- Nông nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất chủ lực của huyện và tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển. Tốc độ tăng bình quân VA ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2015 đạt 9,3%; giai đoạn 2010 – 2020 đạt 12,4%; và cả thời kỳ 2010– 2020 đạt 10,85 %/năm.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng dần tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp thời vụ cho lao động nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững.
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng có quy mô lớn như: vùng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn trái có thế mạnh của địa phương, tăng lợi nhuận nhờ lợi thế cạnh tranh; chuyển mạnh sang canh tác các loại cây rau màu nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng vòng quay của đất gắn với cải tạo chất lượng đất.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại gắn với cơ sở giết mổ tập trung, trong đó phát triển mạnh đàn trâu, bò, heo, khôi phục lại đàn gia cầm, từng bước nghiên cứu đưa các vật nuôi có giá trị kinh tế cao thay thế các vật nuôi truyền thống không còn hiệu quả về kinh tế.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, chú trọng phát triển các mô hình nuôi công nghiệp, chú trọng các con có thế mạnh và hiệu quả kinh tế cao như Cá rô đồng, cá tra, cá Thác lác, cá bống tượng..vv, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao kết hợp với công nghệ bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ giống nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản trên thị trường trong và ngoài nước.