Kết quả chính và đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của GIÁO VIÊN TRUỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ kỹ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – hàn QUỐC (Trang 63 - 113)

7. Kết cấu của luận văn

4.1 Kết quả chính và đóng góp của đề tài

4.1.1. Về các thang đo

Kết quả phân tích hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho phép điều chỉnh, hoàn thiện và hình thành các thang đo như sau:

Thang đo “Tính chất công việc” bao gồm 3 chỉ báo: 1) Dạy học làm tôi năng động hơn, 2) Khối lượng công việc của tôi là hợp lý và 3) Dạy học là công việc rất thú vị.

Thang đo “Sự công nhận và chế độ lương thưởng” gồm 6 chỉ báo: 1) Thành tích công tác của tôi luôn được nhà trường công nhận, 2) Thành tích công tác của tôi luôn được đồng nghiệp công nhận, 3) Chế độ khen thưởng của nhà trường phù hợp với thành tích của tôi, 4) Tôi được trả lương xứng đáng với khả năng của mình, 5) Nhà trường thực hiện chế độ tăng lương và phúc lợi thích đáng, và 6) Điều kiện làm việc tại trường là tốt.

Thang đo “Mối quan hệ với SV và quan điểm lãnh đạo” bao gồm 6 chỉ báo: 1) Sinh viên của tôi tôn trọng tôi như là một giảng viên, 2) Lãnh đạo nhà trường cho rằng giảng viên là tài sản quan trọng nhất của trường, 3) Lãnh đạo nhà trường có những quyết định sáng suốt, 4) Lãnh đạo nhà trường sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, 5) Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự hợp tác giữa các giảng viên, và 6) Lãnh đạo nhà trường hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải khi công tác

Thang đo “Mối quan hệ với đồng nghiệp” gồm 4 chỉ báo: 1) Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi làm việc tốt hơn, 2) Đồng nghiệp của tôi cung cấp những đề nghị hoặc phản hồi về việc dạy học của tôi, 3) Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng phát sinh trong hoạt động giảng dạy, 4) Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể về những vấn đề họ cùng chung đam mê.

Thang đo “MMứứcc đđộộ tthhỏỏaa mmããnn cchhuunngg”” bao gồm 3 chỉ báo: 1) Tôi không có ý định đổi việc, 2) Tôi tự hào về công việc hiện tại của tôi, và 3) Tôi thỏa mãn với môi trường làm việc hiện tại.

4.1.2. Về mô hình lý thuyết

Kết quả từ nghiên cứu định lượng hoàn toàn đủ độ tin cậy làm cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo (mẫu phân bổ hợp lý, các hệ số phù hợp thỏa mãn). Thông tin khoa học có được sau khi hoàn thành các bước phân tích định lượng:

- Giáo viên trong trường đều thỏa mãn về công việc hiện tại của mình, nhưng lại cho rằng lương chưa đủ so với nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Đặc biệt giáo viên ở khoa Điện công nghiệp có mức độ thỏa mãn thấp nhất.

- Tồn tại bốn nhân tố tác động đến mức độ thỏa mãn chung về công việc của tập thể Giáo viên trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc, tỉnh Nghệ An. Lãnh đạo nhà trường là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn của Giáo viên trong trường. Tiếp đến là bản thân công việc giảng dạy mang đến sự thỏa mãn cho Giáo viên. Đồng nghiệp và các chế độ lương thưởng tác động rất thấp đến mức độ thỏa mãn của Giáo viên trong trường.

- Các nhân tố “giới tính” và “đơn vị công tác” có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn về công việc của Giáo viên.

Kết hợp với việc khảo lại tình hình thực thế trên địa bàn nghiên cứu, tác giả có thêm một vài thông tin bổ sung:

- Lý do giáo viên Nam ít thỏa mãn hơn giáo viên nữ: do bản thân những Nam giáo viên luôn có những kỳ vọng cao hơn Nữ về công việc, thu nhập, sự thăng tiến…… Mặt khác số lượng giáo viên Nam lại gấp đôi Nữ (70-30%).

- Giáo viên ở khoa Điện công nghiệp có mức độ thỏa mãn thấp nhất do: nhận thức của một số giáo viên chưa đầy đủ, đội ngũ cán bộ quản lý khoa còn có những mặt hạn chế, chưa phát huy hết năng lực giáo viên, chưa khai thác cơ sở vật chất để đào tạo dịch vụ nên thu nhập chưa cao.

4.2. Các kiến nghị nâng cao sự thỏa mãn về công việc cho giáo viên

Nhằm tăng mực độ thỏa mãn về công việc của tập thể giáo viên trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc đồng thời tăng cường sự gắng kết với công việc, trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một vài chính sách như sau:

- Tăng thu nhập cho giáo viên trong trường: Để tăng thu nhập cho giáo viên thì cần phải quan tâm phát triển đào tạo gắn với dịch vụ như thực tập gắn với sản phẩm - nhận hợp đồng các đơn hàng ở ngoài vào và tổ chức sản xuất tạo nguồn thu, sử dụng vật tư thực tập sản xuất các sản phẩm bán ra thị trường. Mở xưởng dịch vụ sửa chữa cho khách hàng. Tăng cường liên kết với các trường đại học để đào tạo các lớp cao học, đại học tại chức, đào tạo liên thông, đào tạo ngắn hạn tại trường và các trung tâm dạy nghề trong tỉnh. Nguồn thu được trừ chi phí còn lại phân bổ một phần cho giáo viên các khoa, một phần trích lại trường để tái đầu tư.

- Cách ứng xử của Giáo viên và Lãnh đạo: Giáo viên cần có nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn của mình đầy đủ hơn, còn lãnh đạo cần có cách nhìn khách quan hơn về công việc để ứng xử cho phù hợp.

- Bản thân mỗi Giáo viên cần chú ý: Công việc của giáo viên luôn phải đổi mới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ yếu về mọi mặt thì phải chuyển công việc khác.

- Đề nghị nhà nước hoàn thiện thể chế dạy nghề nhất là cơ chế tài chính. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề và pháp luật có liên quan ( Bộ luật lao động, Luật giáp dục, Luật dạy nghề, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư...). Sũa đổi bổ sung các chính sách, như chính sách tài chính, chính sách khuyến khích, đảm bảo lợi ích đối với người dạy nghề (tiền lương, vinh danh...). Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp. Khuyến khích các trường trong nước hợp tác với các trường đào tạo nghề của các nước phát triển về trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.

- Địa phương, cơ quan chủ quản cần tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường về đào tạo, tổ chức, nhân sự và tài chính. Tranh thủ các nguồn vốn ODA đầu tư phát triển dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về dạy nghề. Xây dựng cơ chế chính sách mở để thu hút nhân tài về địa phương trong các lĩnh vực nói chung và dạy nghề nói riêng.

- Đối với lãnh đạo nhà trường phải thiết lập tính thống nhất về mục đích và phương hướng của nhà trường, tạo ra môi trường bên trong thuận lợi cho đội ngũ giáo viên và mọi người có thể tham gia đầy đủ vào việc đạt được mục tiêu của nhà trường.

Quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của giáo viên. Tạo ra môi trường và nuôi dưỡng những giá trị chung, những chuẩn mực đẹp đẽ và đạo đức ở tất cả các cấp trong nhà trường. Tạo lập lòng tin và xoá bỏ e ngại. Cung cấp mọi nguồn lực, sự đào tạo và tự do cần thiết để hành động có trách nhiệm và cộng đồng trách nhiệm. Động viên tình cảm, khuyến khích và ghi nhận những đóng góp của giáo viên. Nâng cao năng lực, trách nhiệm để mỗi giáo viên đều hiểu được tầm quan trọng của sự đóng góp và vai trò của giáo viên trong nhà trường.

4.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những mặt được, nghiên cứu tồn tại một vài hạn chế: (i) mẫu nhỏ (chưa thực sự đạt yêu cầu) – do điều kiện khách quan; (ii) đây là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu, nên những đáp viên chưa thực sự hiểu hết công việc cần phải làm khi trả lời bảng câu hỏi, dẫn đến tình trạng khá nhiều mục hỏi không phù hợp đã phải loại ra khỏi mô hình. Do đặc điểm chuyên biệt của phạm vi nghiên cứu, mô hình nghiên cứu thiếu yếu tố “đâu ra” cũng là một trong những yếu tố tác động đến biến mục tiêu.

Trên cơ sở những mặt đạt được và hạn chế của đề tài, người nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp tiếp theo sẽ triển khai nội dung này tại một số địa bàn khác nhằm kiểm định tính ổn định của thang đo.

4.4 Kết luận

Luận văn đã thể hiện logic và rõ ràng quá trình nghiên cứu về "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của giáo viên Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc". Trong luận văn tác giả đã trình bày căn cứ, mục tiêu của đề tài và các công trình nghiên cứu liên quan. Tác giả đã thực hiện hệ thống lý thuyết và các nghiên cứu trước để đề ra mô hình nghiên cứu đề nghị một cách cẩn thận và chính xác. Dữ liệu được thu thập cẩn thận và thực hiện chọn lọc kỹ càng trước khi đưa vào phân tích. Công cụ phân tích được sử dụng là phù hợp và hiệu quả với mục tiêu đề ra của đề tài. Các kết luận rõ ràng, các chính sách đề nghị có căn cứ vào kết quả nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo thường niên của trường Cao đẳng Nghề Việt Nam – Hàn Quốc.

Best Edith Elizabeth (2006) Job satisfaction of teachers in Krishna primary anh secondary schools, Un5ersity of North Carolina at Chapel Hill.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo “chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” – Nhà xuất bản Thống kê.

Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”, NXB Lao động Xã hộ2.

Nguyễn Văn Thuận (2010) “Đo lường sự thỏa mãn của giảng viên trường Cao đẳng

Cộng đồng BÀ RỊA – VŨNG TÀU” – luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

Saeed Karimi (2006), Factors Affecting Job Satisfaction of Faculty Members of Bu-Ali

Sina Un5ersity, Hamedan, Iran

Viện Ngôn Ngữ (2002) “Từ điển tiếng Việt phổ thông”. NXB TP. Hồ Chí Minh.

Wallace D. Boeve(2007), A National Study of Job Satisfaction factors among faculty

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Kịch bản thảo luận nhóm

Xin chào Thầy/Cô….

Tôi đang tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của quý Thầy/Cô về các yếu tố hài lòng công việc tại trường. Tôi rất mong nhận được ý kiến và nhận xét của các Thầy/Cô theo nội dung dưới đây. Những đóng góp của Thầy/Cô không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu giúp Tôi hoàn thiện việc đo lường mức độ hài lòng đối với công việc của giảng viên nhà trường một cách tốt nhất.

 Theo quan điểm của Thầy/Cô khi nói đến sự hài lòng đối với công việc của giảng viên thì những yếu tố nào là có ảnh hưởng? Vì sao?

 Xin Thầy/Cô cho ý kiến những điểm cần bổ sung/chỉnh sửa/loại bỏ đối với gợi ý dưới đây của Tôi về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên.

Tính chất công việc

1. Dạy học làm tôi sáng tạo hơn

2. Tôi không có sự lựa chọn trong những hành động của mình 3. Khối lượng công việc của tôi là hợp lý

4. Tôi thường xuyên nhận được ý kiến phê bình về công việc của mình 5. Dạy học là công việc rất thú vị

6. Dạy học là công việc thách thức

Cơ hội thăng tiến và sự công nhận

1. Thành tích công tác của tôi luôn được công nhận 2. Tôi luôn có cơ hội để phát triển kỹ năng mới

3. Tôi thấy có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp khi công tác tại trường

4. Việc thực hiện tiêu chuẩn đề bạt là minh bạch và công bằng giữa các giảng viên

Đặc điểm sinh viên

1. Tôi hòa hợp được với sinh viên của mình 2. Sinh viên quan tâm đến những gì tôi giảng dạy 3. Sinh viên của tôi tôn trọng tôi như là một giáo viên

Đặc điểm lãnh đạo

1. Lãnh đạo nhà trường cho rằng giảng viên là tài sản quan trọng nhất của trường 2. Lãnh đạo nhà trường có những quyết định sáng suốt

3. Lãnh đạo nhà trường sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp 4. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự hợp tác giữa các giảng viên

5. Lãnh đạo nhà trường hiểu các khó khăn mà giảng viên gặp phải khi công tác 6. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và luôn cải tiến 7. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích việc đóng góp ý kiến và đề nghị

Quan hệ đồng nghiệp

1. Tôi hòa hợp được với những đồng nghiệp

2. Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi làm việc tốt hơn

3. Đồng nghiệp của tôi cung cấp những đề nghị hoặc phản hồi về việc dạy học của tôi.

4. Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng phát sinh trong hoạt động giảng dạy.

5. Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể về những vấn đề họ cùng chung đam mê

Lương và phúc lợi

1. Lương của giảng viên là không đủ sống

2. Tôi được trả lương xứng đáng với khả năng của mình

3. Nhà trường thực hiện chế độ tăng lương và phúc lợi thích đáng

4. Lương của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở trường học khác

Điều kiện làm việc

1. Điều kiện làm việc trong trường của tôi là tốt

2. Điều kiện làm việc trong trường của tôi rất thoải mái 3. Tôi hài lòng với vị trí của trường

4. Các trang thiết bị tại trường học của tôi là đủ

Chính sách và quản lý

1. Các chính sách và quy chế của nhà trường là hợp lý với các giảng viên 2. Nhà trường phổ biến rõ mục tiêu và chiến lược cho các giảng viên 3. Việc quản lý trong trường truyền đạt các chính sách tốt

4. Nhà trường giải quyết các khiếu nại của giảng viên một cách nhanh chóng và hiệu quả

Sự hài lòng chung

1. Nhìn chung, Thầy/Cô vui lòng cho biết mức độ hài lòng đối với công việc của mình tại trường.

2. Thầy/Cô còn thấy yếu tố nào khác mà Thầy/Cô cho là có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc nữa không? Vì sao?

3. Việc phân chia các đặc điểm về nhân khẩu học để thu thập thông tin cá nhân như dưới đây Thầy/Cô có ý kiến gì khác không

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI

Nhằm khảo sát mức độ thỏa mãn về công việc của toàn thể CBCNV trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Nghệ An, chúng tôi rất mong sự hợp tác của các bạn bằng việc hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây:

1- Giới tính của bạn: 1- Nam 2- Nữ

2- Tuổi:………

3- Bạn có gia đình chưa: 1- Có 2- Chưa

4- Văn bằng cao nhất của bạn: 1- Đại học 2- Thạc sĩ 3- Tiến sĩ 4- Khác 5- Bạn công tác tại trường được bao nhiêu năm:……… 6- Bạn là GV khoa nào trong trường:

1- Khoa Điện tử 5- Khoa Cắt gọt kim loại 2- Khoa Công nghệ thông tin 6- Khoa Hàn và đường ống

3- Khoa Điện công nghiệp 7- Khoa Cơ bản 4- Khoa Công nghệ ô tô 8- Khoa Kinh tế 7- Chức vụ bạn đang đảm nhận:

1- Trưởng khoa 3- Trưởng bộ môn 2- Phó khoa 4- Phó bộ môn

8- Bạn tự đánh giá những câu hỏi trong bảng dưới đây bằng cách đánh dấn vào mức độ cảm nhận của bạn: Mức độ đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của GIÁO VIÊN TRUỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ kỹ THUẬT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM – hàn QUỐC (Trang 63 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)