vị Bình 2.095,3 9.308 444 5 Xã Vị Trung 2.207 8.925 404 6 Xã Vị Thanh 2.029,88 10.159 500 7 Xã Vị Thủy 1.854.7 8.334 449 8 Xã Vĩnh Trung 3.001 10.365 345 9 Xã Vĩnh Thuận Tây 2.608,9 8.603 330 10 Xã Vĩnh Tường 3.518,52 13.403 381 Tổng: 23.021 99.974 434

Nguồn: Phòng thống kê huyện năm 2010

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Huyện nằm liền kề và là cửa ngõ đi vào Thành phố Vị Thanh trung tâm Tỉnh Hậu Giang, là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của tỉnh, huyện có các tuyến giao thông thủy bộ đi qua, nối liền các huyện, tỉnh trong khu vực: đường bộ có quốc lộ 61 và quốc lộ nối Thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ; đường sông có: kênh xáng Xà No, kênh Nàng Mau, kênh sáng Nàng Mau II. Đây là tiền đề rất thuận lợi để phát triển giao thông, mở rộng giao lưu hàng hóa, lao động, việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tỷ trọng ngày ngày lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

- Tài nguyên đất, nguồn nước rất dồi dào, nước ngọt quanh năm thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng cả về nông, lâm và thủy hải sản, nhất là sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.

- Mật độ dân số trên địa bàn huyện còn tương đối thấp, đất đai bình quân trên đầu người cao hơn một số huyện - thị khác trong Tỉnh là điều kiện để phát triển sản xuất tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động nhìn chung còn thấp hơn trong khu vực, cơ cấu lao động trong những năm gần đây có xu hướng chuyển dịch khá mạnh từ khu vực nông – lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo tiền đề tốt để tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn..

- Cơ sở hạ tầng của huyện những năm gần đây đã được cải thiện một bước đáng kể, hệ thống giao thông đường bộ được mở mới và củng cố, 10/10 xã thị trấn đường ô tô đến trụ sở, giao thông nông thôn được phát triển mạnh 75/75 ấp có đường xe Môtô đến nhà thông tin cả hai mùa, giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hệ thống thủy lợi được đầu tư lớn các vùng chuyên canh lúa có hơn 90% diện tích đươc khép kín bằng bờ bao có thể canh tác 02 vụ lúa 01 vụ màu, nuôi thủy sản.vv....

*Dân số:

- Dân số hiện tại của huyện có 23.831 hộ, với 99.974 người, quy mô 04 khẩu trên hộ. - Lao động trong độ tuổi có 63.938 người , có 33.887 nữ và 30.051 người nam - Đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 61.462 người, trong đó:

 Chưa qua đào tạo 48.679

 Sơ cấp chuyên môn kỹ thuật 4.905

 Trung cấp 3.004

 Cao đẳng 1.477

 Đại học trở lên 781

 Đã được đào tạo các bậc nghề: 9.681 người

 Đang đi học phổ thông 4.802 người

* Giáo dục:

Sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện đã được chú trọng phát triển theo hướng xã hội hoá và đa dạng các loại hình đào tạo và đã đạt được những kết quả quan trọng:

Mạng lưới trường lớp được đầu tư nâng cấp chỉnh trang và mở rộng; cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là đồ dùng dạy học được tăng cường. Đến nay, toàn huyện có 40 trường học các cấp: 08 trường mẫu giáo, 27 trường tiểu học, 09 trường trung học cơ sở và 02 trường trung học phổ thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên, huyện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Năm 2009 – 2010, tỷ lệ tốt

nghiệp THPT đạt 78 %, THCS đạt 98,7%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dưới 4 %. Tỷ lệ người biết chữ đạt 99,3%, tăng 1% so với năm 2009.

* Y tế:

Hoạt động y tế trên địa bàn huyện ngày càng tăng cường và đã đạt một số kết quả cụ thể sau:

- Công tác vệ sinh phòng dịch được chủ động triển khai bằng nhiều đợt phát động toàn dân tham gia chủ động phòng, chồng dịch bệnh dưới nhiều hình thức. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng được chú trọng tuyên truyền giáo dục, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 76% tổng số hộ.

- Các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được quan tâm. Tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt tỷ lệ trên 99% trẻ trong độ tuổi, chương trình thanh toán bệnh bại liệt, phòng chống lao, uống vitanim A, tiêm ngừa thương hàn và chống tiêu chảy cấp mang lại hiệu quả tốt.

- Chất lượng khám và điều trị bệnh được nâng lên, chỉ số thu hút bệnh nhân tăng lên so với trước đây.

* Công tác văn hoá thông tin:

Hệ thống đơn vị hoạt động văn hoá trên địa bàn huyện gồm có: 1 trung tâm văn hoá cấp huyện và 9 khu văn hoá tại các xã, 3 thư viện, phòng đọc sách. Đến năm 2009, được công nhận mới 05 xã đạt chuẩn văn hoá, 47/75 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và công nhận 21.658 gia đình đạt 04 tiêu chuẩn gia đình văn hoá, chiếm trên 89% tổng số hộ.

Mạng lưới truyền thanh đã phủ rộng khắp 10 đơn vị cấp xã, chất lượng thông tin tuyên truyền tốt hơn, thời lượng phủ sóng tăng, tỷ lệ hộ dân nghe đài phát thanh, xem truyền hình đạt trên 85% số hộ.

* Công tác chính sách- xã hội:

Việc thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm thường xuyên, nhất là phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những người, những gia đình có công với nước; địa bàn huyện có 15 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện phụng dưỡng đến cuối đời, hàng năm tiến cấp trên 10 tỷ đồng trợ cấp cho các đối tượng chính sách và 2 tỷ đồng trợ cấp cho đối tượng BTXH. Những năm qua, đã xây dựng và bàn giao gần 600 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính

sách, gần 6000 căn nhà tình thương đến nay Đã hoàn thanh cơ bản việc xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở.

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế

Giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện theo giá thực tế năm 2010 là 2.180 tỷ đồng, mức tăng trưởng 1,63%; dự báo đến năm 2011 là 2.549 tăng trưởng là 1,69%; tăng trưởng bình quân 1,59% trong đó:

- Khu vực I: năm 2010 đạt 1.015 tỷ đồng, tăng trưởng 0,48%; dự báo đến năm 2011 là 1.047 tỷ đồng, tăng trưởng là 0,32%; tăng trưởng bình quân 0,50%.

- Khu vực II: năm 2010 đạt 437.667 triệu đồng, tăng trưởng là 3,44%; dự báo năm 2011 đạt 584.803 triệu đồng, tăng trưởng là 3,36%; tăng trưởng bình quân 3,40%.

- Khu vực III: năm 2010 đạt 728.967 triệu đồng, tăng trưởng là 2,53%; dự báo năm 2011 đạt 917.670 triệu đồng, tăng trưởng bình quân 2,59%.

Đây là mức tăng khá đối với một huyện có cơ cấu kinh tế chuyên về sản xuất nông nghiệp. Mặt khác do tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Vì vậy việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực II và khu vực III nhằm nâng cao tỷ trọng của các khu vực này là một yêu cầu cấp bách.

a/ Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Vị Thủy là huyện có tiềm năng và lợi thế phát triển nông, lâm và thủy sản cả

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 45 - 104)