Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 53 - 54)

Giá trị sản xuất (GO) trên địa bàn huyện theo giá thực tế năm 2010 là 2.180 tỷ đồng, mức tăng trưởng 1,63%; dự báo đến năm 2011 là 2.549 tăng trưởng là 1,69%; tăng trưởng bình quân 1,59% trong đó:

- Khu vực I: năm 2010 đạt 1.015 tỷ đồng, tăng trưởng 0,48%; dự báo đến năm 2011 là 1.047 tỷ đồng, tăng trưởng là 0,32%; tăng trưởng bình quân 0,50%.

- Khu vực II: năm 2010 đạt 437.667 triệu đồng, tăng trưởng là 3,44%; dự báo năm 2011 đạt 584.803 triệu đồng, tăng trưởng là 3,36%; tăng trưởng bình quân 3,40%.

- Khu vực III: năm 2010 đạt 728.967 triệu đồng, tăng trưởng là 2,53%; dự báo năm 2011 đạt 917.670 triệu đồng, tăng trưởng bình quân 2,59%.

Đây là mức tăng khá đối với một huyện có cơ cấu kinh tế chuyên về sản xuất nông nghiệp. Mặt khác do tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh. Vì vậy việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực II và khu vực III nhằm nâng cao tỷ trọng của các khu vực này là một yêu cầu cấp bách.

a/ Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Vị Thủy là huyện có tiềm năng và lợi thế phát triển nông, lâm và thủy sản cả trong hiện tại sắp tới, đây vẫn được xem là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù, mức độ đầu tư cho lĩnh vực này của huyện trong những năm qua còn chưa tương xứng nhưng do vận dụng, triển khai thực hiện tốt, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sát hợp với tình hình thực tế của địa phương và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nên sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng có sự chuyển biến tích cực. Năm 2005 – 2009, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện tăng trưởng ở mức khá cao 8,18%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 7,88%/năm, lâm nghiệp tăng 8,57%/năm và đặc biệt là thủy sản 17,7%/năm. Đây là một trong những thành tựu quan trọng đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hàng năm còn đóng góp khoảng 100.000 tấn lúa hàng hoá cho xuất khẩu, làm tăng thu nhập cho nông hộ từ đó số hộ nghèo giảm đáng kể từ khoảng 20% năm 2005 đến nay còn khoảng 10%.

b/ Thực trạng phát triển ngành Công nghiệp – Xây dựng:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2005- 2009) đạt 31,7%/năm, trong đó: Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng chậm ở mức 10,8%/năm và lĩnh vực xây dựng tăng nhanh ở mức 52,4%/năm.

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã được chú trọng phát triển. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do địa phương quản lý tăng cao 11,31%/năm , công nghiệp do trung ương và tỉnh quản lý tăng chậm 7,67%/năm, do đó tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do địa phương quản lý tăng từ 84,8% năm 2005 lên 86,8% năm 2009.

- Lĩnh vực xây dựng những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao bình quân trên 52, %/năm và tỷ trọng giá trị sản xuất tăng nhanh từ 28,7% năm 2005 lên 73,6% năm 2008. Các hoạt động chính tập trung vào lĩnh vực xây dựng là nhà làm việc công sở, trường học, trạm y tế và nhà ở dân cư; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là thuỷ lợi, giao thông, nước sạch và điện, v.v.

Dự báo, trong thời gian tới giá trị sản xuất của ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhất là các thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện được hình thành.

c/ Thực trạng phát triển ngành Thương mại - Dịch vụ:

Những năm gần đây, huyện đã chủ động thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp chợ trung tâm và hệ thống chợ xã, sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh của mạng lưới các đại lý cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, văn hoá phẩm, thực phẩm, cửa hàng bách hoá, thu mua nông sản. Năm 2005, toàn huyện có 01 chợ trung tâm tại thị trấn Nàng Mau và 04 chợ xã hoạt động thường xuyên, đến cuối năm 2009 có thêm 03 chợ xã đi vào hoạt động. Kết quả hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển, từng bước đảm nhận được một phần vai trò cầu nối giữa

sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung ứng hàng hoá tiêu dùng xã hội.

- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn huyện tăng từ 363 tỷ năm 2005 lên 606 tỷ, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 66%/năm.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 53 - 54)