khách hàng và ngân hàng
- Cấp trên cần xây dựng lề lối làm việc nghiêm túc cho tất cả nhân viên làm theo như: đi làm đúng giờ, trang phục chỉnh tề, làm việc đúng nguyên tắc, đối xử đúng mực với nhân viên, chí công vô tư, không phân biệt đối xử, không so sánh giữa các bộ
phận, v.v. luôn luôn quan tâm chăm lo và tạo cơ hội cho cán bộ, nhân viên; nâng cao trình độ chuyên môn, trao dồi thêm kiến thức. Đồng thời cũng nên quan tâm đến cuộc sống của nhân viên bởi vì họ luôn quan tâm tận tình trong công việc hơn là việc giải quyết các vấn đề thiết yếu của cuộc sống bản thân họ.
- Vì Ngân hàng chính sách là Ngân hàng phục vụ dân. Chính vì vậy mà từ cấp trên đến mỗi cán bộ, nhân viên của Ngân hàng phải có thái độ ôn hòa và tận tụy, không ngừng rèn luyện chuẩn mực đạo đức từ đó hình thành nên đạo đức nghề nghiệp của Ngân hàng phù hợp về tình và lý nhưng không vượt quá nguyên tắc và quy định cho phép.
- Và phải thể hiện được Ngân hàng là cầu nối giữa người dân với Ngân hàng, không phân biệt đối xử và không được phép có thái độ cáu gắt hay có cử chỉ làm việc chậm chạp, không nhiệt tình. Bởi vì đa số người dân vay vốn chủ yếu là người nghèo ít học, cũng bởi họ nghèo túng nên đã vay mượn dẫn đến nợ nần chồng chất. Do đó chúng ta làm việc chậm chạp thì dù cho người dân có vay được tiền thì việc sử dụng tiền vay cũng không mấy hiệu quả.
- Còn trong nội bộ thì phải biết rõ quyền hạn và nhiệm vụ của mình đến đâu? Cho nên không được phép tranh giành hơn thua lẫn nhau, không ham công tiếc việc mà phải biết quan tâm chia sẽ lẫn nhau đồng thời phải chú ý tính cách, ưu và nhược điểm của nhau để trở thành những đồng nghiệp tốt của nhau và có thể hoàn thành công việc tốt hơn.
- Cần xây dựng tinh thần đoàn kết và phải xác định mỗi người là một tế bào của sự sống, một thành viên trong gia đình, để có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.