Đặc điểm hoạt động của NHCSXH huyện Vị Thủy

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 60 - 67)

Hoạt động của PGD NHCSXH Vị Thủy tuân thủ theo mục đích hoạt động của NHCSXH VN: “Thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà Nước đảm bảo khả năng thanh toán”. (Trích NĐ 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002).

Với tinh thần đó, PGD NHCSXH Vị Thuỷ là nơi trực tiếp phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương để rà soát, phân loại và thống kê các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong huyện; tổ chức các buổi tập huấn tại các xã trong huyện, hướng dẫn bà con thành lập tổ vay vốn và hoàn thiện các thủ tục để được vay vốn.

- Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 157,748 tỷ đồng, tăng 79,098 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 98,7%; nguồn vốn huy động tại địa phương 1,3%.

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn của NHCSXH huyện Vị Thủy

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Vốn trung ương 78.198 99,4% 102.237 99,1% 130.657 99% 155.759 98,7% Vốn huy động tiết kiệm 452 0,6% 927 0,9% 1.350 1% 1.989 1,3% Tổng cộng 78.650 100% 103.164 100 132.007 100 157.748 100%

Nguồn: NHCSXH huyện Vị Thủy

78.198 102.237 130.657 155.759 452 927 1.350 1.989 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2008 2009 2010 2011 Vốn trung ương Vốn huy động tiết kiệm

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn của NHCSXH huyện Vị Thủy

Năm 2008 PGD Vị Thủy được Trung Ương bổ sung thêm 20.006 triệu đồng vào nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, làm cho nguồn vốn năm 2008 tăng lên gần 78.650 triệu đồng. Đến năm 2009, do người dân Vị Thủy đã biết và tin tưởng ở NHCSXH Vị Thủy nên lượng khách hàng đến xin vay vốn ngày càng nhiều vì thế PGD Vị Thủy buộc phải tăng cường nguồn vốn hoạt động của mình mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để có được nguồn vốn 103.164 triệu đồng vào năm

2009 thì PGD Vị Thủy đã làm bản kế hoạch nhu cầu vốn trình HĐQT phê duyệt và gửi về cho Chi Nhánh NHCSXH Hậu Giang, đồng thời mức huy động vốn cũng tăng lên là 927 triệu đồng, tăng 475 triệu đồng so với năm 2008.

Năm 2010, số dư này cao lên đáng kể, nguồn vốn tăng lên 132.007 triệu tăng so với năm 2009 là 28.843 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011 là 157,748 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2008, điều này cho thấy qui mô hoạt động và lượng vốn cung cấp về địa phương ngày càng tăng, ngày càng có nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn của Chính Phủ.

Dựa vào doanh số cho vay năm trước và nhu cầu vốn năm sau của địa phương và chỉ tiêu vốn của NHCSXHVN phân bổ, NHCSXH Hậu Giang tiến hành phân bổ nguồn này cho các Phòng Giao dịch trực thuộc mình. Nguồn vốn này được phân bổ làm nhiều lần, thường là theo quý. Sau khi có quyết định phân vốn của NHCSXH Hậu Giang, PGD NHCSXH Vị Thủy nhanh chóng tiến hành mọi thủ tục để giải ngân cho bà con. Trường hợp đến cuối niên độ PGD vẫn chưa giải ngân hết số vốn được cấp, NHCSXH Hậu Giang sẽ rút nguồn vốn này về kết hợp với nguồn vốn mới để làm căn cứ phân bổ cho năm sau.

- Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2008- 2011, đến cuối năm 2011 NHCSXH huyện Vị Thủy đã thực hiện 10 chương trình tín dụng:

Chương trình cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn; cho vay thương nhân vùng khó khăn; cho vay nhà ở theo Quyết 167/QĐ-TTg; cho vay các hộ dân tộc nghèo Đồng bằng Sông Cửu Long;

Đối tượng thu hưởng chính sách đa dạng hơn; khối lượng tín dụng hàng năm tăng trưởng cao. Tổng dư nợ đến 31/12/2011 đạt 14.567 triệu đồng, tăng 68.369 triệu đồng, gấp 2,2 lần so năm 2008, trên 16.603 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất các xã trong huyện.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Vị Thủy, giai đoạn từ năm 2008-2011

ĐVT: Triệu đồng, khách hàng

Dư nợ qua các năm STT Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 Cho vay hộ nghèo

- Dư nợ 44.069 48.565 52.959 53.180 - Số hộ dư nợ 8.985 9.096 9.133 8.938 1 - Dư nợ bình quân/hộ 4,9 5,3 5,8 5,9 Cho vay GQVL - Dư nợ 5.960 6.556 7.804 8.517 - Số hộ 539 536 552 554 - Số dự án 225 265 362 365 2 - Dư nợ bình quân/hộ 11 12,2 14,1 15,4 Cho vay HSSV - Dư nợ 10.917 20.278 31.712 42.360 - Số HSSV dư nợ 1.024 1.565 1.918 2.365 3 - Dư nợ bình quân/hộ 10,7 13 16,5 17,91 Cho vay XKLĐ - Dư nợ 1.912 1.891 1.884 1.856 - Số khách hàng dư nợ 99 98 97 96 4 - Dư nợ bình quân/hộ 19 19 19 19

Cho vay NS&VSMT NT

- Dư nợ 4.000 7.491 8.991 14.491

- Số hộ dư nợ 539 1.458 1.808 2.777

5

- Dư nợ bình quân/hộ 7,4 5,1 5 5,2

Cho vay vùng khó khăn

- Dư nợ 11.200 17.200 18.700 19.791

- Số hộ dư nợ 634 954 1.024 1.094

6

- Dư nợ bình quân/hộ 17,7 18 18,3 18,1

Cho vay dân tộc thiểu số

- Dư nợ 140 140 470 485

- Số hộ dư nợ 28 28 94 97

7

- Dư nợ bình quân/hộ 5 5 5 5

- Dư nợ 0 0 973 973

- Số hộ dư nợ 0 0 137 137

- Dư nợ bình quân/hộ 0 0 7,1 7,1

Cho vay nhà ở theo QĐ 167

- Dư nợ 0 0 2.432 4.104

- Số hộ dư nợ 0 0 304 513

9

- Dư nợ bình quân/hộ 0 0 8 8

Cho vay thương nhân vùng khó khăn

- Dư nợ 0 115 615 615

- Số hộ dư nợ 0 4 21 21

10

- Dư nợ bình quân/hộ 0 28,8 29,3 29,3

Cho vay chuộc sổ

- Dư nợ 195 - Số hộ dư nợ 11 11 - Dư nợ bình quân/hộ 17,7 Tổng cộng dư nợ: 78.198 102.236 126.540 146.567 Tổng số hộ: 11.848 13.739 14.991 16.603

Nguồn: NHCSXH huyện Vị Thủy

* Chương trình cho vay giải quyết việc làm:

Trong những năm qua chi nhánh đã phối hợp với các cơ quan chủ quản để thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, đó là:

Phối hợp với 4 đoàn thể và các cấp Chính quyền địa phương thẩm định kịp thời các dự án vay vốn, NHCSXH tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời, không để tồn đọng nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn thường xuyên đạt trên 95%.

Phối hợp với các đoàn thể chính trị và chính quyền địa phương tích cực thu hồi nợ đến hạn; nhờ vậy, nợ quá hạn giảm cả về số tương đối và hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

Mặc dù qua 4 năm ta thấy tình hình thu nợ tăng khá cao nhưng tình hình dư nợ cũng tăng nhiều cho thấy ngày càng có nhiều dự án mới ra đời và điều này cho biết số lượng người dân cần được giải quyết việc làm của huyện cũng khá cao.

Năm 2008 là 5.960 triệu đồng tăng lên 533 triệu đồng tương ứng là 9,82% so với năm 2007. Dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng đã kéo theo, nhưng tăng không

cao. Đến năm 2009 dư nợ là 6.556 triệu đồng tăng lên 596 triệu đồng tương ứng 10% so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ lên đến 7.804 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 1.248 triệu đồng. Năm 2011 dư nợ tăng lên 8.517 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 713 triệu đồng..

Doanh số dư nợ tăng lên là do nguồn vốn từ Trung Ương chuyển về ngày một tăng lên, mặt khác là do nhu cầu vay vốn của người dân để thực hiện những dự án mới ngày một nhiều hơn trong khi đó người dân vẫn trả nợ điều đặn nhưng doanh số thu nợ có tăng mà không cao đã làm cho dư nợ tăng lên.

* Tồn tại và hạn chế trong cho vay giải quyết việc làm:

Nguồn vốn hàng năm còn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trong dân, cụ thể Nhất xã Vĩnh Thuận Tây, hiện nay nhu cầu vốn giải quyết việc làm rất lớn để phát triển thủy sản nhưng không đủ để đáp ứng.

Còn cho vay tràn lan, không trọng điểm.

Hiệu quả tạo việc làm chưa rõ ràng, nhất là các dự án thuộc nhóm hộ.

Nợ quá hạn chủ yếu là nợ nhận bàn giao từ kho bạc chuyển sang, một số hộ không còn ở địa phương, thậm chí chính quyền địa phương không thể xác định vì họ không biết các hộ vay. Chính điều này gây khó khăn trong công tác xử lý nợ.

Hầu hết người dân ở huyện dống chủ yếu bằng nghề nông, nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên bà con ít có điều kiện tiếp xúc với công tác huấn luyện và tuyên truyền về phương thức kĩ thuật hiện đại, việc canh tác của người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của cha ông và được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó dễ bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa và sản phẩm làm ra không cao, chất lượng kém dẫn đến giá cả thấp. Cuối cùng thì sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến thu nhập bấp bênh nhưng nợ thì nhiều. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.

Cũng chính sự thu nhập thấp như thế thì tình trạng thiếu ăn ngày một trầm trọng, không tiền chăm sóc sức khỏe dẫn đến bệnh tật, đến nỗi phải cầm cố, sang bán đất để lo tiền thuốc than, trong khi đó người dân ở nông thôn thường đông con, cho nên tình trạng bỏ học cũng khá cao dẫn đến nguồn tri thức của huyện ngày càng cạn kiệt.

Nguyên nhân khác là do chính quyền địa phương còn thiếu nên không thể tiếp cận những nơi vùng sâu, vùng xa còn trong khi đó dân số ngày càng tăng cao hơn. Mặt

khác cũng do một số hộ gia đình không thích thú làm ăn, ham mê cờ bạc, rượu chè,…từ đó nghèo lại càng nghèo hơn làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác là do đa số hộ gia đình không cân đối chi tiêu, thiếu kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, không biết tận dụng nguồn lao động sẵn có và thay vì họ sử dụng vốn đúng mục đích thì họ đem nguồn vốn hỗ trợ để sử dụng vào nhu cầu hiện tại, có suy nghĩ cổ hữu là làm ngày nào ăn ngày ấy.

* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Huyện Vị Thủy thực hiện cho vay chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg ngày 16/4/2004 của Thủ Tướng Chính phủ kể từ năm 2007 NHCSXH Vị Thủy đã phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác và trung tâm nước sạch của huyện để triển khai thực hiện.

Trong 4 năm thực hiện, đơn vị đã giải ngân được 106 tỷ đồng, với 26.903 lượt hộ vay vốn. Đến 31/12/2011 dư nợ đạt 146.567 triệu đồng, với 16.603 hộ đang vay vốn, nhờ nguồn vốn tín dụng của chương trình đã giúp nông dân xây dựng được 2.777 công trình nước sạch và vệ sinh.

* Một số tồn tại của chương trình:

Huyện Vị Thủy là một huyện nông thôn, đa số người dân còn sử dụng nước sông để sinh hoạt, tuy nhiên hiện nay do nước sông bị ô nhiểm nặng, nhu cầu nước sạch trong dân là rất lớn mà nguồn vốn thì không đủ để đáp ứng.

Chưa phối hợp được giữa ngành No&PTNT với NHCSXH trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người vay để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; chưa xây dựng nhu cầu, thực trạng sử dụng nước sạch và ô nhiểm môi trường trên địa bàn huyện

* Cho vay xuất khẩu lao động: NHCSXH huyện Vị Thủy đã cho vay được

1.912 triệu đồng với 99 lao động đi xuất khẩu năm 2008, đến 31/12/2011 dư nợ còn

1.856 triệu đồng, với 96 hộ gia đình đang vay vốn, bình quân 1 hộ vay 19 triệu đồng. Lao động của huyện Vị Thủy thường không có trình độ, chủ yếu là lao động Phổ Thông, nên lao động chỉ xuất khẩu sang Thị trường Malaysia, người lao động thu nhập thấp, công việc bấp bênh, hiện tượng bỏ về nước chiếm trên 98%, còn lại thì thu nhập thấp, không đủ tiền để trả nợ ngân hàng.

Hiện tại, dư nợ tại NHCSXH huyện Vị Thủy đã quá hạn, không thể thu hồi được.

* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:

Đến 31/12/2011 dư nợ cho vay đạt 42.360 triệu đồng với 2.365 hộ vay vốn. Doanh số này tăng tương đương gấp 4 lần so với năm 2008, vốn vay này đã thực sự giúp cho hàng ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học vì không có tiền trang trải chi phí học tập.

* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn:

Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho các hộ gia đình nghèo tại vùng khó khăn vay ưu đãi để SXKD. Dư nợ đạt

615 triệu đồng cho 21 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 29triệu đồng.

* Cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

Theo Quyết định số 32/2007/ QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, thì những hộ gia đình vay ưu đãi với lãi suất bằng không, phải có thu nhập tối đa không quá 60.000 người/tháng và tài sản không quá 3 triệu đồng. Đến 31/12/2011 dư nợ đạt 19.791 triệu đồng, đã cho vay tới 1.094 hộ, mỗi hộ vay được 5 triệu đồng để chăn nuôi, mua dụng cụ sản xuất.

* Cho vay các hộ dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng Sông Cửu Long:

Thực hiện Theo QĐ số 74/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ NHCSXH

huyện đã giải quyết cho 137 hộ dân tộc thiểu số nghèo với dư nợ cuối năm 2011 là 973 triệu đồng.

* Cho vay nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg:

Đến năm 2011 thì NHCSXH huyện đã cùng với Mặt trận tổ quốc huyện xây được 304 căn nhà tình thương, với dư nợ là 4.104 triệu đồng.

* Cho vay thương nhân vùng khó khăn:

Chương trình này chỉ bắt đầu thực hiện từ năm 2009, với dư nợ là 115 triệu có 4 hộ vay, sang năm 2011 dư nợ tăng lên 615 triệu, có 21 hộ vay. Dư nợ chương trình này tăng rất thấp do nguồn vốn phân bổ ít.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)